Hướng động có ý nghĩa như thế nào đối với thực vật

Giải Bài Tập Sinh Học 11 – Bài 23: Hướng động (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 23 trang 91: Quan sát hình 23.1, hãy nêu hiện tượng ở rễ và ở chồi khi để lệch hướng bình thường.

Lời giải:

– Rễ luôn hướng xuống dưới

– Chồi luôn phát triển lên phía trên

Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 23 trang 92: Quan sát các thí nghiệm ở hình 23.2, nêu hiện tượng của thí nghiệm.

Lời giải:

– Cây luôn phát triển hướng về phía ánh sáng

Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 23 trang 93: Quan sát hình 23.3, nêu hiện tượng của rễ đối với sự có mặt của nước.

Lời giải:

Rễ cây phát triển hướng tới nguồn nước

Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 23 trang 93: So sánh sự khác nhau giữa hai chậu cây trồng trong đất (hình 23.4)

Lời giải:

– Chậu 1: Rễ cây phát triển đến nơi có hầm lượng dinh dưỡng tốt.

– Chậu 2: Rễ phát triển tránh xa các hóa chất độc hại.

Lời giải:

Hướng động là hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước một tác nhân kích thích theo một hướng xác định.

Lời giải:

∗ Hướng đất:

– Ví dụ: Khi đặt một hạt đậu mới nảy mầm ở vị trí nằm ngang. Sau một thời gian rễ cong xuống còn thân cong lên. Lặp lại nhiều lần vẫn diễn ra hiện tượng đó.

– Giải thích: Do sự phân bố điện tích và auxin không đều ở hai mặt rễ. Mặt trên có lượng auxin thích hợp cần cho sự phân chia lớn lên và kéo dài tế bàọ làm rễ cong xuống đất. Rễ có hướng đất dương.

∗ Hướng sáng:

– Ví dụ: Khi cho cây mọc trong hộp kín có một lỗ tròn, thấy ngọn cây vươn về phía ánh sáng.

– Giải thích: Ánh sáng gây ra sụ phân bố lại hàm lượng auxin từ phía được chiếu sáng sang phía bị che tối, do đó tích lũy nhiều auxin ở phía bị che tối đã kích thích sự sinh trưởng của tế bào mạnh hơn phía được chiếu sáng. Kết quả ngọn cây uốn cong về phía ánh sáng.

∗ Hướng nước:

– Ví dụ: Khi gieo hạt vào một chậu thủng lỗ hay trên lưới thép có bông ẩm, treo nghiêng. Khi hạt nảy mầm, rễ và thân cây mọc đúng theo chiều hướng đất.

– Giải thích: Ở rễ có mặt các bào quan nhạy cảm với trọng lực gọi là sỏi thăng bằng, lực hấp dẫn làm lắng sỏi thăng bằng hướng xuống ngược với lưới nội chất được định hướng riêng biệt.

∗ Hướng hóa:

– Ví dụ: Khi đặt hạt nảy mầm trên lưới sát mặt đất: ở giữa chậu thứ nhất đặt một bình xốp đựng phân bón (đạm, lân, kali), chậu thứ hai đặt một bình xốp đựng hóa chất độc như arsenat, fluorua.

Lời giải:

Auxin có vai trò kích thích sự kéo dài của tế bào.

– Hướng đất: Hai mặt của rễ có auxin phân bố không đều. Mặt dưới tập trung nhiều auxin làm kìm hãm tăng trưởng. Mặt trên có lượng auxin thích hợp cần cho sự phân chia lớn lên và kéo dài tế bào làm rễ cong xuống.

– Hướng sáng: Auxin vận chuyển chủ động về phía ít ánh sáng ngược với hướng đất, lượng auxin nhiều kích thích sự kéo dài của tế bào, làm cây uốn cong về phía sáng.

Lời giải:

   A. các nhân tố môi trường

   B. sự phân giải sắc tố

   C. đóng khí khổng

   D. thay đổi hàm lượng axit nuclêic.

   D. Thay đổi cấu trúc tế bào.

Đáp án: A

Lời giải:

– Làm đất tơi, xốp, thoáng khí đủ ẩm rễ cây sinh trưởng ăn sâu.

– Tưới nước đều, nước thấm sâu, rễ đâm sâu.

– Trồng các loại cây ưa sáng chú ý mật độ trồng từng loại cây.

