Hút thai có được thanh toán bảo hiểm không năm 2024

- Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.

- Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.

- Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt.

- Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.

- Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng đối với bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, thảm họa.

- Khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp tự tử, tự gây thương tích.

- Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác.

- Khám bệnh, chữa bệnh tổn thương về thể chất, tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật của người đó gây ra.

Ngoài ra, trong trường hợp khám chữa bệnh ngoại trú trái tuyến [tức là chỉ sử dụng dịch vụ, khám chữa bệnh, lấy thuốc mà không nhập viện không tại cơ sở khám chữa bệnh ban đầu] thì đối tượng này cũng không được bảo hiểm y tế hỗ trợ chi trả dù có bảo hiểm y tế hay không. Người khám chữa bệnh tự mình chi trả mọi chi phí trong trường hợp này.

Theo Điều 57 Dự thảo Luật bảo hiểm xã hội, khi đình chỉ thai nghén, lao động nữ sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.

Thời gian nghỉ được quy định như sau: Tối đa 10 ngày với thai dưới 5 tuần tuổi; Tối đa 20 ngày với thai từ 5-dưới 13 tuần tuổi; Tối đa 40 ngày với thai từ 13-dưới 22 tuần tuổi.

Trong đó, đình chỉ thai nghén là một thuật ngữ y học chỉ việc sử dụng các biện pháp can thiệp y tế nhằm chấm dứt sự phát triển của thai nhi, còn được hiểu đơn giản là trường hợp phá thai.

Hiện nay, cơ quan bảo hiểm xã hội chỉ giải quyết chế độ cho người lao động sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì mới được hưởng chế độ thai sản.

Như vậy, nếu quy định này được thông qua, ngay cả khi lao động nữ phá thai ngoài ý muốn thì người này vẫn có thể được giải quyết hưởng chế độ thai sản.

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội đề xuất nhiều quy định mới về chế độ thai sản [Ảnh: ANTĐ].

Bên cạnh đó, Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội còn bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội cho người không có lương hưu. Theo Khoản 2 Điều 3 dự thảo, trợ cấp hưu trí xã hội là chính sách mà ngân sách nhà nước cung cấp một khoản trợ cấp cho người cao tuổi không có lương hưu hoặc bảo hiểm xã hội hằng tháng khác.

Công dân Việt Nam từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khác sẽ được nhận chế độ trợ cấp hưu trí xã hội với các quyền lợi sau: Trợ cấp hằng tháng = 500.000 đồng/người/tháng; Cấp thẻ bảo hiểm y tế; Người lo mai táng được trợ cấp 1 lần = 10 triệu đồng.

Ngoài ra, Dự thảo còn bổ sung thêm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm:

Người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên mà làm việc không trọn thời gian, có mức tiền lương bằng hoặc cao hơn 2 triệu đồng; Chủ hộ kinh doanh;

Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương.

Đặc biệt, Dự thảo đã bỏ quy định về việc cho người mắc bệnh dài ngày nghỉ đến 180 ngày. Thay vào đó, Điều 47 quy định, thời gian nghỉ chế độ ốm đau của người lao động đều được xác định thời gian đóng bảo hiểm và điều kiện làm việc, không phân biệt người đó mắc bệnh gì.

Ngoài ra, Dự thảo còn thu hẹp phạm vi thân nhân được hưởng trợ cấp tuất. Theo đó, khi người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không may qua đời, trợ cấp tuất chỉ được chi trả cho những thân nhân sau đây nếu họ đáp ứng đủ điều kiện quy định: Con của người lao động; Vợ/chồng của người lao động; Cha, mẹ đẻ, cha mẹ của vợ/chồng của người lao động.

Trong khi đó, theo quy định hiện hành, những thân nhân là thành viên khác trong gia đình mà người lao động tham gia bảo hiểm xã hội có nghĩa vụ nuôi dưỡng vẫn đang được chi trả trợ cấp tuất một lần hoặc tuất hằng tháng [tùy trường hợp].

Như vậy, nếu quy định trên được thông qua, những người thân là người mà người lao động đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng sẽ không còn được hưởng trợ cấp tuất khi người lao động chết.

Điều 33 Luật BHXH quy định: Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi; 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi; 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi; 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

Với thông tin Bạn cung cấp, trường hợp của Bạn trên Giấy ra viện thể hiện Bạn điều trị nội trú từ ngày 10/3 đến ngày 17/3 với chẩn đoán: Mang thang 6 tuần ngoài tử cung - Phá thai bệnh lý; được chỉ định nghỉ ngoại trú sau khi ra viện từ ngày 18/3 đến 06/4. Phương pháp điều trị [Phá thai bệnh lý - Phá thai ngoài tử cung] bằng cách tiêm thuốc MTX [Methotrexate] từ ngày 10/3 đến ngày 17/3. Methotrexate là thuốc được chỉ định trong điều trị nội khoa thai ngoài tử cung, được dùng để chấm dứt thai kỳ sớm. Do đó, trường hợp của Bạn thời gian điều trị nội trú từ ngày 10/3 đến ngày 17/3 được xác định là thời gian phá thai bệnh lý [Phá thai ngoài tử cung] [không phải là trường hợp điều trị bệnh do ốm đau].

Căn cứ quy định tại Điều 33 Luật BHXH, Bạn được giải quyết hưởng chế độ thai sản do phá thai bệnh lý tối đa 20 ngày làm việc kể từ ngày 10/3.

Sau khi nạo hút thai cần nghỉ ngơi bao lâu?

Căn cứ Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, khi nạo, hút thai, lao động nữ sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản theo sự chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền nhưng không vượt quá thời gian đối đa sau đây: Không quá 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi. Không quá 20 ngày nếu thai từ 05 tuần đến dưới 13 tuần tuổi.

Thai chết lưu 8 tuần được nghỉ bao nhiêu ngày?

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Theo đó, lao động nữ bị thai lưu 8 tuần thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tối đa 20 ngày.

Sảy thai được hưởng bảo hiểm như thế nào?

Theo đó, mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc do sảy thai. Trường hợp người lao động nữ đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

Người lao động bị sảy thai được hưởng chế độ gì?

Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau: - 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi.

Chủ Đề