Hợp đồng cầm cố là gì

Cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật là một hình thức đảm bảo để thực hiện nghĩa vụ, theo đó bên cầm cố giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia [bên nhận cầm cố] để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

1. Luật sư tư vấn về hợp đồng cầm cố tài sản

Bên cạnh các hình thức bảo đảm khác như thế chấp tài sản, ký quỹ, đặt cọc, tín chấp, bảo lãnh…thì hợp đồng cầm cố là hợp đồng được nhiều người lựa chọn thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên, các hoạt động liên quan đến cầm cố tài sản thường chưa được áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật.

Trên thực tế, công ty Luật Minh Gia nhận thấy có rất nhiều trường hợp các bên giao kết hợp đồng cầm cố tài sản không phù hợp với quy định của định của pháp luật, dễ đẫn đến các trường hợp có tranh chấp và gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Do đó, để tránh các rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện cầm cố tài sản, bạn nên nắm rõ các quy định của pháp luật về vấn đề này. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hình thức gửi Email tư vấn hoặc gọi tới số Hotline 1900.6169 để được đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ về các vấn đề liên quan.

2. Quy định về cầm cố tài sản

Vấn đề cầm cố tài sản được quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự hiện hành với các nội dung cụ thể như sau:

Quy định về Cầm cố tài sản

Hình thức cầm cố tài sản: Việc cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính.

Hiệu lực của cầm cố tài sản: Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố.

Thời hạn cầm cố tài sản: Thời hạn cầm cố tài sản do các bên thoả thuận. Trong trường hợp không có thoả thuận thì thời hạn cầm cố được tính cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố.

Nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản

Bên cầm cố tài sản có các nghĩa vụ sau đây:

+   Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thoả thuận;

+   Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trong trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền huỷ hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố;

+   Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Quyền của bên cầm cố tài sản

Bên cầm cố tài sản có các quyền sau đây:

+   Yêu cầu bên nhận cầm cố đình chỉ việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 333 của Bộ luật Dân sự 2005, nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;

+   Được bán tài sản cầm cố, nếu được bên nhận cầm cố đồng ý;

+   Được thay thế tài sản cầm cố bằng một tài sản khác nếu có thỏa thuận;

+   Yêu cầu bên nhận cầm cố giữ tài sản cầm cố trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt;

+   Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.

Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản

Bên nhận cầm cố tài sản có các nghĩa vụ sau đây:

+   Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố;

+   Không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố; không được đem tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác;

+   Không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu không được bên cầm cố đồng ý;

+   Trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

Quyền của bên nhận cầm cố tài sản

Bên nhận cầm cố tài sản có các quyền sau đây:

+   Yêu cầu người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó;

+   Yêu cầu xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ;

+   Được khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thoả thuận;

+   Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.

Cầm cố nhiều tài sản

Trong trường hợp cầm cố nhiều tài sản để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ dân sự thì mỗi tài sản được xác định bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận mỗi tài sản bảo đảm thực hiện một phần nghĩa vụ. 

Huỷ bỏ việc cầm cố tài sản

Việc cầm cố tài sản có thể bị huỷ bỏ, nếu được bên nhận cầm cố đồng ý.

Xử lý tài sản cầm cố

Trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng thoả thuận thì tài sản cầm cố được xử lý theo phương thức do các bên đã thoả thuận hoặc được bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ. Bên nhận cầm cố được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản cầm cố. 

Xử lý tài sản cầm cố trong trường hợp có nhiều tài sản cầm cố

Trong trường hợp tài sản được dùng để cầm cố có nhiều vật thì bên nhận cầm cố được chọn tài sản cụ thể để xử lý, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Bên nhận cầm cố chỉ được xử lý số tài sản cần thiết tương ứng với giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm; nếu xử lý quá số tài sản cần thiết và gây ra thiệt hại cho bên cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.

