Huyện lập thạch có bao nhiêu xã năm 2024

Qua rà soát thực trạng, tỉnh Vĩnh Phúc xác định giai đoạn 2023-2025 có 24 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp, sáp nhập, trong đó có 7 đơn vị "có yếu tố đặc thù" nên không phải sắp xếp.

Vì thế, từ nay tới năm 2025, địa phương này dự kiến thực hiện sắp xếp 17 đơn vị hành chính cấp xã, thuộc 6 huyện, thành phố.

Huyện lập thạch có bao nhiêu xã năm 2024

Trụ sở UBND huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc (Ảnh: Cổng TTĐT Vĩnh Tường).

Cụ thể, huyện Lập Thạch có xã Đình Chu; huyện Tam Dương có xã Vân Hội; huyện Yên Lạc có xã Hồng Phương; thành phố Phúc Yên có phường Trưng Trắc.

Huyện Sông Lô có 5 xã, thị trấn gồm Tam Sơn, Nhạo Sơn, Như Thụy, Bạch Lưu và Tứ Yên thuộc diện sắp xếp. Trong khi đó, huyện Vĩnh Tường có tới 8 xã thuộc diện sáp nhập, gồm: Tân Tiến, Việt Xuân, Bồ Sao, Lý Nhân, Vĩnh Sơn, Vân Xuân, Tam Phúc và Vĩnh Ninh.

Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành ký ban hành kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 ở địa phương này.

Kế hoạch nêu rõ năm 2023, Vĩnh Phúc sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, thuyết phục, vận động tạo sự thống nhất và đồng thuận của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính.

Vĩnh Phúc sẽ xây dựng phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đồng thời có diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% tiêu chuẩn quy định; đơn vị hành chính cấp huyện đồng thời có diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 200% tiêu chuẩn quy định; cấp xã đồng thời có diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300%.

Vĩnh Phúc khuyến khích các địa phương chủ động đề xuất sắp xếp đơn vị hành chính phù hợp với thực tiễn địa phương, nhằm giảm số lượng, tăng quy mô của từng đơn vị hành chính, giải quyết những bất hợp lý về phân định địa giới, tinh gọn tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế.

Năm 2024, địa phương này đặt mục tiêu hoàn thành việc sắp xếp và kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí đội ngũ cán bộ tại các đơn vị hành chính huyện, xã đã thực hiện sắp xếp.

Đến năm 2025, Vĩnh Phúc sẽ tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, trong đó có những đơn vị hành chính mới hình thành sau sắp xếp. Đồng thời, tỉnh triển khai công tác lập mới, chỉnh lý, bổ sung hồ sơ, bản đồ địa giới các cấp theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đối với từng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025.

Tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên 1.236km2, với 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: 2 thành phố (Vĩnh Yên và Phúc Yên) và 7 huyện (Tam Dương, Tam Đảo, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Lập Thạch, Sông Lô, Bình Xuyên); 136 xã, phường, thị trấn.

Cán bộ thôn Phấn Kiến, xã Đình Chu (Lập Thạch) tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của việc sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã tới người dân trên địa bàn. Ảnh: Dương Hà

Thực hiện chỉ đạo của tỉnh về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, Huyện ủy Lập Thạch đã ban hành Chỉ thị số 28 và tổ chức quán triệt nội dung của chỉ thị đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân. Chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương nêu cao vai trò, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ này.

UBND huyện chỉ đạo cơ quan chức năng thống kê, rà soát các đơn vị hành chính thuộc diện phải sắp xếp để xây dựng kế hoạch, phương án sắp xếp theo tinh thần các nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của tỉnh.

Đến nay, UBND huyện đã xây dựng xong phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn để trình cấp có thầm quyền xem xét. Theo phương án, trong giai đoạn 2023 - 2025, huyện Lập Thạch có 2 đơn vị hành chính thuộc diện sắp xếp là xã Vân Trục và Đình Chu.

Tuy nhiên, huyện đề nghị không thực hiện sắp xếp xã Vân Trục vì có yếu tố đặc thù và đề xuất nhập toàn bộ diện tích, dân số của xã Đình Chu vào xã Triệu Đề để thành lập đơn vị hành chính mới với tên gọi dự kiến là xã Tây Sơn.

Sau khi sáp nhập, đơn vị hành chính mới có diện tích tự nhiên là hơn 10 km2 (đạt hơn 48% so với tiêu chuẩn, thừa 18% tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên theo quy đinh của Nghị quyết 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội); quy mô dân số hơn 14.600 người (đạt gần 183% so với tiêu chuẩn, thiếu 127% tiêu chuẩn về quy mô dân số theo quy định của Nghị quyết 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội).

Như vậy, đơn vị hành chính mới hình thành sẽ đảm bảo về diện tích tự nhiên, nhưng chưa đảm bảo quy mô dân số theo quy định. Tuy nhiên, trên cơ sở đánh giá tình hình thực tế về vị trí địa lý, truyền thống văn hóa - lịch sử, phong tục, tập quán của các địa phương liền kề, huyện Lập Thạch đề nghị cấp trên không sáp nhập thêm xã khác.

Cùng với việc rà soát, xây dựng phương án, huyện chỉ đạo MTTQ, các tổ chức đoàn thể, địa phương thực hiện sắp xếp đẩy mạnh tuyên truyền về mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về vấn đề này nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên và sự đồng thuận của nhân dân.

Bí thư Đảng ủy xã Đình Chu Hoàng Văn Kiệm cho biết: “Ngay sau khi có chủ trương của huyện, Đảng ủy xã đã tổ chức họp để quán triệt đầy đủ các văn bản của Trung ương, của tỉnh về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn.

Chỉ đạo các tổ chức đoàn thể, các thôn dân cư đẩy mạnh tuyên truyền về chủ trương này nhằm tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong toàn hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đồng thời, làm tốt công tác nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đảng viên, nhân dân nhằm đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho họ khi thực hiện sắp xếp".

Hiểu được việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã là yêu cầu cần thiết nhằm tinh gọn bộ máy nên sau khi được chính quyền địa phương tuyên truyền, phổ biến, nhiều người dân xã Đình Chu đã tin tưởng, đồng thuận với chủ trương này.

Bà Phạm Thị Tiến, thôn Phấn Kiến, xã Đình Chu cho biết: "Chúng tôi rất đồng thuận, nhất trí với chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Điều này sẽ giúp tinh gọn, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính, tạo động lực, điều kiện phát triển mới cho địa phương.

Tuy nhiên, khi thực hiện sáp nhập, người dân sẽ phải thay đổi một số giấy tờ. Vì vậy, chúng tôi mong muốn các cấp, ngành, chính quyền địa phương sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho người dân khi đến thay đổi các giấy tờ có liên quan".

Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tác động đến tư tưởng, tâm lý của nhân dân và đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động. Quá trình thực hiện cũng có nhiều nội dung và những vấn đề phát sinh nên cần sự đồng thuận, quyết tâm và nỗ lực của cả hệ thống chính trị.

Vì vậy, huyện Lập Thạch tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các cấp ủy Đảng, chính quyền và mọi tầng lớp nhân dân thông suốt trong nhận thức, thống nhất trong chỉ đạo, thực hiện; thường xuyên nắm bắt, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh để thực hiện tốt việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn.