Hướng dẫn cách chơi trò chơi dân gian bắt vịt trên cạn

Cho bé chơi gì? Chơi gì để bé phát triển tốt? Đây đều là những thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh cũng như các giáo viên mầm non. Bài viết dưới đây sẽ chỉ dẫn cho bạn cách tổ chức trò chơi bắt vịt con cho trẻ.Bạn đang xem: Cách chơi trò chơi bắt vịt trên cạn


1. Trò chơi bắt vịt con có nguồn gốc như thế nào?

Bắt vịt con được sinh ra trong quá trình sinh sống, lao động của người Việt mang giá trị văn hóa, nếp sống, tập quán,… Trò chơi bắt vịt con từng khá phổ biến. Ngày nay, trò chơi này đã được mang vào chương trình giáo dục của các bé mầm non ở một số trường học.

2. Số lượng người tham gia trò chơi bắt vịt con

Trò chơi này không giới hạn số người tham gia. Tuy nhiên thì người quản trò sẽ chia thành các nhóm 10- 12 bạn nhằm thuận tiện và đảm bảo bạn nào cũng được chơi.

3. Độ tuổi tham gia vào trò chơi bắt vịt con

Bắt vịt con thường dành cho các bé ở độ tuổi từ 3-4 tuổi trở lên. Khi các bé ở độ tuổi này, nhận thức đã đủ để thực hiện và tham gia vào trò chơi, nghe lời người lớn.

4. Nên chơi trò bắt vịt con ở đâu?

Người quản trò hoặc người tổ chức chơi cần tìm cho bé một không gian thoáng mát, rộng rãi, bằng phẳng và không ảnh hưởng đến những người xung quanh trong quá trình sinh hoạt.


5. Hướng dẫn tổ chức trò chơi bắt vịt con

Chuẩn bị:

Sân chơi rộng rãi, bằng phẳng, mát, sạch sẽ.Vẽ một vòng tròn to làm “ao”, cách chỗ trẻ đứng khoảng 3 – 4m.Cho các bé oẳn tù tì, tìm ra khoảng 3-4 bạn thua để làm người chăn vịt.

Xem thêm:

Luật chơi:

“Người chăn vịt” không được đứng vào trong ao hoặc chạm vào vạch của ao, chỉ được bắt “vịt” ở ngoài vòng tròn.Trẻ làm “vịt” bị “người chăn vịt” đập vào vai thì coi như bị bắt.Thay đổi vai trò của các bé và chơi lại từ đầu.

Hướng dẫn cách chơi trò chơi dân gian bắt vịt trên cạn

Cách chơi:

Sau khi người quản trò hô khẩu lệnh “Bắt đầu”, “người chăn vịt” đứng ở ngoài ao vẫy tay và gọi “vít vít vít” các con “vịt” trong ao ra khỏi ao di chuyển về phía “người chăn vịt”.Khi các con “vịt” đến gần, người điều khiển ra lệnh “bắt vịt con” thì “người chăn vịt đuổi theo bắt. Các con “vịt” nhanh chân chạy về ao, vừa chạy vừa kêu “cạc, cạc”. Con nào chạy chậm bị “người chăn vịt” chạm vào người khi ở ngoài vòng tròn thì coi như bị bắt, phải ra ngoài một lần chơi.Những trẻ nào chạy nhanh sẽ được đổi vai làm “người chăn vịt” khi đã chơi hết một lượt.

Để tìm ra người chăn vịt, có lẽ bạn sẽ phải dạy trẻ thêm cách chơi trò oẳn tù tì để phân định.


6. Những lợi ích cho bé khi tham gia vào trò chơi bắt vịt con

Luyện cho trẻ vận động nhanh nhẹn, khéo léo khi di chuyển.Rèn cho trẻ biết tập trung chú ý lắng nghe khi chơi.Giúp bé làm quen với môi trường tập thể

7. Một số điểm lưu ý khi tham gia trò chơi bắt vịt con

Sau vài lần chơi thì giáo viên cho đổi vai chơi.Nhắc nhở trẻ đóng vai vịt phải thường xuyên lên bờ (ra khỏi vòng tròn) như vậy cuộc chơi mới thú vị.Tránh gây ồn ào ảnh hưởng đến người xung quanh.

