Hướng dẫn thiền định đúng cách năm 2024

Thiền định là một bài tập luyện tập trung vào đối tượng cụ thể để đạt được trạng thái tinh thần minh mẫn và cảm xúc bình tĩnh. Ngồi thiền mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tâm hồn như giảm stress, kiểm soát lo âu, cải thiện giấc ngủ, cải thiện trí nhớ… Đối với những người mới bắt đầu thì việc thực hành thiền định gặp nhiều khó khăn. 9 cách sau đây sẽ giúp bạn có được buổi tập thiền định dễ dàng và hiệu quả hơn.

1. Thực hiện chậm rãi

Điều quan trọng của thiền định là giúp tâm trí bạn từ từ được bình tâm, những suy nghĩ lần lượt được lướt qua. Bạn không thể bắt buộc bản thân từ bỏ mọi suy nghĩ trong đầu thật nhanh ngay khi bắt đầu ngồi thiền. Vì vậy bạn cần thực hiện việc ngồi thiền từ từ, dành thời gian để đầu óc giảm căng thẳng và dần lắng đọng.

2. Tạo cảm giác thoải mái

Bạn có thể ngồi trên ghế rồi đặt chân lên sàn, ngồi bắt chéo chân và thả lỏng. Bạn nên chọn bất kì tư thế ngồi nào mà bạn cảm thấy thoải mái và ngồi yên ở tư thế đó trong vài phút.

3. Tập trung vào hơi thở

Một việc đơn giản nhưng rất quan trọng là tập trung vào hơi thở của bạn. Bạn chú ý đến những nơi bản thân có thể cảm nhận được hơi thở của mình rõ nhất như mũi, miệng hay dạ dày. Bằng cách này bạn dần dần thu hút được sự tập trung của mình.

Hướng dẫn thiền định đúng cách năm 2024
Tập trung và theo dõi hơi thở sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn khi thiền định. Đồ họa: Ngọc Tâm

4. Theo dõi hơi thở

Sau khi cảm nhận hơi thở, bạn nên chú ý theo dõi hơi thở của mình trong 2 phút. Bạn hít sâu, mở rộng bụng và thở ra từ từ rồi hóp bụng lại.

5. Giới hạn thời gian

Đối với những người mới bắt đầu với thiền định, bạn nên ngồi thiền trong thời gian ngắn. Sau đó bạn tăng dần thời gian luyện tập. Việc này giúp cơ thể dần thích nghi với thiền định để mang lại hiệu quả tốt hơn.

6. Kiểm soát tâm trí

Việc bạn suy nghĩ lan man trong lúc thiền định là thường xuyên xảy ra khi bạn mới bắt đầu tiếp xúc với loại hình này. Tuy nhiên bạn chỉ cần tập trung vào hơi thở và cảm nhận từng hơi thở thì bạn sẽ đưa tâm trí về tầm kiểm soát.

7. Tưởng tượng

Trong lúc ngồi thiền, bạn có thể hình dung đến một vật thể cụ thể để lôi kéo sự tập trung của chính mình. Điều này giúp bạn nâng cao sự tập trung khi thiền định.

8. Sử dụng giọng nói của bạn

Niệm kinh trong suốt quá trình thiền định giúp cải thiện kết quả thiền định. “Om” và “aum” là hai bài niệm được sử dụng phổ biến trong thiền định và tập luyện yoga. Việc niệm kinh giúp bạn cân bằng hơi thở và tạo cảm giác thư thái cho tâm hồn.

9. Kết thúc nhẹ nhàng

Để kết thúc một buổi thiền, bạn nên từ từ mở mắt, dành một phút ngắm nhìn mọi thứ xung quanh và để tâm đến cảm xúc, suy nghĩ, cơ thể của mình.

Ngoài ra, khi mới bắt đầu bạn nên đếm hơi thở của mình từ 1 đến 10 và lặp lại. Ngồi thiền là phương pháp phổ biến trong thiền định, bạn cũng có thể nằm thiền và áp dụng kĩ thuật yoga nidra. Một lưu ý khác là bạn không nên luyện tập thiền định khi căng thẳng hoặc ép buộc bản thân ngồi thiền. Hãy thực hiện thiền định trong tư thế thoải mái và tự nguyện. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên thực hiện thiền định từ 5 đến 10 phút mỗi ngày.