– Bón phân đủ liều lượng

– Trồng các cây leo cần các giá thể có hình theo nhu cầu làm cây cảnh nghệ thuật.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 11
  • Giải Sinh Học Lớp 11 Nâng Cao
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 11
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 11 Nâng Cao

Giải Bài Tập Sinh Học 11 – Bài 23: Hướng động giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 23 trang 97: Quan sát hình 23.1, nêu nhận xét về sự sinh trưởng của thân cây non ở các điều kiện chiếu sáng khác nhau.

Lời giải:

Khi điều kiện chiếu sáng khác nhau, sự sinh trưởng của thân cây non khác nhau:

– Cây được chiếu sáng từ một phía: thân cây non sinh trưởng hướng về phía nguồn sáng.

– Cây mọc trong tối hoàn toàn: thân cây mọc vống lên, lá màu vàng úa.

– Cây được chiếu sáng từ mọi phía: cây mọc thẳng, cây khỏe, lá có màu xanh lục.

Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 23 trang 98: So sánh sự sinh trưởng của các cây trên hình 23.3 và trả lời các câu hỏi sau:

– Vì sao thân và rễ cây trên hình 23.3a và 23.3c sinh trưởng theo hướng nằm ngang?

– Phản ứng của thân cây và rễ cây đối với sự kích thích của trọng lực (hình 23.3b và 23.3d) có gì khác nhau?

Lời giải:

Quan sát hình 23.3a và 23.3c thấy cây có thân và rễ sinh trường theo hướng nằm ngang vì cây được gắn vào máy hồi chuyển (clinostat) quay chậm để triệt tiêu sự kích thích của trọng lực từ mọi phía.

– Phản ứng của thân và rễ cây đối với sự kích thích của trọng lực có sự khác nhau là:

+ Thân uốn cong lên trên (hướng trọng lực âm).

+ Rễ uốn cong về phía trước (hướng trọng lực âm).

Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 23 trang 100:

– Hãy nêu vai trò của hướng sáng dương của thân, cành cây và cho ví dụ minh họa.

– Hướng sáng âm và hướng trọng lực dương của rễ có ý nghĩa gì đối với đời sống của cây?

– Nêu vai trò của hướng hóa đối với sự dinh dưỡng khoáng và nước của cây.

– Hãy nêu những loài cây trồng có hướng tiếp xúc.

Lời giải:

Vai trò của hướng sáng dương của thân, cành cây là tìm đến nguồn sáng để quang hợp. Ví dụ: cây mọc sát ở các bức cao tường luôn hướng ra xa phía tường có nhiều ánh sáng hơn; cây đặt ở của sổ luôn sinh trường hướng vào của sổ đón các tia sáng chiếu đến.

– Hướng sáng âm và hướng trọng lực dương của rễ có ý nghĩa: đảm bảo cho rễ mọc vào đất để giữ cây và dể hút nước cùng các chất khoáng có trong đất.

– Vai trò của hướng hóa đối với sự dinh dưỡng khoáng và nước của cây là nhờ có tính hướng hóa rễ cây sinh trường hướng tới nguồn nước và phân bón để dinh dưỡng.

– Những loài cây trồng có hướng tiếp xúc như: cây mướp, bầu, bí, dứa leo, nho, cây của từ. đậu cô ve,…

Bài 1 (trang 101 SGK Sinh 11): Cảm ứng của thực vật là gì?

Lời giải:

Cảm ứng của thực vật là khả năng của cơ thể thực vật phản ứng lại các sự kích thích từ môi trường.

Bài 2 (trang 101 SGK Sinh 11): Các tua quấn ở các cây mướp, bầu, bí… là kiểu hướng động gì?

Lời giải:

Kiểu hướng động của các tua quấn ở cây mướp, bầu, bí… là hướng tiếp xúc. Tua quấn là lá biến dạng, chúng vươn thẳng đến giá thể. Sự tiếp xúc với giá thể làm kích thích sự kéo dài của các tế bào tại phía không tiếp xúc với giá thể của tua, làm cho tua quấn quanh giá thể.

Bài 3 (trang 101 SGK Sinh 11): Nêu vai trò của hướng trọng lực trong đời sống của cây.

Lời giải:

Hướng trọng lực giúp cố định cây vững chắc vào đất và để rễ cây hút nước cùng các ion khoáng từ đất nuôi cây.

Bài 4 (trang 101 SGK Sinh 11): Hãy kể những tác nhân gây ra hướng hóa ở thực vật.