Trên đây là những thông tin chi tiết về trò chơi bắt vịt con dành cho các bé trong tuổi mầm non. Ông bà, ba mẹ, thầy cô có thể vừa hướng dẫn vừa tham gia cùng với bé để giúp bé rèn luyện bản thân tốt hơn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm cách chơi trò ù cho trẻ để đa dạng trò chơi hơn.

CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:

- HĐCMĐ: QS con vịt con

- TCVĐ:  Bắt vịt trên cạn

- Chơi tự do

1. Mục tiêu cần đạt:

- Tạo cho trẻ được chơi thoải mái, được tiếp xúc với môi trưòng thiên nhiên, giúp trẻ sảng khoái sau giờ học trên lớp

-Mở rộng khả năng hiểu biết của trẻ.

- Phát triển óc sáng tạo, trí tưởng tượng của trẻ

- Rèn luyện phát triển cơ chân, tay cho trẻ qua các trò chơi vận động

-Trẻ hứng thú chơi trò chơi và chơi đúng luật các trò chơi vận động

2. Chuẩn bị:

  • Địa điểm cho trẻ qs
  • Trang phục cô và trẻ gọn gàng
  • Con vật cho trẻ qs
  • Đồ dùng, dụng cụ cho trẻ chơi trò chơi

- Vạch xuất phát và vạch đích

3. Tổ chức  hoạt động:

HĐ của cô

HĐ của trẻ

*.HĐCMĐ: Con vịt con

  • Cô cho trẻ vừa đi vừa hát: "Một con vịt"
  • Bài hát nói về con gì?
  • Cm nhìn xem có con gì trước mặt nào?
  • Cm thấy con vịt con có những bộ phận gì nào?
  • Chú có mấy mắt, mấy mỏ?
  • Cái mỏ ntn?

    - Vịt có mấy chân? Chân vịt con ntn?

  • Lông của vịt con như thế nào? Có màu gì?
  • Vịt con kêu như thế nào?Cho trẻ bắt chước tiếng vịt con kêu.
  • Vịt con ăn những gì?
  • Để vịt con lớn nhanh cm phải làm gì?
  • GD trẻ biết chăm sóc vịt ,cho vịt ăn. không bắt, nghịch nó để nó lớn.............

*TCVĐ: Bắt vịt trên cạn

- Cho trẻ đứng nắm tay nhau thành vòng tròn làm hàng rào “nhốt vịt”

- Cho hai trẻ đứng trong vòng tròn làm người đi “bắt vịt”, phải bịt mắt bằng khăn

- hai trẻ làm ‘vịt” đứng trong vòng tròn, vừa đi vừa kêu “cạc, cạc” hoặc “ vít, vít”. Khi có hiệu lệnh chơi người đi bắt vịt chú ý lắng nghe tiếng vịt kêu để bắt được vịt

- Trẻ làm vịt không được ra khỏi hàng rào . Ai bắt được vịt thì được các bạn cồng kênh, còn vịt bị bắt thì phải đóng vai người bắt vịt

- cho trẻ chơi 3- 5 phút

*Chơi tự do

- Các con vừa được quan sát tìm hiểu về chú vịt con, được chơi trò chơi cùng cô giáo các con có thích không?

- Các con rất ngoan chúng mình có thích chơi với đồ chơi ngoài trời không?

- Chúng mình sẽ chơi với đồ chơi khi chơi chúng mình có tranh dành đồ chơi không? Các con phải chơi đoàn kết với nhau, không tranh nhau đánh nhau các con nhớ chưa nào.

- Khi trẻ chơi cô bao quát trẻ.

- Kết thúc cô nhận xét buổi chơi.

Trẻ hát

Con vịt con ạ

Có 2 chân, chân nó có màng

Trẻ trả lời theo ý hiểu

Trẻ lắng nghe

Trẻ chơi trò chơi

Trẻ chơi trò chơi theo ý thích

Trẻ thu dọn đồ dùng vệ sinh và vào lớp