Dạo gần đây, bạn đang rơi vào tình trạng làm việc rất mất tập trung, tinh thần uể oải không thể hoàn thành tốt công việc? Vậy tại sao bạn không nghĩ tới việc ngồi thiền, để đạt đến cấp độ nhận thức và cơ thể đạt sự tĩnh lặng, thoải mái. Trong bài viết này, UNICA sẽ “bật mí” cho bạn cách ngồi thiền “chuẩn không cần chỉnh” cho người mới bắt đầu. Các bạn cùng Unica tham khảo nhé!

Cách ngồi thiền đúng cách cho người bắt đầu học

Với những người bắt đầu bước chân vào cửa học Thiền thì việc làm sao thiền cho đúng là điều rất quan trọng. Trong phần này, UNICA sẽ chỉ cho bạn một số lưu ý về cách thiền hiệu quả như sau:

Bước 1: Khâu chuẩn bị trước khi thiền

Khâu chuẩn bị là khâu quan trọng nhất trong bất cứ việc gì. Ngồi thiền cũng vậy, bạn cần một nơi tĩnh lặng, yên tĩnh và không có tiếng ồn. Bởi vì nó sẽ giúp bạn tập trung hoàn toàn vào việc thiền, não bộ không bị gián đoạn hay chi phối bởi bất cứ yếu tố nào bên ngoài.

\>>> Xem nay: Cách ngồi thiền yoga đạt hiệu quả tối ưu cho người mới bắt đầu

Hướng dẫn thiền định đúng cách năm 2024

Chọn một không gian ngồi thiền tĩnh lặng không ồ ào để tập trung

Với những bạn bắt đầu làm quen với việc thiền này, trong quá trình ngồi thiền bạn cần phải tắt TV, tắt điện thoại và tất cả thiết bị âm thanh. Bạn chỉ nền mở nhạc nhẹ nhàng, thể loại ngồi thiền du dương và lặp đi nhiều lần để không bị phá vỡ sự tập trung.

Trong quá trình chuẩn bị, bạn hãy ăn mặc thật thoải mái, hạn chế mặc những bộ quần áo chật chội hoặc khó chịu cho cơ thể khiến bạn không tập trung. Ngoài ra, bạn cần lưu ý về thời gian ngồi thiền sao cho hợp lý. Các thiền giả khuyên rằng, bạn nên ngồi ít nhất 20 - 30 phút mỗi ngày. Còn nếu với những bạn bắt đầu ngồi, thì nên thiền ít nhất 5 phút mỗi ngày.

Bước 2: Tư thế ngồi của cơ thể

Trong cách ngồi thiền, quan trọng nhất là phải thoải mái nên bạn hãy lựa chọn ngồi trên một tấm nệm. Cột sống của lưng luôn phải thẳng, không được nghiêng sang bên trái hay bên phải, cũng không được ngả người về phía trước hay phía sau.

Xương chậu của bạn cần phải nghiêng về phía trước một độ vừa phải, đủ để cột sống của bạn được nâng bằng xương mông. Và khi ngồi thiền, bạn có thể mở mắt hoặc nhắm mắt. Nhưng theo lời khuyên chung, bạn nên nhắm mắt lại bởi vì nó sẽ giúp bạn tập trung hơn, không bị phân tán cho những điều nhìn thấy.

Bước 3: Tập trung vào việc điều chỉnh hơi thở

Kỹ thuật thiền rất coi trọng cách thở. Bạn cần phải tập trung vào một điểm nào đó trên bụng để cảm nhận và nhận thức được hơi thở của mình có ra đều nhịp hay không? Việc bạn thở 2 hay 4 thì và thời gian bao nhiêu trong một nhịp, bao nhiêu nhịp trong một phút cũng cần luyện tập trong thời gian dài. Và việc bạn thở sai sẽ làm cho cơ thể trở nên mệt mỏi, mất tập trung.

\>>> Xem ngay: Ngồi thiền chữa bách bệnh nghe vô lý nhưng là sự thật!

Hướng dẫn thiền định đúng cách năm 2024

Bạn cần điều chỉnh thơi thở đúng nhịp để đạt kết quả thiền tốt nhất

Bước 3: Lặp lại một câu nói

Trong quá trình ngồi thiền, bạn cần lặp đi lặp lại một câu thần chú hoặc 1 danh hiệu Phật liên tục nào đó cho đến khi tâm trí của bạn đã rơi vào trạng thái tĩnh lặng thiền định sâu. Bạn cứ lặp đi lặp lại câu đó để tạo sự tập trung, đến khi bạn đã nhập vào thiền thành công thì không cần phải lặp lại câu chú này nữa.