Thanh toán tiền bán tài sản cầm cố

Tiền bán tài sản cầm cố được sử dụng để thanh toán nghĩa vụ cho bên nhận cầm cố sau khi trừ chi phí bảo quản, bán tài sản và các chi phí cần thiết khác có liên quan để xử lý tài sản cầm cố; trong trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm là khoản vay thì thanh toán cho bên nhận cầm cố theo thứ tự nợ gốc, lãi, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại nếu có; nếu tiền bán còn thừa thì phải trả lại cho bên cầm cố; nếu tiền bán còn thiếu thì bên cầm cố phải trả tiếp phần còn thiếu đó.

Chấm dứt cầm cố tài sản

Việc cầm cố tài sản chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

+   Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt;

+   Việc cầm cố tài sản được huỷ bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;

+   Tài sản cầm cố đã được xử lý;

+   Theo thoả thuận của các bên.

Trả lại tài sản cầm cố

Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 339 của Bộ luật Dân sự 2005 thì tài sản cầm cố, giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu được trả lại cho bên cầm cố. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, nếu không có thoả thuận khác.

Như vậy, việc cầm cố tài sản thường được đặt ra bên cạnh một hợp đồng dân sự nhưng cũng có thể được đặt bên cạnh một nghĩa vụ ngoài hợp đồng. Trong mọi trường hợp, cầm cố tài sản đều là sự thỏa thuận từ các bên về tài sản và nghĩa vụ của các bên, bên có nghĩa vụ phải giao cho bên có quyền một tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo nghĩa vụ dân sự.

Trân trọng !
P. Luật sư tranh tụng - Công ty Luật Minh Gia

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, sự hội nhập giữa các quốc gia, việc mở rộng kinh doanh, đầu tư cả trong và ngoài nước đang ngày một đi lên. Sự giới hạn của nguồn vốn sẵn có và tài sản cá nhân để đưa vào kinh doanh là nguyên nhân khiến cho nhu cầu vay vốn ngày một  trở nên phổ biến, nhờ vào đó các dịch vụ ngân hàng cũng ngày một phát triển. Để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán của bên vay, các ngân hàng thường áp dụng các biện pháp bảo đảm, trong đó Cầm cố tài sản là một biện pháp đang chiếm ưu thế. Vậy để tìm hiểu rõ hơn về cầm cố tài sản và các quy định của pháp luật về hợp đồng cầm cố tài sản, Luật Dương Gia dựa trên những căn cứ, quy định của pháp luật xin đưa ra ý kiến tư vấn cụ thể như sau:

 Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1. Cầm cố tài sản là gì?

Cầm cố tài sản là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thanh toán của bên vay. Cụ thể, cầm cố tài sản là việc một bên[sau đây gọi chung là bên cầm cố] giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia [sau đây gọi chung là bên nhận cầm cố] nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Khái niệm này được quy định cụ thể tại Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015.

Thứ hai, về quyền và nghĩa vụ của các bên:

– Bên cầm cố:

+ Quyền của bên cầm cố được quy định như sau:

  • Trong trường hợp có căn cứ cho rằng việc sử dụng tài sản cầm cố của bên nhận cầm cố có thể hoặc đã dẫn đến tình trạng tài sản cầm cố bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị, gây ảnh hưởng xấu cho tài sản cầm cố thì bên cầm có quyền yêu cầu bên nhận cầm cố dừng lại việc sử dụng tài sản cầm cố. Bên cạnh đó, cùng với việc chấm dứt nghĩa vụ cầm cố, bên nhận cầm cố phải trả lại tài sản cầm cố cho bên cầm cố và các giấy tờ, tài liệu có liên quan đã giao nộp.
  • Để bảo vệ quyền lợi của bên cầm cố đối với các tài sản được cầm cố, luật pháp quy định bên cầm cố có quyền yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường những tổn thất, thiệt hại phát sinh đối với tài sản cầm cố.
  • Ngay cả khi tài sản đang cầm cố, bên cầm cố vẫn có thể thực hiện việc bán, trao đổi, tặng cho, chuyển nhượng, thay thế tài sản cầm cố đó với điều kiện phải thông báo cho bên nhận cầm cố biết về việc này và được bên nhận cầm cố đồng ý, cho phép hoặc cũng có thể tùy thuộc theo quy định của pháp luật.

