Hướng dẫn làm nhiệm vu thăng cấp lần 3 dzhiepkhach

Ngày hôm nay, một người bạn cũ hẹn Kal ra gặp để bàn về một vụ hợp tác/một cơ hội làm ăn hấp dẫn. Trong tất cả những gì mà trí tưởng tượng phong phú có thể nghĩ ra, Kal không thể ngờ cơ hội làm ăn hấp dẫn đó lại là Amway.

Vậy Amway là gì?

Theo wiki, Amway là tập đoàn hàng đầu thế giới về bán hàng trực tiếp, có trụ sở chính tại Mỹ, sử dụng marketing trực tiếp để bán nhiều loại hàng khác nhau, chủ yếu là hàng liên quan đến lĩnh vực sức khỏe, thẩm mỹ và thị trường chăm sóc nhà. Được thành lập vào năm 1959 bởi hai doanh nhân người Mỹ Jay Van Andel và Rich DeVos, đến nay Amway đang hoạt động tại hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, với 13.000 nhân viên trên toàn cầu. Trụ sở chính của Amway đặt tại Ada, Michigan, công ty này và gia đình cái công ty dưới Alticor đã đạt mức tăng trưởng bán hàng 9,5%, đạt 9,2 tỷ đô la Mỹ trong năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2010.

Một người tham gia vào hoạt động của Amway được gọi là một nhà phân phối. Anh ta có một nhà phân phối khác bảo trợ cho mình, và đến lượt mình lại tiếp tục bảo trợ cho những nhà phân phối tiếp theo mà mình bảo trợ. Dựa vào việc bán sản phẩm của mình và của những người cấp dưới mình mà anh ta sẽ được hưởng hoa hồng, tạo thành một hệ thống multi-level-marketing, bán hàng đa cấp với quy mô rộng.

Amway có phải lừa đảo hay không?

Nghe tới đây, hẳn có người sẽ liên tưởng tới một vài hình thức lừa đảo như pyramid. Quả đúng là có nhiều điểm khiến người ta phải nghĩ như vậy, nhưng trường hợp của Amway lại hơi khác một chút.

Amway có phải là một công ty hoạt động hợp pháp không? Chắc chắn là có.

Với rất nhiều đặc điểm tương tự, Amway có phải một hình thức lừa đảo dạng pyramid hay không? Câu trả lời là không, theo như quyết định của Hội đồng Thương mại Liên bang Mỹ vào năm 1979. (1)

Được nhắc tới nhiều như vậy, Amway có đáng được coi là một công ty lớn không? Cũng chắc chắn là có. Vào tháng Mười Hai năm 2009, doanh thu cả năm của Amway đạt 8.4 tỷ USD, tăng 2.3% so với năm 2008. (2) Giám đốc điều hành Eva Cheng của Amway được xếp thứ 88 trong danh sách 100 Người Phụ nữ Quyền lực nhất 2008 của tờ Forbes. (3) Vào năm 2009, Amway được xếp thứ 72 trong số những thương hiệu nổi tiếng nhất của Trung Quốc. (4) Vào năm 2010, Amway được xếp thứ 32 trong danh sách 100 Công ty Tư Nhân Lớn nhất nước Mỹ của tờ Forbes (5).

Amway là một công ty đa quốc gia? Đúng vậy. Amway mở rộng tới Australia vào năm 1971, Europe vào 1973, Nhật vào 1979, Trung Quốc vào 1995, Châu phi vào 1997, Nga vào 2005 và Vietnam vào 2008. (6)

Người tham gia vào Amway có thể kiếm được thật sự nhiều tiền không? Có thể. Có những người như Barry Chi & Holly Chen có thể kiếm tới 575,000 USD/Month. (7)

Vậy hẳn với một thành công như vậy, tiếng tăm của Amway rất lẫy lừng? Có lẽ, nhưng nếu chiếu sang ‘tai tiếng’ thì cột ‘tai tiếng’ cũng chẳng kém cạnh.

