I - BÀI TẬP TRONG SBT - câu 6.1, 6.2, 6.3 phần bài tập trong sbt – trang 19, 20 vở bài tập vật lí 9

Hai điện trở R1và R2được mắc theo hai cách vào hai điểm M, N trong sơ đồ hình 6.1, trong đó hiệu điện thế U=6V. Trong cách mắc thứ nhất, ampe kế chỉ 0,4A. Trong cách mắc thứ hai, ampe kế chỉ 1,8A.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • 6.1.
  • 6.2.
  • 6.3.

I - BÀI TẬP TRONG SBT

6.1.

Hai điện trở \(R_1=R_2=20Ω\) được mắc vào hai điểm A, B.
a. Tính điện trở tương đương Rtđcủa đoạn mạch AB khi R1mắc nối tiếp với R2. Rtđlớn hơn hay nhỏ hơn mỗi điện trở thành phần?
b. Nếu mắc R1song song với R2thì điện trở tương đương Rtđcủa đoạn mạch khi đó là bao nhiêu? Rtđlớn hơn hay nhỏ hơn mỗi điện trở thành phần?
c. Tính tỉ số \(\displaystyle{R_{tđ} \over {R{'_{tđ}}}}{\rm{ }}\)

Phương pháp giải:

+ Sử dụng biểu thức tính điện trở mắc nối tiếp: \(R_{nt}=R_1+R_2\)
+ Sử dụng biểu thức tính điện trở mắc song song: \(\dfrac{1}{R_{//}}=\dfrac{1}{R_1}+\dfrac{1}{R_2}\)

Lời giải chi tiết:

a) Khi R1mắc nối tiếp R2thì\({R_{tđ}} = {\rm{ }}{R_1} + {\rm{ }}{R_2} = {\rm{ }}20{\rm{ }} + {\rm{ }}20{\rm{ }} = {\rm{ }}40\Omega \)
b) Khi R1mắc song song với R2thì:
\({R'_{tđ}} = \displaystyle{{{R_1}.{R_2}} \over {{R_1} + {R_2}}} = {{20.20} \over {20 + 20}} = 10\,\Omega \)
Vậy Rtđnhỏ hơn mỗi điện trở thành phần.
c) \(\displaystyle{{{R_{tđ}}} \over {R{'_{tđ}}}} = {{40} \over {10}} = 4\)

6.2.

Hai điện trở R1và R2được mắc theo hai cách vào hai điểm M, N trong sơ đồ hình 6.1, trong đó hiệu điện thế U=6V. Trong cách mắc thứ nhất, ampe kế chỉ 0,4A. Trong cách mắc thứ hai, ampe kế chỉ 1,8A.

I - BÀI TẬP TRONG SBT - câu 6.1, 6.2, 6.3 phần bài tập trong sbt – trang 19, 20 vở bài tập vật lí 9

a. Đó là hai cách mắc nào? Vẽ sơ đồ từng cách mắc.
b. Tính điện trở R1và R2.

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức định luật Ôm: \(I=\dfrac{U}{R}\)

Lời giải chi tiết:

a. Có hai cách mắc như sau:
+ Cách 1:R1nối tiếp R2
I - BÀI TẬP TRONG SBT - câu 6.1, 6.2, 6.3 phần bài tập trong sbt – trang 19, 20 vở bài tập vật lí 9
+ Cách 2:R1song song R2
I - BÀI TẬP TRONG SBT - câu 6.1, 6.2, 6.3 phần bài tập trong sbt – trang 19, 20 vở bài tập vật lí 9
b) Tính điện trở R1và R2
Ta có:
- I1= 0,4 A khi R1nối tiếp R2nên:
\({R_1} + {R_2} = \displaystyle{U \over {{I_1}}} = {6 \over {0,4}} = 15\Omega\) (1)
- I2= 1,8 A khi R1song song R2nên:
\(\displaystyle{{{R_1}{R_2}} \over {{R_1} + {R_2}}} = {U \over {{I_2}}} = {6 \over {1,8}} = {{60} \over {18}}\Omega\) (2)
Kết hợp (1) và (2) ta có R1R2= 50 (3)
\(R_1; R_2\) là nghiệm của phương trình: \({X^2} - 15X + 50 = 0\) (*)
(*) có hai nghiệm là \(X_1=10; X_2=5\)
Do đó: R1= 5 Ω; R2= 10 Ω (hoặc R1= 10 Ω; R2= 5 Ω).

6.3.

Hai bóng đèn giống nhau sáng bình thường khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu mỗi đèn là 6V và dòng điện chạy qua mỗi đèn khi có cường độ là 0,5A (cường độ dòng điện định mức).
Mắc nối tiếp hai bóng đèn này vào hiệu điện thế 6V. Tính cường độ dòng điện chạy qua đèn khi đó. Hai đèn có sáng bình thường không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức định luật Ôm: \(I=\dfrac{U}{R}\)

Lời giải chi tiết:

Điện trở của đèn là: \(R = \displaystyle{U \over I} = \displaystyle{6 \over {0,5}} = 12\Omega \)
Khi hai đèn mắc nối tiếp thì \({R_{t{{đ}}}} = {R_1} + {R_2} = 12 + 12 = 24\Omega \)
Cường độ dòng điện qua mỗi đèn là: \({I_1} = {I_2} = \displaystyle{U \over R_{t{{đ}}}} = {6 \over {24}} = 0,25{\rm{A}}\)

Hai đèn sáng yếu hơn mức bình thường vì cường độ dòng điện chạy qua đèn nhỏ hơn giá trị định mức.