Hợp đồng thương mại chỉ được giao kết bằng văn bản

Theo Luật sư tư vấn Luật thương mại, hợp đồng mua bán hàng hóa có thể giao kết bằng hành vi, bằng lời nói và bằng văn bản.

Chào Luật sư, Công ty tôi có gửi đề nghị giao kết hợp đồng với công ty A. Nội dung đề nghị là Công ty tôi sẽ mua xi măng của Công ty A. Trước thời hạn đề nghị giao kết trong Hợp đồng, bên A đã chuyển cho chúng tôi toàn bộ số xi măng như trong đề nghị giao kết hợp đồng. Chúng tôi cũng tiến hành chuyển tiền cho công ty A. Tuy nhiên một thời gian ngắn sau, chúng tôi phát hiện ra một nửa trong số xi măng trên bị hư hỏng không sử dụng được. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, nếu hai bên không ký hợp đồng bằng văn bản mà chỉ thực hiện hợp đồng như trên thì giữa hai bên có tồn tại quan hệ hợp đồng không?

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Công ty Luật Thái An,về vấn đề hình thức của Hợp đồng mua bán hàng hóa, luật sư tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Bộ Luật Dân sự 2015

Luật Thương mại 2005

Các hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa

Theo quy định của Điều 24 Luật Thương mại 2005, Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được giao kết bằng các hình thức sau đây:

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa được lập thành văn bản
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa được lập bằng lời nói
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa được lập bằng hành vi

Đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa pháp luật bắt buộc phải lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó, chẳng hạn như các hợp đồng có đối tượng là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì phải lập thành văn bản…

Đối với hợp đồng được lập bằng văn bản: thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của hai bên được thể hiện bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương như email, fax…

Hợp đồng mua bán hàng hóa được lập bằng lời nói: Hai bên thỏa thuận quyền và nghĩa vụ bằng miệng, có thể mời người làm chứng. Tuy nhiên đây là hình thức hợp đồng rất rủi ro vì khi có tranh chấp rất khó có chứng minh được thỏa thuận của hai bên.

Hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết bằng hành vi: Hai bên không có thỏa thuận bằng văn bản cũng như thỏa thuận bằng miệng. Việc giao kết hợp đồng được minh chứng bằng các hành vi như bên bán tiến hành giao hàng hoặc bên mua tiến hành trả tiền. Đây cũng là hình thức hợp đồng mang lại nhiều rủi ro, do đó trên thực tế các thương nhân ít sử dụng.

Theo như bạn trình bày, giữa công ty bạn và công ty bên kia có tồn tại quan hệ hợp đồng. Cụ thể là hợp đồng được giao kết bằng hành vi. Do đó khi có vi phạm hợp đồng xảy ra, Công ty bạn vẫn có quyền được áp dụng các chế tài xử lý vi phạm hợp đồng.

 ---> Hãy gọi TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được hỗ trợ kịp thời!

 ---> Hãy xem Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa

Hoạt động mua bán hàng hóa là hoạt động chính trong hoạt động thương mại, giúp thúc đẩy hoạt động sản xuất và tiêu dùng, không chỉ giới hạn ở phạm vi một quốc gia mà còn mở rộng ra cả các quốc gia khác nhau trên toàn thế giới. Khi hai bên tiến hành mua bán hàng hóa với nhau thì nảy sinh một hình thức được hai bên thỏa thuận gọi là hợp đồng mua bán hàng hoá.

Hợp đồng mua bán hàng hóa rất phong phú, được điều chỉnh bởi nhiều nguồn luật và khá phổ biến trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào. Hợp đồng mua bán hàng hóa là một nội dung không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh. Vì thế khi tham gia vào các giao dịch hợp đồng mua bán hàng hóa các chủ thể cần hiểu rõ và nắm vững các quy định của pháp luật để việc thực hiện hợp đồng được thuận lợi và hiệu quả hơn.

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Hợp đồng mua bán hàng hóa:
    • 1.1 1.1. Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa:
    • 1.2 1.2. Nội dung của Hợp đồng mua bán hàng hóa:
  • 2 2. Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa:
    • 2.1 2.1. Đầu tiên về vấn đề Đề nghị giao kết hợp đồng:
    • 2.2 2.2. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa:
    • 2.3 2.3. Thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa:
    • 2.4 2.4. Nội dung cơ bản cần thỏa thuận:

Hợp đồng mua bán hàng hóa có bản chất chung của hợp đồng, nó là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán. Luật Thương Mại 2005  không đưa ra định nghĩa về Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại nhưng có quy định về hoạt động mua bán hàng hóa tại Khoản 8 Điều 3 Luật thương mại 2005: “Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận”.

