Hợp tác phi tập trung là gì

Với chủ đề “Hướng tới một mô hình mới về phát triển: Trách nhiệm và cơ hội của các địa phương Việt Nam và Pháp, cũng như các đối tác tại địa phương”, Hội là một hoạt động nổi bật, được Chính phủ và chính quyền các địa phương hai nước rất trông đợi.

Tham dự lễ khai mạc có đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, Bùi Thanh Sơn dẫn đầu có sự tham dự của Đại sứ Việt Nam tại Pháp Dương Chí Dũng, lãnh đạo 16 tỉnh, TP của Việt Nam có các mối quan hệ hợp tác và đối tác với các tỉnh và thành phố của Pháp; về phía Pháp có ông François Cuillandre, Thị trưởng TP Brest và Chủ tịch Brest Métropole Océane; bà Forough Salami, Phó Chủ tịch vùng Bretagne, cùng khoảng 150 đại biểu và đại diện của nhiều địa phương Việt Nam và Pháp.

Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi thư chúc mừng tới Hội nghị, bày tỏ vui mừng nhận thấy mối quan hệ "hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, lâu dài, tin cậy" giữa hai nước Việt Nam và Pháp đã phát triển mạnh mẽ trong những năm qua, trong đó, hợp tác giữa các địa phương hai nước đã trở thành một hình thức hợp tác tiêu biểu, đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển chung của quan hệ hai nước.

Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault cũng có thư gửi tới Hội nghị, cho rằng hình thức hợp tác này có nhiều ý nghĩa và cần tiếp tục được mở rộng vì quan hệ hợp tác và hữu nghị giữa hai nước.

Khởi nguồn từ những hoạt động kết nghĩa giữa một số địa phương hai nước vào đầu thập niên 1990, sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển, mối quan hệ hợp tác phong phú, đa dạng giữa các địa phương hai nước với cơ chế Hội nghị Hợp tác phi tập trung đã trở thành nét đặc thù trong quan hệ Việt - Pháp.

Hiện nay, Pháp là nước đứng đầu về số lượng các dự án hợp tác cấp địa phương tại Việt Nam, với hơn 230 dự án trên các lĩnh vực như: giáo dục - đào tạo, giảng dạy tiếng Pháp, văn hóa, du lịch, quy hoạch đô thị, môi trường, nước sạch, y tế, bảo tồn và phục hồi di tích lịch sử, bảo tồn thiên nhiên.

Tính đến 2011, có 19 địa phương Pháp đang triển khai 73 dự án hợp tác phi tập trung với 17 địa phương của Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, xây dựng hạ tầng giao thông đô thị, khoa học công nghệ, nước sạch. Một số địa phương của Việt Nam và Pháp nhận thấy rõ hiệu quả từ hình thức hợp tác này như Brest - Hải Phòng; Brest - Bà Rịa-Vũng Tàu; Huế-Poitou hay Choisy-le-Roi- Đống Đa [Hà Nội].

"Hợp tác phi tập trung Việt – Pháp cũng là cơ chế hợp tác cấp địa phương duy nhất của Việt Nam với nước ngoài, tuy không có quy mô lớn nhưng thiết thực và được triển khai. Chìa khóa để đạt được các kết quả tích cực của mối quan hệ hợp tác này là sự ủng hộ mạnh mẽ của lãnh đạo cấp cao hai nước, sự hiểu biết về nhu cầu cụ thể và tin tưởng lẫn nhau của các địa phương Việt Nam và Pháp, sự chủ động của các đối tác hai bên trong quá trình thực hiện các dự án″, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định.

Ông François Cuillandre, Thị trưởng TP Brest và Chủ tịch Brest Métropole Océane cho rằng Hội nghị này là dịp để các đại biểu thảo luận cách thức phù hợp nhằm phát triển hợp tác phi tập trung giữa hai nước ngày càng linh hoạt, thiết thực và hiệu quả hơn.

Cũng tại lễ khai mạc, ông Pascan Canfin, Bộ trưởng đặc trách vấn đề phát triển của Pháp, cho rằng đây là dịp để tập hợp các đối tác tham gia hoạt động hợp tác phi tập trung cũng như các tổ chức xã hội nhằm chia sẻ kinh nghiệm và duy trì tính năng động của các hoạt động hợp tác gần cận với người dân. Pháp và Việt Nam cần thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác đã được thiết lập trên nhiều lĩnh vực khác nhau như chính trị, kinh tế, khoa học, công nghệ, đào tạo, an ninh và quốc phòng và phát huy những thành quả đã đạt được trong 20 năm vừa qua trong lĩnh vực viện trợ phát triển của Pháp tại Việt Nam.

Trong ba ngày diễn ra Hội nghị, đại biểu từ các địa phương của hai nước tập trung thảo luận ba chủ đề lớn về giáo dục - đào tạo, y tế và văn hóa trong không gian Pháp ngữ; về quy hoạch và phát triển bền vững đô thị và nông thôn; và về phát triển kinh tế bền vững cũng như các công cụ hợp tác phục vụ cho ngoại giao kinh tế cấp địa phương.

Cùng ngày trong khuôn khổ hội nghị diễn ra triển lãm giới thiệu về các địa phương của cả hai nước, trưng bày ảnh, hiện vật về Việt Nam do một số gia đình Pháp ở vùng Bretagne còn lưu giữ và lễ ký thỏa thỏa thuận hợp tác song phương giữa Viện Y học biển Việt Nam và Trường Đại học Tây Bretagne.


Thị trưởng TP Brest François Cuillandre phát biểu khai mạc Hội nghị.


Lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa Viện Y học biển Hải Phòng và Trường Đại học Tây Bretagne.


Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn [phải], Đại sứ Dương Chí Dũng [trái] và bà Béatrice Lagarde, Phó thị trưởng Brest, xem giới thiệu về các sản phẩm địa phương Việt Nam.

KHẢI HOÀN và ĐÌNH TUẤN

Phi tập trung hóa là quá trình trong đó các hoạt động của một tổ chức, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến lập kế hoạch và ra quyết định, được phân phối hoặc ủy thác thay vì tập trung vào một vị trí hoặc một nhóm trung tâm nắm quyền. Các khái niệm phi tập trung hóa đã được áp dụng cho động lực nhóm và khoa học quản lý trong các doanh nghiệp và tổ chức tư nhân, khoa học chính trị, luật pháp và hành chính công, kinh tế, tiền bạc và công nghệ.

 

Alexis de Tocqueville, nhà sử học Pháp

Từ "tập trung hóa" được sử dụng ở Pháp vào năm 1794 khi lãnh đạo Thư mục Pháp sau Cách mạng Pháp tạo ra một cấu trúc chính phủ mới. Từ "phi tập trung hóa" được sử dụng vào những năm 1820. "Tập trung hóa" được đưa tiếng Anh vào thứ ba đầu tiên của thập niên 1800; đề cập đến phi tập trung hóa cũng xuất hiện đầu tiên trong những năm đó. Vào giữa những năm 1800, Tocqueville viết rằng Cách mạng Pháp bắt đầu bằng "một sự thúc đẩy hướng tới sự phi tập trung hóa... [nhưng cuối cùng,] đã nhân rộng sự tập trung hóa". Năm 1863, quan chức Pháp đã nghỉ hưu, Maurice Block đã viết một bài báo gọi là "Phi tập trung hóa" cho một tạp chí Pháp xem xét động lực của chính phủ và tập trung quan liêu và những nỗ lực gần đây của Pháp trong việc phi tập trung hóa các chức năng của chính phủ.

Các ý tưởng về tự do và phi tập trung hóa đã được đưa ra để đưa ra kết luận hợp lý của họ trong thế kỷ 19 và 20 bởi các nhà hoạt động chính trị chống nhà nước tự gọi mình là " vô chính phủ ", " người theo chủ nghĩa tự do ", và thậm chí cả những người theo chủ nghĩa phi tập trung. Tocqueville, một người ủng hộ tư tưởng này, đã viết: "Phi tập trung hóa không chỉ là giá trị hành chính, mà còn là khía cạnh công dân, vì nó làm tăng cơ hội cho công dân quan tâm đến các vấn đề công cộng; nó làm cho họ quen với việc sử dụng tự do. trong số các quyền tự do địa phương, tích cực, bền bỉ này, được sinh ra là đối trọng hiệu quả nhất chống lại yêu sách của chính quyền trung ương, ngay cả khi nó được hỗ trợ bởi một ý chí tập thể, cá nhân. " Pierre-Joseph Proudhon [1809 Từ1865], nhà lý luận vô chính phủ có ảnh hưởng [1][2] đã viết: "Tất cả các ý tưởng kinh tế của tôi khi được phát triển trong hai mươi lăm năm có thể được tóm tắt trong các từ: liên minh công nghiệp nông nghiệp. những ý tưởng chính trị của tôi sôi sục với một công thức tương tự: liên đoàn chính trị hoặc phi tập trung hóa. " [3]

Vào đầu thế kỷ XX, nước Mỹ, phản ứng đối với việc tập trung của cải kinh tế và quyền lực chính trị, đã diễn ra một phong trào phi tập trung. Nó đổ lỗi cho sản xuất công nghiệp quy mô lớn đã phá hủy những người giữ cửa hàng trung lưu và các nhà sản xuất nhỏ và thúc đẩy quyền sở hữu tài sản gia tăng và quay trở lại cuộc sống quy mô nhỏ. Phong trào phi tập trung đã thu hút những người miền Nam Agrari như Robert Penn Warren, cũng như nhà báo Herbert Agar. New Left, những người theo cá nhân tự do chủ nghĩa đã hô hào việc phi tập trung hóa xã hội, kinh tế, và thường chính trị thông qua những năm tiếp theo bao gồm Ralph Borsodi, Wendell Berry, Paul Goodman, Carl Oglesby, Karl Hess, Donald Livingston, Kirkpatrick Sale [tác giả của Human Scale],[4] Murray Bookchin, Dorothy Day, Thượng nghị sĩ Mark O. Hatfield, Mildred J. Loomis [5] và Bill Kauffman.

  1. ^ George Edward Rines biên tập [1918]. Encyclopedia Americana. New York: Encyclopedia Americana Corp. tr. 624. OCLC 7308909.
  2. ^ Hamilton, Peter [1995]. Émile Durkheim. New York: Routledge. tr. 79. ISBN 978-0415110471.
  3. ^ "Du principe Fédératif" ["Principle of Federation"], 1863.
  4. ^ Kauffman, Bill [2008]. “The Encyclopedia of Libertarianism”. Trong Hamowy, Ronald [biên tập]. The Encyclopedia of Libertarianism. Thousand Oaks, CA: SAGE Publications, Cato Institute. tr. 111–13. doi:10.4135/9781412965811.n71. ISBN 978-1-4129-6580-4. LCCN 2008009151. OCLC 750831024. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 5 năm 2016 |url lưu trữ= cần |url= [trợ giúp].
  5. ^ Mildred J. Loomis, Decentralism: Where It Came From – Where Is It Going?, Black Rose Books, 2005, ISBN 9781551642499

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Phi_tập_trung_hóa&oldid=64502410”

Video liên quan

Chủ Đề