+ Nghĩa vụ của bên cầm cố:

  • Trong quá trình cầm cố tài sản, bên cầm cố có nghĩa vụ giao tài sản cầm cố và các giấy tờ khác hợp pháp có liên quan theo yêu cầu hoặc theo quy định của pháp luật, việc giao nhận phải được thực hiện theo đúng thỏa thuận về hình thức và thời gian, không gian.
  • Trong trường hợp có người thứ ba có quyền lợi liên quan đến tài sản cầm cố, bên cầm cố có trách nhiệm phải thông báo cho bên nhận cầm cố biết về sự tồn tại quyền lợi của người thứ ba này; nếu trên thực tế có sự tồn tại quyền lợi của người thứ ba nhưng bên cầm cố cố tình che giấu, không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu hủy bỏ hợp đồng cầm cố tài sản, chấm dứt nghĩa vụ giữa các bên và yêu cầu bồi thường thiệt hại, tổn thất hoặc tiếp tục lựa chọn duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba.
  • Bên cầm cố có trách nhiệm chi trả, thanh toán những chi phí hợp lý cho bên nhận cầm cố trong việc bảo quản, gìn giữ tài sản cầm cố theo như các bên đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

– Đối với bên nhận cầm cố:

+ Quyền lợi của bên nhận cầm cố:

Xem thêm: Nghĩa vụ nợ cầm cố thế chấp là gì? Tìm hiểu về nghĩa vụ nợ cầm cố thế chấp

  • Để đảm bảo quyền lợi của bên nhận cầm cố và người chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản cầm cố, pháp luật quy định bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu đối tượng đang có hành vi chiếm hữu, chiếm đoạt, sử dụng tài sản cầm cố bất hợp pháp trả lại tài sản đó.
  • Khi chấm dứt nghĩa vụ cầm cố, bên nhận cầm cố có quyền xử lý tài sản cầm cố như đã thỏa thuận hoặc theo luật định.
  • Nếu các bên đã thỏa thuận, bên nhận cầm cố có quyền phát sinh đối với tài sản cầm cố cụ thể như hoạt động cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng hoặc hưởng những hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản cầm cố.
  • Bên nhận cầm cố có quyền được chi trả, thanh toán những khoản tiền hợp lí cho việc bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản đó.

+ Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố: cũng như bên cầm cố, bên nhận cầm cố cũng có những nghĩa vụ, trách nhiệm phải đảm bảo thực hiện khi nhận cầm cố tài sản:

  • Bên nhận cầm cố có nghĩa vụ phải gìn giữ, có trách nhiệm đối với tài sản cầm cố trong thời gian cầm cố, nếu để xảy ra tình trạng làm hỏng, mất mát tài sản cầm cố cố thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và bồi thường tổn thất đó.
  • Đối với tài sản cầm cố, khi được bên cầm cố chấp thuận, bên nhận cầm cố chỉ có quyền hưởng các hoa lợi, lợi tức, không được dùng tài sản cầm cố để thực hiện các nghĩa vụ bảo đảm khác hoặc hoạt động kinh doanh trừ trường hợp có sự thỏa thuận rõ ràng giữa bên nhận cầm cố và bên cầm cố.
  • Ngay từ thời điểm nghĩa vụ được bảo đảm bằng tài sản cầm cố đã kết thúc, hoặc có sự thỏa thuận về việc thay đổi sang biện pháp bảo đảm khác, bên nhận cầm cố phải trả lại tài sản cầm cố, đảm bảo không bị hỏng hóc, hư hại hoặc nếu có thì phải bồi thường.

Thứ ba, về hiệu lực của cầm cố tài sản:

– Ngoài những trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, mọi hợp đồng giao kết đều được xem là có hiệu lực từ thời điểm hợp đồng được các bên giao kết.