Lời giải:

Các tác nhân gây ra hướng hóa ở thực vật là các hợp chất hóa học. Ví dụ: axit, kiềm, các muối khoáng, các chất hữu cơ, hoocmôn, các chất dẫn dụ và các hợp chất khác.

Bài 5 (trang 101 SGK Sinh 11): Vào rừng nhiệt đới, ta gặp rất nhiều dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn để vươn lên cao, đó là kết quả của:

A – hướng sáng.

B – hướng tiếp xúc.

C – hướng trọng lực âm.

D – cả 3 loại hướng trên.

Lời giải:

Đáp án: B

Câu hỏi:So sánh hướng động và ứng động?

Lời giải:

- Cảm ứnglà phản ứng của sinh vật đối với kích thích.

- Có 2 hình thức cảm ứng ở thực hướng động (vận động định hướng) và ứng động (vận động cảm -ứng).

Cây xấu hổ chụm lá khi có lực tác động vào

So sánh hướng động và ứng động

*Giống nhau: ứng động và hướng động đều là phản ứng của cơ thể trước các tác động của môi trường,đều là cử động của thực vật giúp cho cây tồn tại và phát triển trong điều kiện sống của môi trường thường xuyên thay đổi

* Khác nhau

Dấu hiệu so sánh

Hướng động

Ứng động

1. Định nghĩaLà hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định.Là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.
2. Đặc điểm

- Tác nhân kích thích định hướng

- Tỉ lệ thuận với cường độ kích thích.

- Tác nhân kích thích không định hướng.

-Không tỉ lệ thuận với cường độ kích thích.

3. Hình thức biểu hiện

- Hướng theo tác nhân kích thích.

- Tốc độ: chậm.

- Không hướng theo tác nhân kích thích.

- Tốc độ: nhanh.

4. Phân loạigồm 2 loại:hướng động âm và hướng động dươnggồm 2 loại : ứng động không sinh trưởng và ứng động sinh trưởng

Chúng ta sẽ cùng top lời giải tìm hiểu kỹ hơn về tính hướng động và ứng động ở thực vậtnhé

1. Hướng động.

- Hướng động là hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước một tác nhân kích thích có tính định hướng.

+ Khi cây vận động hướng về phía có tác nhân kích thích thì gọi là hướng dương,

+ khi cây vận động tránh xa phía có tác nhân kích thích thì gọi là hướng âm.

- Về bản chất, sự uốn cong của các bộ phận của cây về phía có tác nhân (hay tránh xa phía có tác nhân) là do sự sinh trưởng không đều giữa hai phía của bộ phận của cây.

- Sự sinh trưởng không đều là do sự phân bố không đều của auxin (hay hoocmon khác) ở hai phía gây ra bởi tác động của tác nhân kích thích.

- Dựa vào tác nhân gây ra hướng động, có thể chia hướng động thành các kiểu:

+ Hướng sáng

+ Hướng trọng lực (hướng đất)

+ Hướng nước

+ Hướng hóa

+ Hướng tiếp xúc.

a. Hướng sáng.

- Các bộ phận của cây như thân, lá có tính hướng sáng dương khi được chiếu sang từ một phía. Thân và lá cây luôn uốn cong về phía có ánh sáng, một số thực vật có bề mặt lá luôn hướng vuông góc với ánh sáng mặt trời.

- Phản ứng uốn cong của cây do tác động của ánh sáng được điều tiết bởi một loại quang thụ thể là phototropin. Loại thụ thể này rất mẫn cảm với ánh sáng xanh lam và tím vì vậy, phản ứng hướng sáng của cây nhạy cảm với ánh sáng xanh lam và tím, đặc biệt là ánh sáng xanh lam. (bước sóng 435nm).

- Về cơ chế của tính hướng sáng, giả thuyết đang được công nhận nhiều nhất là giả thuyết về sự phân bố lại auxin do tác động của ánh sáng. Phía không được chiếu sang (bị che tối) có hàm lượng auxin cao hơn phía được chiếu sáng, do đó phía bị che tối có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn, gây nên sự uốn cong thân cây.

b. Hướng trọng lực (hướng đất).

- Rễ cây có tính hướng đất dương còn chồi ngọn có tính hướng đất âm.

- Về cơ chế gây ra tính hướng đất của cây, auxin được cho là đóng vai trò chủ yếu.