Nhưng có thể dựa vào khái niệm hợp đồng  mua bán tài sản trong luật dân sự để xác định bản chất của hợp đồng mua bán hàng hóa. Theo Điều 430 Bộ luật dân sự 2015, Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán. Hàng hóa được hiểu là động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, và các vật gắn liền với đất.

Như vậy, hàng hóa thuộc tài sản và có phạm vi hẹp hơn tài sản. Từ đó cho thấy, Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại một dạng cụ thể của Hợp đồng mua bán tài sản. Điểm phân biệt giữa Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại và Hợp đồng  mua bán tài sản khác là: đối tượng hàng hóa, và mục đích sinh lời.Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên mà theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.

1.1. Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa:

Xem thêm: Mẫu hợp đồng mua bán đất đai, chuyển nhượng nhà đất mới nhất năm 2022

+ Về đối tượng: hợp đồng mua bán hàng hóa có đối tượng là hàng hóa. Theo Luật thương mại Việt Nam 2005, hàng hóa là đối tượng của quan hệ mua bán có thể là hàng hóa hiện đang tồn tại hoặc hàng hóa sẽ có trong tương lai; hàng hóa có thể là động sản hoặc bất động sản được phép lưu thông thương mại.

1.2. Nội dung của Hợp đồng mua bán hàng hóa:

Xem thêm: Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì? Các đặc điểm và nội dung?

2. Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa:

2.1. Đầu tiên về vấn đề Đề nghị giao kết hợp đồng:

Lời đề nghị giao kết hợp đồng mua bán là những điều khoản do một bên đưa ra cho phía bên kia. Lời đề nghị này mới chỉ thể hiện ý chí, nguyện vọng của một bên trong quan hệ hợp đồng và phải được chấp nhận bởi các bên còn lại mới hình thành sự nhất chí thỏa thuận chung.

Đề nghị giao kết hợp đồng phải có các điều khoản chủ yếu như đối tượng của hợp đồng mà cụ thể ở đây là hàng hóa hay địa điểm giao hàng hoặc phương thức thanh toán; phải thể hiện mong muốn ràng buộc trách nhiệm đồng thời hướng đến một chủ thể hoặc một số chủ thể nhất định và phải tuân theo hình thức pháp luật quy định.

Đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm chủ thể phía bên kia nhận được đề nghị. Cụ thể là thời điểm đề nghị được chuyển đến nơi cư trú của bên được đề nghị hoặc được đưa vào hệ thống thông tin của bên được đề nghị.

Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng do bên đề nghị ấn định. Bên đề nghị phải chịu trách nhiệm về lời đề nghị của mình.

Theo quy định của pháp luật, đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt hiệu lực theo một trong các trường hợp:

+ Bên nhận được đề nghị trả lời không chấp thuận;

+ Hết thời hạn trả lời chấp nhận mà bên được đề nghị không trả lời;

+ Bên đề nghị thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực;

Xem thêm: Mẫu hợp đồng mua bán xe ô tô, xe máy viết tay và công chứng mới nhất năm 2022

+ Bên đề nghị thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực;

+ Theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời.

2.2. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa:

Là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị. Thời hạn trả lời chấp nhậ giao kết hợp đồng được xác định khác nhau trong các trường hợp sau:

– Trong thời hạn bên đề nghị yêu cầu. Nếu thông báo đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết thì thông báo chấp nhận vẫn có hiệu lực trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp thuận đó.

– Nếu bên đề nghị nhận được trả lời khi đã hết thời hạn thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời.

– Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau (kể cả trường hợp qua điện thoại hay phương tiện khác như fax, internet…) thì bên được đề nghị phải trả lời ngay là có chấp nhận hay không chấp nhận, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận về thời hạn trả lời.

2.3. Thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa:

Thời điêm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là khác nhau đối với các hợp đồng giao kết với hình thức khác nhau:

– Đối với hợp đồng giao kết trực tiếp bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên sau cùng ký tên vào văn bản.

Xem thêm: Mẫu hợp đồng thương mại quốc tế, mua bán hàng hoá quốc tế mới nhất năm 2022

– Đối với hợp đồng được giao kết gián tiếp bằng văn bản thì hợp đồng được giao kết khi bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.

– Đối với hợp đồng giao kết bằng lời nói: thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung hợp đồng.

2.4. Nội dung cơ bản cần thỏa thuận:

Pháp luật thương mại hiện hành không bắt buộc các bên phải thỏa thuận nhưng nội dung nào trong hợp đồng. Tuy nhiên, các nội dung cơ bản mà các bên phải nêu rõ trong hợp đồng đó là: đối tượng hợp đồng (đó là loại hàng hóa gì); các vấn đề về giá cả, chất lượng, số lượng hàng hóa; thời điểm, địa điểm giao hàng hàng và phương thức thanh toán…