–  Về hiệu lực đối kháng với người thứ ba: thông thường, thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng của cầm cố tài sản được quy định là từ thời điểm tài sản được đưa ra cầm cố thuộc về quyền giữ, quản lí của bên cầm cố. Riêng với trường hợp tài sản cầm cố là bất động sản thì có sự quy định khác biệt, thời điểm phát sinh hiệu lực là từ thời điểm đăng ký.

Thứ tư, chấm dứt cầm cố tài sản và trả lại tài sản cầm cố:

– Cầm cố tài sản chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt,

+ Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác,

Xem thêm: Tỉ lệ đảm bảo trả nợ bằng tài sản là gì? Đặc điểm và công thức tính

+ Tài sản cầm cố đã được xử lý,

+ Chấm dứt theo sự thỏa thuận của các bên.

– Khi chấm dứt cầm cố tài sản theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 315 của Bộ luật Dân sự 2015 hoặc theo thỏa thuận giữa các bên thì bên nhận cầm cố trả lại lại tài sản cầm cố và các giấy tờ có liên quan đến tài sản cầm cố đó. Ngoài ra, hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật quy định khác.

Thứ năm, quy định của pháp luật về hợp đồng cầm cố tài sản. Hợp đồng cầm cố tài sản cũng có những điểm tương tự như các loại hợp đồng thông dụng khác. Hợp đồng cầm cố tài sản bao gồm những nội dung sau đây:

1. Tên hợp đồng: HỢP ĐỒNG CẦM CỐ TÀI SẢN

Địa điểm công chứng: Tại phòng công chứng số… hoặc trường hợp việc công chứng được thực hiện ngoài trụ sở thì ghi địa điểm thực hiện công chứng và phòng công chứng.

2. Các bên tham gia hợp đồng bao gồm:

– Bên cầm cố [BÊN A]:

Xem thêm: Các phương thức, hình thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp

+ Nếu chủ thể là cá nhân thì cần có những thông tin sau: Họ tên; ngày tháng năm sinh; số CMT nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, thời gian cấp và nơi cấp; hộ khẩu thường trú.

+ Nếu chủ thể là hộ gia đình: Họ và tên chủ hộ, ngày tháng năm sinh của chủ hộ; số CMT nhân dân, thẻ căn cước công dân, ngày cấp và nơi cấp; hộ khẩu thường trú; họ và tên các thành viên của hộ gia đình, ngày tháng năm sinh; số CMT nhân dân, ngày cấp, nơi cấp và hộ khẩu thường trú của thành viên trong hộ gia đình.

+ Nếu chủ thể là tổ chức thì cần có những thông tin như: Tên tổ chức; trụ sở; quyết định thành lập số; giấy đăng kí kinh doanh số; số Fax; số điện thoại; họ tên, ngày tháng năm sinh người đại diện; chức vụ của người đại diện; số CMT nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, ngày cấp và nơi cấp; giấy ủy quyền số… do… lập.

– Bên nhận cầm cố [BÊN B]: có thể chọn trong những chủ thể đã nêu trên.

Sau khi đàm phán, trao đổi, hai bên đi đến thỏa thuận gồm các nội dung như:

3. Nghĩa vụ được đảm bảo:

– BÊN A đồng ý cầm cố tài sản của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ

– BÊN B cho BÊN A vay tiền, số tiền được nêu cụ thể trong hợp đồng.

Xem thêm: Cầm giữ tài sản là gì? Phân biệt cầm cố tài sản và cầm giữ tài sản?

4. Tài sản cầm cố

5. Giá trị của tài sản cầm cố

6. Quyền và nghĩa vụ của các bên, trong đó:

– BÊN A có nghĩa vụ:

+ Giao tài sản cầm cố đã thỏa thuận cho BÊN B, nếu có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản cầm cố thì phải giao cho BÊN B bản gốc giấy tờ này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

+ BÊN A có trách nhiệm phải Báo cho BÊN B về quyền và nghĩa vụ của người thứ ba đối với tài sản cầm cố [nếu có];

+ Đăng kí việc cầm cố nếu tài sản cầm cố thuộc trường hợp phải đăng kí quyền sở hữu theo quy định của pháp luật;

+ Thanh toán cho BÊN B những chi phí cần thiết để giữ gìn, bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

Xem thêm: Có được cầm cố giấy tờ cá nhân, giấy tờ tùy thân không?

