Chậm kinh muốn có lại phải làm thế nào năm 2024

Chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ nói lên rất nhiều điều, từ việc sinh sản cho tới sức khoẻ của mỗi người. Vậy trễ kinh 1 tuần có sao không? Nguyên nhân do đâu? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời rõ hơn ngay trong bài viết sau đây nhé.

Trễ kinh 1 tuần có sao không?

Trễ kinh 1 tuần là hiện tượng khi đã qua chu kỳ kinh bình thường từ 28 – 35 ngày, nhưng vẫn chưa xuất hiện kỳ kinh mới khoảng 1 tuần.

Với hiện tượng này sẽ thường không thể chắc chắn có sao không, bởi tình trạng trễ kinh thường do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng nếu phát hiện chậm kinh 1 tuần mà không quan hệ, chắc chắn bản thân không mang thai thì chị em nên đi thăm khám càng sớm càng tốt, để tìm ra nguyên nhân, cách điều trị kịp thời để tránh những bệnh phụ khoa nguy hiểm tới sức khoẻ sinh sản.

Chậm kinh muốn có lại phải làm thế nào năm 2024
Hiện tượng chậm kinh 1 tuần có nguy hiểm không phụ thuộc vào tùng nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra tình trang trễ kinh 1 tuần

Đối với hiện tượng chậm kinh 1 tuần thường do nhiều nguyên nhân gây ra. Một số nguyên nhân thường không quá nguy hiểm, chỉ cần thay đổi chế độ sinh hoạt là kinh nguyệt dần ổn định. Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều nguyên nhân do bệnh lý gây ra chị em cần nắm để đề phòng.

Vậy nên, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp dẫn tới tình trạng chậm kinh 1 tuần:

Nguyên nhân gây trễ kinh 1 tuần: Mang thai

Trong chu kỳ kinh nguyệt, lớp niêm mạc tử cung sẽ dày dần lên để chuẩn bị cho việc làm tổ của phôi nếu trứng gặp tinh trùng. Trường hợp, nếu không gặp tinh trùng và thụ tinh thì lớp niêm mạc này sẽ cùng với máu bong ra ngoài (ngày hành kinh).

Vậy nên, nếu trong giai đoạn rụng trứng có phát sinh quan hệ tình dục, khả năng cao việc chậm kinh 1 tuần là báo hiệu của việc mang thai. Vậy nên, để chắc chắn trễ kinh 1 tuần có thai không? Chị em có thể dùng que thử thai để kiểm tra, nếu lên hai vạch thì kết quả chắc chắn có thai. Trường hợp vẫn là 1 vạch trong lần thử đầu tiên thì mọi người có thể thử lại trong vài ngày tới để có được kết quả chính xác.

Chậm kinh muốn có lại phải làm thế nào năm 2024
Chậm kinh 1 tuần rất có thể là bạn đang mang thai

Do chế độ ăn thiếu lành mạnh

Trường hợp chị em có chế độ ăn uống thất thường, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ hay ăn kiêng quá mức cũng dễ dẫn đến tình trạng rối loạn về chuyển hoá, nội tiết tố trong cơ thể. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân dễ làm chậm kinh ở phụ nữ.

Trễ kinh do tâm trạng luôn căng thẳng, lo lắng

Tâm trạng, tinh thần của chị em luôn rơi vào trạng thái căng thẳng, stress thường xuyên dễ làm cho cơ thể sản sinh ra hormone adrenaline và cortisol. Đây là 2 loại hormone tác động trực tiếp tới vùng dưới đồi, làm cho việc sản xuất nội tiết tố bị ảnh hưởng. Từ đó tác động trực tiếp tới chu kỳ kinh nguyệt, dễ dẫn tới tình trạng chậm kinh 1 tuần.

Chậm kinh muốn có lại phải làm thế nào năm 2024
Căng thẳng, mệt mỏi thường xuyên cũng là nguyên nhân gây chậm kinh

Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Thuốc kháng sinh, thuốc chống loạn thần, thuốc nội tiết tố, thuốc chống stress, thuốc tránh thai,… đều có thể tác động tới chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, gây chậm kinh nếu dùng thường xuyên.

Vậy nên, chị em nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng trễ kinh, kèm theo loại thuốc đang dùng để có thể chẩn đoán nguyên nhân và cách xử lý phù hợp.

