Hướng dẫn làm thủ tục hiến xác

Trên cơ sở quy định của pháp luật Việt Nam thì công dân Viêt Nam nếu đủ điều kiện thì có thể thực hiện việc đăng ký hiến xác và nội tạng của mình. Việc đăng ký hiến tạng là một hành động cao cả mang đến cơ hội cứu sống hàng chục, thậm chí là hàng trăm người. Nếu được hỏi về mục đích hiến xác, nhiều người sẽ ngay lập tức trả lời rằng, việc làm này sẽ đem đến cơ hội cứu sống cho rất nhiều người khác.

Trên cơ sở quy định tại Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006, những người có đủ các điều kiện sau được hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác:

– Người từ đủ 18 tuổi trở lên;

– Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Đăng ký hiến xác và nội tạng ở đâu?

Từ lâu đời, quan niệm khi chết cần phải lành lặn, đầy đủ các cơ phận nên người Việt cũng rất ái ngại khi có mổ xẻ, hiến tạng, mất một phần thân xác. Quyết định hiến xác sau khi qua đời là một hành động cao cả mang đến cơ hội cứu sống hàng chục, thậm chí là hàng trăm người. Nếu bạn có ý nghĩ thực hiện nghĩa cử này, hãy tìm hiểu kỹ mục đích, quá trình xử lý cũng như thủ tục hiến xác nhé.

Hiện nay, theo như quy định của pháp luật Việt Nam thì người đăng ký hiến có thể đăng ký hiến tặng ở các cơ quan sau:

Thứ nhất, tại Hà Nội:

Người đăng ký hiến có thể đến trực tiếp Trung tâm điều phối quốc gia về ghép Bộ phận cơ thể người – Phòng 230 – Nhà C2 – Bệnh viện Việt Đức ( Số 40 Tràng Thi).

Nếu ở xa có thể liên hệ SĐT: 0915060550 để được hướng dẫn cụ thể.

Thứ hai, tại TPHCM:

Người có nhu cầu hiến tạng có thể đăng ký trực tiếp tại Đơn vị Điều phối ghép các bộ phận cơ thể người tại Bệnh viện Chợ Rẫy (số 201B đường Nguyễn Chí Thanh) từ thứ hai đến thứ sáu.

Nếu ở xa có thể liên hệ SĐT đường dây nóng trực 24/24 giờ là 0913677016 để được hướng dẫn cụ thể.

Ngoài ra, có thể vào trang http://vnhot.com.vn tải mẫu đơn, điền đầy đủ thông tin rồi gửi về Trung tâm kèm một ảnh chân dung, một bản photo CMND hoặc hộ chiếu.

Thứ ba, người dân cũng có thể đến các trường Đại học Y gần nhất để tiến hành đăng ký hiến xác.

Những cơ thể được hiến tặng có thể giúp ích cho các mục đích sau đây:

– Đào tạo sinh viên y khoa và bác sĩ phẫu thuật

– Kiểm tra và đảm bảo liệu ô tô có đủ cơ sở vật chất an toàn để hạn chế sự tổn thương lên cơ thể con người khi xảy ra tai nạn hay không

– Kiểm tra thiết bị bảo hộ (ví dụ như giày cho lính, hoặc áo giáp chống đạn cho nhân viên cảnh sát, hoặc mũ bảo hiểm cho người đi xe đạp và trượt tuyết)

– Khám phá các loại thuốc mới và khám phá tương tác thuốc nguy hiểm

– Phát triển và cải thiện các thiết bị y tế

– Nghiên cứu và điều trị chấn thương và bệnh tật

– Phát triển các kỹ thuật phẫu thuật mới

Thủ tục đăng ký hiến xác tại Hồ Chí Minh

Người tự nguyện hiến xác là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự tại thời điểm đăng ký thủ tục hiến thi hài.

Hiến xác là việc một người tự nguyện hiến xác của mình sau khi chết cho cơ quan có thẩm quyền sử dụng nhằm mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học.

Theo Điều 35, Bộ luật dân sự năm 2015 về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác:

1. Cá nhân có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.

2. Cá nhân có quyền nhận mô, bộ phận cơ thể của người khác để chữa bệnh cho mình. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, pháp nhân có thẩm quyền về nghiên cứu khoa học có quyền nhận bộ phận cơ thể người, lấy xác để chữa bệnh, thử nghiệm y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.

3. Việc hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người, hiến, lấy xác phải tuân thủ theo các điều kiện và được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác và luật khác có liên quan.

Tại Điều 5 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác cũng quy định: Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác.

Như vậy, theo quy định, người từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến xác của mình sau khi chết. Bác hoàn toàn có thể thực hiện nguyện vọng cao đẹp của mình bằng việc thực hiện thủ tục đăng ký hiến xác theo quy định tại Điều 19, Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác. Thủ tục như sau:

- Người muốn hiến xác có thể đến tới bất kì cơ sở y tế nào để trình bày về mong muốn, nguyện vọng của mình.

- Khi nhận được thông tin của người có nguyện vọng hiến xác, cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo cho cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến.

- Khi nhận được thông báo, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến có trách nhiệm gặp trực tiếp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan về hiến xác; hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu đơn; cấp thẻ đăng ký hiến xác cho người hiến.

Việc đăng ký hiến xác có hiệu lực kể từ khi người đăng ký được cấp thẻ đăng ký hiến.

Nguyện vọng hiến xác là quyền dân sự, do vậy ngay cả khi bác đã đăng ký và được cấp thẻ hiến xác thì vẫn có thể thay đổi, rút lại nguyện vọng của mình. Khi đó, bác gửi đơn đến cơ sở y tế hoặc cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến đã tiếp nhận đơn đăng ký hiến để đề nghị hủy bỏ. Tại đây, họ sẽ thu hồi lại thẻ đăng ký hiến xác đã cấp cho bác và việc hủy bỏ hiến xác của bác có hiệu lực ngay từ thời điểm sơ sở y tế (hoặc cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến) nhận đơn hủy bỏ đơn đăng ký hiến xác.