+ Trong trường hợp BÊN A vẫn giữ tài sản cầm cố thì phải bảo quản, không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê hoặc cho mượn mà chỉ được sử dụng nếu được sự đồng ý của BÊN B; nếu do việc sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị, thì BÊN A không được tiếp tục sử dụng theo yêu cầu của BÊN B;

–  Quyền của bên A:

+ BÊN A có quyền yêu cầu BÊN B đình chỉ việc sử dụng tài sản cầm cố nếu việc sử dụng tài sản cầm cố khiến tài sản bị mất giá trị hoặc giảm giá trị;

+ Yêu cầu BÊN B hoặc người thứ ba giữ tài sản cầm cố hoàn trả tài sản cầm cố sau khi nghĩa vụ cầm cố được thực hiện; nếu BÊN B chỉ nhận giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản cầm cố thì BÊN A yêu cầu hoàn trả giấy tờ đó;

+ Yêu cầu BÊN B giữ tài sản cầm cố hoặc người thứ ba giữ tài sản cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố hoặc các giấy tờ có liên quan về tài sản cầm cố.

– Quyền của BÊN B:

+ BÊN B có quyền yêu cầu hoàn trả lại tài sản cầm cố nếu trong trường hợp có người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố đó;

+ Nếu tài sản cầm cố phải đăng kí quyền sở hữu theo quy định của pháp luật, BÊN B có quyền yêu cầu BÊN A thực hiện đăng kí việc cầm cố;

Xem thêm: Mẫu hợp đồng cầm cố tài sản, cầm cố đất đai, cầm cố xe mới nhất

+ Nếu BÊN A không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, đủ nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, BÊN B có quyền yêu cầu xử lí tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

+ Được phép khai thác công dụng của tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố nếu hai bên đã có thỏa thuận;

+ Khi BÊN B trả lại tài sản cầm cố cho BÊN A sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thì được thanh toán chi phí hợp lí cho việc bảo quản tài sản cầm cố.

– Nghĩa vụ của BÊN B:

+ BÊN B có nghĩa vụ giữ gìn, bảo quản tài sản cầm cố và các giấy tờ về tài sản cầm cố, nếu xảy ra trường hợp BÊN B làm mất, làm hư hỏng thì phải bồi thường thiệt hại cho BÊN A;

+ BÊN B không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn hoặc dùng tài sản cầm cố để đảm bảo cho nghĩa vụ khác;

+ Không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi lợi tức từ tài sản cầm cố nếu không có sự thỏa thuận trước và không có sự đồng ý của BÊN A;

+ Khi nghĩa vụ bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác, BÊN B trả lại tài sản cầm cố và các giấy tờ có liên quan về tài sản cầm cố.

Xem thêm: Các tài sản được phép cầm cố? Xử lý tài sản cầm cố như thế nào?

7. Quy định về bên thực hiện việc nộp lệ phí công chứng.

8. Xử lí tài sản cầm cố.

9. Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng.

Trong quá trình hai bên thực hiện hợp đồng, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thỏa thuận giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của đối phương; trong trường hợp không thỏa thuận được, thì một trong hai bên có quyền yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

10. Cam đoan, cam kết của các bên.

11. Điều khoản cuối cùng.

12. Chữ kí của hai bên.

– Hợp đồng cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật, hợp đồng lập thành hai bản, mỗi bản do một bên giữ và phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Cầm cố xe đi mượn chịu trách nhiệm như thế nào?

Trên đây là những nội dung cụ thể về cầm cố tài sản hi vọng có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn và giải đáp được những thắc mắc về loại hợp đồng này. Nếu có bất kỳ vấn đề gì vướng mắc hãy liên hệ với Luật Dương Gia để được giải đáp nhanh nhất và chính xác nhất.