Amway đã được xử là không phải một công ty lừa đảo, hiển nhiên sẽ không ai coi nó là lừa đảo nữa? Không. Số lượng tranh cãi cho rằng nó là lừa đảo hằng hà sa số, nhiều như sao trên trời. Dick DeVos và Steve Van Andel lọt vào danh sách Những kẻ lừa đảo lớn nhất của Vueweekly. (8) Amway từng gặp rắc rối với nhà cầm quyền Ấn Độ và Trung Quốc vì bị cho là lừa đảo. (9)

Ai vào Amway cũng sẽ thành công? Không hẳn. Đã có những nghiên cứu/khảo sát cho thấy chỉ 41% những nhà phân phối của Amway hoạt động tích cực, và chỉ 2% trong số đó đạt mức Directs, và 1.7% của Directs đạt mức Diamonds. Oh well, won’t that be like chasing after a rainbow?

Dẫn chiếu

(1) FTC Final Order from May 8, 1979 (93 F.T.C. 618). (2) Amway Sales Grow In 2009 But No Mention Of U.S. Sales Growth (3) The 100 Most Powerful Women

88 Eva Cheng

(4) CLSA launches inaugural China Brands Index and reveals China’s top 100 brands (5) America’s Largest Private Company 2010 (6) Amway Report (7) Top 400 MLM Income Earners (8) Top 5 Scam Artists (9) Amway Lawsuits Explained

Trải nghiệm

Một tiếng rưỡi đồng hồ trong quán cà phê với cô bạn khiến cho Kal có cảm giác hơi phê. Kal không dám thừa nhận mình có biết tới danh tiếng và cả tai tiếng của Amway từ trước đó, dù chỉ là nghe qua. Kal không hiểu được những lời lẽ đầy hoa mỹ về một mô hình, một cộng đồng đầy hứa hẹn, nơi người người giúp nhau cùng tiến bộ, và người bán hàng cấp trên được trao cho vai trò mỹ miều như một quản lý hay người đạo tạo dẫn dắt cấp dưới. Kal không hiểu được cách áp dụng Kim Tứ Đồ của Robert T.Kiyosaki’s đầy kỳ lạ và có phần méo mó. Và tất cả sự không hiểu này không nằm ở việc Kal có hiểu điều mà cô bạn nói hay không.

Từ đầu đến cuối, Kal cứ giữ mãi một câu hỏi trong đầu: Những lời ngọt ngào này, những ngôn từ mượt như nước chảy này rốt cuộc là khả năng bán hàng cao siêu của cô bạn, hay rốt cuộc là cô bạn đã bị tẩy não rồi?

(Just for fun: Searching ‘Amway’ + ‘brainwashing’ = entertainment! 😀 )

Lựa chọn

Kal hiển nhiên sẽ không lựa chọn tham gia vào Amway, vì một số lý do cơ bản.

1. Sản phẩm của Amway đều là những sản phẩm liên hệ mật thiết tới sức khỏe như thực phẩm chức năng, kem đánh răng, kem dưỡng da… Kal chắc chắn không vì 15% giảm giá cho những sản phẩm không quen thuộc mà đánh cược với sức khỏe của mình và những người thân.

2. Có quá nhiều tai tiếng liên quan tới Amway, và mặc dù những lời chê bai và chỉ trích Amway nhan nhản trên mạng không nhất thiết là đúng, thái độ coi thường và ghét bỏ của nhiều người Mỹ khi nhắc tới Amway có thể chỉ là thiểu số hoặc chỉ thoáng qua, Kal không muốn tham gia vào một tổ chức có thể sẽ khiến mình rơi vào những tình huống làm mình phải xấu hổ sau này. Hơn nữa việc trở thành một người phân phối của Amway không phải là một nghề nghiệp bạn có thể đem ra tự hào, nếu không nói bạn sẽ phải che dấu điều đó trong một số trường hợp.