Bước 4: Luyện tập cơ thể thả lỏng

Có nghĩa là cơ thể bạn lần lượt rơi vào thể lỏng và thư giãn, nó cho phép bạn thư giãn cả tâm trí. Bạn sẽ nhắm mắt lại và chọn một điểm khởi đầu trên cơ thể, thông thường người ngồi thiền sẽ chọn ngón chân. Tập trung vào từng ngón chân và bắt đầu thư giãn nó, căng ngón chân để giải tỏa hết mọi căng thẳng. Rồi sau đó, di chuyển dần lên những vị trí xung quanh và toàn cơ thể.

Tầm quan trọng của việc ngồi thiền đúng cách

Cách ngồi thiền đúng tư thế sẽ mang lại cho bạn gấp 200% lợi ích khi ngồi không đúng cách. Ngồi thiền là một trạng thái người học không để tâm trí bị ràng buộc vào bất cứ thứ gì. Thứ duy nhất mà bạn quan tâm đó là tĩnh tâm và thả hồn mình vào thiền. Từ đó, giúp cho bản thân tăng khả năng tập trung, giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi và có thể điều trị bệnh.

Khi bạn ngồi thiền đúng cách, nó sẽ mang lại cho bạn sức khỏe tốt hơn, tinh thần thoải mái, hơn thế nữacòn giúp cho bạn nâng cao được “chính khí” để thải các chất độc hại cũng như giúp cơ thể phòng bệnh và chiến thắng bệnh tật. Ngược lại, nếu khi bạn ngồi sai tư thế sẽ gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Hướng dẫn thiền định đúng cách năm 2024

Ngồi thiền đúng cách giúp bạn có tinh thần và sức khỏe tốt

Nhiều người do ngồi thiền không đúng tư thế dẫn đến tình trạng bạn bị tê chân, chóng mặt, đau lưng hoặc thậm chí là hoa mắt, ứ máu, giãn tĩnh mạch chi...

Lưu ý khí thực hiện tư thế ngồi thiền

- Lựa chọn không gian thiền: Một trong những cách ngồi thiền hiệu quả là việc lựa chọn không gian thiền phù hợp. Một không gian trong lành, yên tĩnh và không bị quấy rầy bởi những yếu tố xung quanh sẽ giúp bạn thiền tốt hơn.

- Không ép bản thân thiền quá lâu: Thiền là một bộ môn đòi hỏi sự kiên trì và luyện tập lâu dài. Vì vậy khi bắt đầu tham gia vào các khóa học thiền online. Bạn nên thực hành trong thời gian ngắn. Khi bản thân đã thật sự thành thạo và thoải mái với các động tác thì mới kéo dài thời gian thiền để cơ thể không cảm thấy mệt mỏi, chán nản cho những lần học thiền đầu tiên.

- Tập trung vào hơi thở: Trong khi thiền, bạn nên cảm nhận và lắng nghe cơ thể mình. Hít một hơi thật sâu rồi thở ra thật chậm bằng mũi sẽ giúp bạn cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn rất nhiều.

- Ăn nhẹ trước khi thiền: Bạn không nên thiền khi bụng trống rỗng bởi nó sẽ là nguyên nhân khiến bạn mất tập trung do đói. Vì vậy bạn có thể ăn nhẹ trước 30 - 45 phút khi thiền để cơ thể được bổ sung thêm năng lượng, giúp bạn ngồi thiền được lâu hơn.

- Cam kết thiền mỗi ngày: Mỗi ngày bạn nên dành ra 10-15 phút để tập thiền vào sáng sớm hoặc buổi tối trước khi đi ngủ để tạo nên thói quen tốt. Ngoài ra thiền sẽ giúp bạn cung cấp năng lượng tuyệt vời cho ngày mới và ngủ sâu giấc hơn khi về đêm.

Cách ngồi thiền đúng cách có tầm quan trọng rất lớn đến sức khỏe của bạn. Vì vậy, với những chia sẻ ở bài viết trên, bạn đã có thêm những lưu ý về cách thiền sao cho đúng chuẩn. UNICA hy vọng, bạn sẽ thực hành thiền mỗi ngày để có một sức khỏe tốt cùng một tinh thần vui vẻ.