2. Trách nhiệm của bên cầm cố tài sản khi tài sản cầm cố bị mất

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 163/2006/NĐ – CP về giao dịch bảo đảm quy định về trách nhiệm của bên nhận cầm cố tài sản trong trường hợp tài sản cầm cố bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị, đó là:

Trong trường hợp tài sản cầm cố là vật có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thì bên nhận cầm cố đang giữ tài sản đó phải thông báo cho bên cầm cố và yêu cầu bên cầm cố cho biết cách giải quyết trong một thời hạn nhất định, nếu hết thời hạn đó mà bên cầm cố không trả lời thì bên nhận cầm cố thực hiện biện pháp cần thiết để ngăn chặn. Tức là, bên cầm cố do gặp khó khăn nên phải mang tài sản đi cầm cố nhưng việc cầm cố này sẽ được thỏa thuận trong một khoảng thời gian nhất định, mặt khác cũng thỏa  thuận về trường hợp nếu không có khả năng thanh toán tiền để nhận lại tài sản mà bên nhận cầm cố đã thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để nhằm đảm bảo số tiền mà mình bỏ ra để nhận cầm cố tài sản. Ví dụ: A cầm cố chiếc xe máy cho hiệu cầm đồ B. Khi cầm cố hai bên thỏa thuận với nhau về giá cả, đồng thời thỏa thuận với nhau về thời hạn nhận lại tài sản là sau một tháng kể từ ngày cầm cố thì người cầm cố sẽ thanh toán tiền cho hiệu cầm đồ B để nhận lại xe, nếu trong trường hợp A không có khả năng thanh toán để nhận lại xe khi thời hạn đã đến thì hiệu cầm đồ B có quyền quyết định đối với  tài sản của A, hiệu cầm đồ B có quyền định đoạt đối với tài sản này như bán… để đảm bảo về nghĩa vụ mà lẽ ra A phải thực hiện.

Bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu bên cầm cố thanh toán các chi phí hợp lý, nếu bên nhận cầm cố không có lỗi trong việc xảy ra nguy cơ đó.

Trường hợp tài sản cầm cố bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị do lỗi của bên nhận cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố. Trong trường hợp bên cầm cố cầm cố tài sản tại của hàng của bên nhận cầm cố mà bên nhận cầm cố làm mất tài sản hoặc làm tổn thất, hư hỏng thì bên nhận cầm cố phải chịu trách đối với bên cầm cố như đền bù tài sản hoặc là thanh toán khoản tiền trị giá tương đương. Ví dụ: A cầm cố xe máy tại của hàng cầm cố tài sản B với thời hạn là một tháng. Nhưng bên nhận cầm cố B lại làm mất chiếc xe máy đo nên khi bên cầm cố đến để lấy lại tài sản thì không còn. Trong trường hợp này thì bên nhận cầm cô B phải tìm xe cho bên cầm cố, hoặc trả lại khoản tiền tương đương với giá trị của chiếc xe cho bên cầm cố.

Trong trường hợp tài sản cầm cố là vật do người thứ ba giữ mà có nguy cơ bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thì quyền và nghĩa vụ giữa người thứ ba và bên nhận cầm cố được thực hiện theo hợp đồng gửi giữ tài sản.

Bên nhận cầm cố không phải chịu trách nhiệm về những tài sản hao mòn tự nhiên.

3. Bên nhận cầm cố tài sản có được tự ý bán tài sản cầm cố?

Tóm tắt câu hỏi: 

Xem thêm: Tư vấn mượn sổ đỏ rồi mang đi cầm cố bị xử lý thế nào?

Công ty cho em hỏi: Bây giờ em cắm 1 chiếc xe máy cho một người. Hiện tại người này đã bán mất chiếc xe của em. Bây giờ em phải làm như thế nào để lấy lại được xe? Xe giấy tờ chính chủ mang tên em.