3. Thứ đạt được ở Amway không nằm trong phạm vi quan tâm của Kal. Cái thu được có thể là tiền bạc, nhưng tiền bạc không phải thứ duy nhất mà Kal muốn đạt được trong việc mình làm.

4. Kal dị ứng với cách mà người phân phối cấp trên coi mình “đào tạo” người cấp dưới và nhận “đào tạo” của người cấp trên mình. Kal không nghĩ muốn ai “dạy” mình về cái gọi là nâng cao hiểu biết, mở rộng tri thức, và cũng không nghĩ muốn truyền thụ cho ai cái đó theo cách của Amway. Những người đang ở trong hệ thống Amway có thể coi các cuộc họp hàng tuần & hàng tháng giữa những người phân phối là đào tạo lẫn nhau hay nâng cao hiểu biết, và những đĩa CD truyền cảm hứng là công cụ tuyệt vời để “motivated”. Nhưng như Kal thấy, theo quan điểm của Kal, đó là một cách để khiến cá nhân trong tổ chức có cái nhìn huyền hoặc về tổ chức của mình. Mỗi cá nhân trong Amway thật sự nhỏ bé; những cuộc gặp đó, những cái đĩa đó khiến người ta có ảo ảnh rằng mình có vai trò lớn hơn, mình sẽ thu được nhiều hơn, tương lai của mình có thể sẽ tốt hơn và người phân phối cấp trên mình đang rất hết lòng giúp đỡ mình. Sau khi nghe thử một đĩa, đọc thử mô tả về một buổi họp, Kal nghĩ mình có thể hình dung vì sao mỗi tháng lại có 40 – 50 người lên mạng tìm “how to quit Amway” và 110 người tìm “quit Amway” (theo Google Keyword Tools) trong khi hiển nhiên muốn rời khỏi Amway rất dễ, chỉ cần không tiếp tục mua sản phẩm của họ, không tới các buổi họp của họ là xong.

5. Liệu có thứ được gọi là “sự lừa đảo của Amway” không? Không. Đó là một tổ chức kinh doanh hợp pháp, thành công và lâu đời. Vấn đề là tỷ lệ thành công của mỗi cá nhân trong đó không quá cao, công sức và chi phí bỏ ra không phải nhỏ, cái mất không phải là tiền bạc mà là thời gian và tâm sức. Đúng vậy, không phải công sức mà là tâm sức. Loại tâm sức người ta bỏ ra mà Kal đã đọc và tận mắt chứng kiến, theo Kal thật không tốt cho sức khỏe tinh thần.

6. Một vài quan sát và suy nghĩ khác.

Thông tin

Một vài lời đồn và sự thực:

1. Lời đồn: Amway nói riêng và bán hàng đa cấp nói chung được giảng dạy ở trường Havard.

Thực hư:

Trích dẫn 1, từ một bài báo đăng trên ấn phẩm in Marketing News – Hiệp hội Marketing Mỹ: Giáo sư Thomas Bonora của trường Havard cho biết: “Chúng tôi không dạy những phương pháp này [bán hàng đa cấp] tại trường Harvard; chúng không thuộc về chương trình giảng dạy; theo tất cả những gì tôi biết, chúng không được dạy ở trường chúng tôi hay bất cứ trường kinh doanh có danh tiếng nào khác… Mô hình bán hàng đa cấp, cũng như thư dây chuyền và các thể loại tương tự, đôi khi đứng sát ranh giới của sự hợp pháp – và vượt qua ranh giới của đạo đức…”

Trích dẫn 2, từ một bài báo của Wall Street Journal 1995:

“Một trong những vấn đề hiện đang được trường quan tâm đặc biệt là số lượng ngày càng gia tăng của những lời đồn rằng trường dạy bán hàng đa cấp, một mô hình mà nhà phân phối nhận được hoa hồng cho những sản phẩm mà họ, hoặc nhà phân phối cấp dưới của họ bán được. Một biên bản ghi nhớ nội bộ trong trường cho biết, ‘Nếu phòng đào tạo của trường nhận được một đô la cho mỗi cuộc gọi mà chúng ta phải giải quyết mỗi năm để trả lời câu hỏi liệu Trường Kinh Doanh Havard (thuộc đại học Havard) có dạy hay nghiên cứu về bán hàng đa cấp không, chúng ta có thể tổ chức một bữa tiệc Giáng Sinh ra trò. Khó dập tắt lời đồn này hơn là xóa sổ một đóa bồ công anh.”