- Khi đặt rễ cây nằm ngang, rễ luôn được điều chỉnh để hướng xuống phía dưới. Nguyên nhân là do tác động của trong lực dẫn đến sự phân bố không đều của auxin ở 2 phía của rễ, nồng độ auxin phía dưới cao hơn phía trên. Sự tăng nồng độ auxin ức chế sự sinh trưởng của các tế bào ở phía dưới, gây ra sự sinh trưởng chậm hơn, dẫn đến rễ uốn cong xuống dưới.

- Điều đáng chú ý là auxin hòa tan trong nước do đó nó không chịu tác động của trọng lực. Vậy tác nhân nào làm cho nồng độ auxin ở phía dưới cao hơn phía trên?

- Thực ra, thực vật có thể cảm ứng được trọng lực là nhờ sự lắng xuống của các hạt thăng bằng thực chất là các lạp thể chứa nhiều hạt tinh bột bên trong. Dưới tác động của trọng lực, các hạt thăng bằng bị kéo xuống mặt dưới của tế bào, gây ra sự vận chuyển chủ động ion canxi và auxin về phía dưới của rễ. sự thích ứng của auxin ở phía dưới gây ra sự uốn cong của rễ như đã giải thích ở trên. Giả thuyết này được ủng hộ khi so sánh thời gian lắng xuống của các hạt thăng bằng với thời gian gây ra phản ứng hướng đất của cây.

- Một số giả thuyết cho rằng cảm ứng với trọng lực của thực vật được thực hiện bởi toàn bộ tế bào. Rễ của thể đột biến của Arabidopsis không có hạt thăng bằng nhưng vẫn có tính hướng trọng lực mặc dù chậm hơn. Theo giả thuyết này, trọng lực đã tác động cơ học đối với các protein neo giữ chất nguyên sinh vào thành tế bào. Các protein phía trên bị kéo căng còn các protein phía dưới bị nén lại. Ngoài các hạt thăng bằng, các bào quan khác cũng chịu tác động của trọng lực, thay đổi vị trí, gây biến dạng khung

xương tế bào, gây nên phản ứng hướng đất. Sự có mặt của các hạt thăng bằng làm tang tính mẫn cảm với trọng lực hơn. Do đó, khi không có hạt thăng bằng thì phản ứng của rễ chậm hơn.

c. Hướng nước và hướng hóa.

- Rễ cây có tính hướng nước dương. Điều này đã được chứng minh bởi thực nghiệm. Trong đất rễ len lõi giữa các khe hở của đất, hướng đến nguồn nước, lấy nước và cung cấp cho các hoạt động sống của cây. Có thể coi nước là một tác nhân kích thích của môi trường gây ra sinh trưởng của rễ. Nói chung, rễ cây sinh trưởng theo gradient nước.

- Tính hướng hóa của rễ thể hiện ở chổ rễ luôn sinh trưởng hướng tới nguồn dinh dưỡng (hướng hóa dương) và tránh xa nguồn hóa chất độc hại (hướng hóa âm).

d. Hướng tiếp xúc.

- Thực vật có tính nhạy cảm với các tác động cơ học. Khi tiếp xúc với vật thể rắn, các bộ phận của cây sinh trưởng uốn cong về phía được tiếp xúc (tua cuốn, thân cây leo,..) hoặc tránh xa vị trí được tiếp xúc (thân cây non sinh trưởng gặp phải chướng ngại vật...). Về cơ chế, hướng tiếp xúc cũng được gây ra do sự sinh trưởng không đều của các lớp tế bào ở hai phía của bộ phận. Tuy nhiên, cơ chế gây ra sự sinh trưởng không đều như thế nào thì còn chưa được sáng tỏ.

2. Ứng động

* Khái niệm ứng động là gì?

Ứng động là vận động phản ứng của cây trước những tác nhân kích thích tác động từ nhiều phía của môi trường (không định hướng của môi trường). Ứng động bao gồm: Ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng.

*Các loại ứng động ở thực vật

- Tùy theo tác nhân kích thích: quang ứng động, hoá ứng động, nhiệt ứng động, điện ứng động….

- Tùy theo vận động có gây ra sự sinh trưởng của thực vật hay không mà người ta chia ra ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng.

+ Ứng động sinh trưởnglà vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng dãn dài của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa) do tác động của kích thích.

+ Ứng động không sinh trưởnglà kiểu ứng động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trưởng nước)