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 332 “Bộ luật dân sự 2015” quy định nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản như sau:

– Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố;

Không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố; không được đem tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác;

– Không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu không được bên cầm cố đồng ý;

– Trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

Điều 18 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định trách nhiệm của bên nhận cầm cố trong trường hợp bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố, đem tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác như sau:

“1. Trường hợp bên nhận cầm cố bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố, đem tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác trái với quy định tại khoản 2 Điều 332 Bộ luật Dân sự thì bên cầm cố có quyền đòi lại tài sản đó và yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra; bên cầm cố không có quyền đòi lại tài sản trong các trường hợp sau đây:

a] Bên mua, bên nhận trao đổi, bên được tặng cho được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 247 Bộ luật Dân sự;

b] Bên mua, bên nhận trao đổi tài sản cầm cố là động sản không thuộc diện phải đăng ký quyền sở hữu và ngay tình theo quy định tại Điều 257 Bộ luật Dân sự.

2. Trong trường hợp bên cầm cố không có quyền đòi lại tài sản từ bên mua, bên nhận trao đổi, bên được tặng cho theo quy định tại khoản 1 Điều này thì bên nhận cầm cố phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.”

Căn cứ vào các quy định trên, do tài sản cầm cố là chiếc xe máy, là động sản thuộc diện phải đăng ký quyền sở hữu. Do đó, bạn có quyền yêu cầu người nhận cầm cố phải hoàn trả lại lại tài sản cầm cố là chiếc xe máy và bồi thường thiệt hại [nếu có].

Nếu giữa bạn và người nhận cầm cố không thể tự thoả thuận được với nhau về cách thức giải quyết, thì bạn có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân, đề nghị Toà án nhân dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật.

4. Thủ tục nhận cầm cố tài sản phải đăng ký quyền sở hữu

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào luật sư, hiện tại tôi mới khởi nghiệp ngành cầm đồ [vàng, xe máy, ô tô, bất động sản]. Xin luật sư tư vấn giúp tôi vài vấn đề. Về các loại tài sản như: Xe 2 bánh, ô tô, bất động sản thì tôi nên làm thủ tục cầm đồ như thế nào để khi tôi thanh lý tài sản của bên cầm đồ khi họ không thực hiện nghĩa vụ dân sự với tôi là hợp pháp và thu hồi vốn và lãi về an toàn?

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 318 “Bộ luật dân sự 2015”, các biện pháp bảo đảm thực hiện dân sự bao gồm: Cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh và tín chấp. 

Trong đó cầm cố tài sản là việc một bên [sau đây gọi là bên cầm cố] giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia [sau đây gọi là bên nhận cầm cố] để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Cầm cố thường áp dụng đối với trường hợp tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu. Khi tài sản đảm bảo là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì giao dịch bảo đảm các bên hay lựa chọn để áp dụng là thế chấp. Theo quy định tại khoản 1 Điều 342 “Bộ luật dân sự 2015”:

Thế chấp tài sản là việc một bên [sau đây gọi là bên thế chấp] dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia [sau đây gọi là bên nhận thế chấp] và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.

Khi tài sản đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, bên nhận thế chấp giữ giấy tờ đăng ký quyền sở hữu và bên thế chấp vẫn tiếp tục chiếm hữu, sử dụng tài sản đó. Vì vậy để chắc chắn được xử lý tài sản thế chấp đúng quy định pháp luật khi bên thế chấp không thực hiện đúng nghĩa vụ dân sự bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

– Hình thức thế chấp: Việc thế chấp phải tuân theo hình thức theo quy định tại Điều 343 Bộ luật dan sự 2005 như sau:

Điều 343. Hình thức thế chấp tài sản

Việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản thế chấp phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký.

Như vậy, việc thế chấp phải lập thành văn bản và bắt buộc công chứng, chứng thực khi tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất [theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013], thế chấp xe 2 bánh, xe ô tô không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

– Đăng ký việc thế chấp:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 323 “Bộ luật dân sự 2015”: 

2. Việc đăng ký giao dịch bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm. Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp pháp luật có quy định.