“Điều từng chỉ là một sự phiền hà giờ đây có vẻ như là mảnh đất màu mỡ cho kiện cáo về việc bôi nhọ hoặc phỉ báng, Frank J. Connors, một luật sư của Harvard cho biết. Ví dụ như một số tờ rơi , chúng tuyên bố – hoàn toàn không đúng sự thật – rằng Havard ‘nghiên cứu sâu về marketing mạng lưới,” và rằng trường coi bán hàng đa cấp là “một cơ hội của cả đời người”.

“Nhiều lời đồn đại hoang đường về Harvard và bán hàng đa cấp bắt nguồn từ một bài viết vào năm 1984 vẫn thường được những chuyên gia về bán hàng đa cấp sử dụng rộng rãi để lôi kéo nhà phân phối. Bài viết do nhà tư vấn về bán hàng đa cấp Beverly Nadler này, tuyên bố không có sở cứ rằng trường Havard dạy bán hàng đa cấp.”

“Giáo sư Robert J. Dolan tại trường Havard Business School lo lắng rằng người ta có thể tham gia vào các công ty bán hàng đa cấp bởi họ bị lừa tin rằng Havard ủng hộ hoạt động này. Ông nói về quan điểm của trường, ‘Bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi bắt gặp tên mình bị lợi dụng theo cách mà mình không đồng ý. Rồi bạn sẽ nghĩ về tất cả những người đã bị dẫn vào con đường đi tới khó khăn về tài chính.’”

2. Lời đồn: Obama tham gia hoặc từng tham gia bán hàng đa cấp.

Thực hư: Lời đồn bắt nguồn từ một bài viết có tên: “Obama nói trước Quốc hội: Tôi bán Amway”.

Nguồn gốc của bài viết này là The Endive. Đây là một trang với châm ngôn hoạt động: “Our mission is to give you a good, cheap laugh – usually at someone else’s expense.” – “Nhiệm vụ của chúng tôi là mang tới cho bạn tiếng cười rẻ tiền và thú vị – thường bằng cách chế giễu người khác.”

Nội dung của bài viết là một tiểu phẩm hài chế giễu Obama (và cả Amway).

———————————————————————————————–

Rất mong các NPP Amway nếu thực sự nghĩ mình không “ám thị” hoặc “lừa gạt” người khác thì đừng sử dụng những lý lẽ trên. Bởi vì thật sự khôi hài khi thấy ai đó tin rằng mình không lừa ai trong khi sử dụng điều không đúng sự thật làm luận điểm.

———————————————————————————————–

Phản hồi:

Kal chào đón mọi phản hồi, chừng nào phản hồi đó còn nằm trong phạm vi tôn trọng lẫn nhau, và đồng thời, tôn trọng quan điểm lẫn nhau. Đây không phải là diễn đàn, và Kal không chào đón việc phản biện hay tranh luận ở đây. Nếu bạn có ý định phản biện quan điểm của ai, mời bạn hãy viết nó dưới dạng thuần túy thể hiện quan điểm của mình.

Tài liệu:

Nếu bạn được mời chào vào Amway, hẳn bạn cũng sẽ được vẽ ra một viễn cảnh hứa hẹn và sáng lạn trước mắt như Kal. Trước khi quyết định có nên tham gia vào Amway hay không, có lẽ một chút thông tin tham khảo sẽ là hữu ích. Tất cả các thông tin này đều là tiếng Anh, so happy reading if you care.