Dấu hiệu của tình trạng mãn kinh sớm

Đối với chị em phụ nữ trên 42 tuổi thường sẽ rơi vào giai đoạn tiền mãn kinh. Lúc này, ở thể sẽ sản sinh ra hormone estrogen ngày một ít hơn, nên sẽ làm ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt, dẫn đến tình trạng trễ kinh 1 tuần hoặc nhiều hơn.

Chậm kinh muốn có lại phải làm thế nào năm 2024
Mãn kinh sớm cũng là nguyên nhân gây chậm kinh

Do mắc một số bệnh phụ khoa

Một số bệnh lý ở tuyến giáp như cường giáp, suy tuyến giáp hay các bệnh liên quan tới phụ khoa như đa nang buồng trứng, u xơ tử cung, viêm lộ tuyến, lạc nội mạc tử cung… cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới chậm kinh nguy hiểm mà chị em cần lưu ý.

Xem thêm: 7 bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ và dấu hiệu nhận biết

Rối loạn nội tiết tố

Trong cơ thể phụ nữ có rất nhiều loại nội tiết tố (hormone) như Estrogen, Testosterone, Progesterone, GnRH, LH, FSH…do hệ trục vàng “Não bộ – tuyến yên – buồng trứng” chỉ huy, điều tiết sản xuất theo thể trang của mỗi người.

Trong đó, bộ ba Estrogen, Progesterone, Testosterone sẽ đóng vai trò trong việc đáp ứng nhu cầu của hoạt động của toàn cơ thể, nhất là điều hoà kinh nguyệt mỗi tháng. Trường hợp hệ trục vàng này bị suy yếu dễ làm cho những nội tiết tố này bị thay đổi, làm cho trứng không đủ trưởng thành để rụng, nên dẫn tới hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh.

Chậm kinh muốn có lại phải làm thế nào năm 2024
Các dấu hiệu cho thấy bạn đang bị rối loạn nội tiết tố, dẫn tới chậm kinh

Giảm, tăng cân một cách đột ngột cũng gây trễ kinh

Tăng cân hay giảm cân đột ngột, quá mức cũng là tácc nhân gây ra tình trạng chậm kinh 1 tuần chị em cần lưu ý. Bởi vì khi giảm cân quá mức sẽ làm cho cơ thể không sản xuất đủ lượng Estrogen để hình thành niêm mạc tử cung nên dẫn đến việc bị trễ kinh.

Đồng thời, nếu tăng cân nhanh chóng cũng làm cho cơ thể sản xuất quá nhiều Estrogen trong thời gian ngắn, làm cho lớp niêm mạc phát triển to hơn bình thường. Điều này làm cho kinh nguyệt bị rối loạn nên mới có hiện tượng trễ kinh.

Cách khắc phục tình trạng trễ kinh 1 tuần

Để hạn chế tình trạng chậm kinh 1 tuần, cũng như duy trì được chu kỳ kinh nguyệt bình thường trở lại, chị em nên áp dụng một số biện pháp sau:

  • Nếu phát sinh quan hệ tình dục trước đó, nên dùng que thử hoặc siêu âm để giảm không còn lo lắng về tình trạng chậm kinh.
  • Luôn tạo tâm lý thoải mái, lạc quan để tránh rơi vào tình trạng stress, căng thẳng lâu ngày.
  • Cần có chế độ ăn uống hợp lý, đa dạng các nhóm thực phẩm thịt, cá, trứng, sữa, ưu tiên ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc, trái cây tươi mỗi ngày.
  • Luôn kiểm soát cân nặng ở mức ổn định, cũng như có chế độ giảm cân khoa học.
  • Chăm chỉ tập luyện thể dục đều đặn, thường xuyên.
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách bằng dung dịch lành tính, nước sạch để cân bằng độ pH và loại bỏ các loại vi khuẩn dễ gây ra bệnh lý phụ khoa nguy hiểm.
  • Nên thăm khám phụ khoa định kỳ, cũng như nhận thấy trễ kinh lâu hơn 1 tuần mà không phải do mang thai.

Trên đây là những giải đáp giúp chị em hiểu rõ hơn về việc trễ kinh 1 tuần có sao không? Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp mọi người có thêm những kiến thức để chăm sóc sức khỏe của mình một cách tốt nhất.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.