Trong đó theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 163/2006/NĐ-CP [được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 83/2010/NĐ-CP] quy định các trường hợp phải đăng ký giao dịch bảo đảm gồm:

+] Thế chấp quyền sử dụng đất;

+] Thế chấp quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng;

+] Thế chấp tàu bay, tàu biển;

Vậy khi nhận thế chấp quyền sử dụng đất bạn phải tiến hành thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm thì việc thế chấp này mới có giá trị pháp lý. Còn khi nhận thế chấp xe 2 bánh, ô tô bạn không bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm.

– Quyền thế chấp của bên thế chấp: Thế chấp tài sản là một trong những quyền của chủ sở hữu đối với tài sản. Chỉ chủ sở hữu tài sản hoặc người được chủ sở hữu cho phép mới được thế chấp tài sản đó. Vì vậy khi nhận thế chấp xe 2 bánh, ô tô hay quyền sử dụng đất bạn cần xem người thế chấp có phải chủ sở hữu đối với tài sản đó không [có là người đứng tên trong giấy đăng ký xe hay sổ đỏ không] hoặc có sự đồng ý của chủ sở hữu không.

Trong trường hợp bạn đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm nói chung, thế chấp nói riêng thì khi bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ bạn có quyền thanh lý tài sản bảo đảm.

5. Quy định về cầm cố tài sản trong Bộ luật Dân sự 2015

– Theo Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 [bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2017], cầm cố tài sản là việc một bên [sau đây gọi là bên cầm cố] giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia [sau đây gọi là bên nhận cầm cố] để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

– Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

– Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố. Nếu bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Đây không phải là một quy định hoàn toàn mới của Bộ luật Dân sự 2015. Khi so sánh, đối chiếu với nội dung các quy định của Bộ luật Dân sự 2005 và văn bản có liên quan thì mặc dù “Hiệu lực đối kháng với người thứ ba” là một khái niệm mới được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 nhưng về nội dung, bản chất thì vấn đề này không hề mới và đã được quy định tại khoản 3 Điều 323 Bộ luật Dân sự 2005: “Trường hợp giao dịch bảo đảm được đăng ký theo quy định của pháp luật thì giao dịch bảo đảm đó có giá trị pháp lý đối với người thứ ba, kể từ thời điểm đăng ký” và tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 163/2006/NĐ-CP: “Giao dịch bảo đảm có giá trị pháp lý đối với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký. Thời điểm đăng ký được xác định theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm”. Như vậy, trước khi Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực thì “hiệu lực đối kháng với người thứ ba” được hiểu đồng nghĩa với “giá trị pháp lý đối với người thứ ba”.

Hiệu lực đối kháng với người thứ ba trong giao dịch bảo đảm là khi xác lập giao dịch bảo đảm hợp pháp thì quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong trong giao dịch bảo đảm không chỉ phát sinh đối với các chủ thể trực tiếp tham gia giao dịch [bên nhận bảo đảm và bên bên bảo đảm] trong những trường hợp luật định còn phát sinh hiệu lực và có giá trị pháp lý đối với cả người thứ ba không phải là chủ thể trong giao dịch bảo đảm; thời điểm phát sinh hiệu lực kể từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm.

Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố:

– Bên cầm cố có các quyền sau đây: Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị; yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt; yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố; được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật.

– Bên cầm cố có các nghĩa vụ sau đây: giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận; báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố [nếu có]; trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố; thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài:1900.6568

Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố:

– Bên nhân cầm cố có các quyền sau đây: yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó; Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận và được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.

– Bên nhận cầm cố có các nghĩa vụ sau đây: bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố, nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố; không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác; không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

Chấm dứt cầm cố tài sản và trả lại tài sản cầm cố:

– Hành vi cầm cố tài sản chỉ chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.

+ Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

+ Tài sản cầm cố đã được xử lý.

+ Theo thỏa thuận của các bên.

– Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt do nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt, việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác hoặc theo thỏa thuận của các bên thì tài sản cầm cố, giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Video liên quan

Chủ Đề