Kê đơn thuốc hen phế quản

Nhiều người thường đưa ra thắc mắc với bác sĩ rằng hen phế quản uống thuốc gì để nhanh cắt cơn. Câu trả lời là bạn để cắt cơn hen suyễn, bạn có thể dùng thuốc corticosteroid dạng hít.

Theo các chuyên gia hô hấp, thuốc corticosteroid dạng hít là thuốc điều trị hen suyễn có tác dụng ngắn, giúp cắt giảm các cơn hen cấp tính một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể để lại tác dụng phụ nếu bạn sử dụng trong thời gian dài.

Nếu các triệu chứng của hen suyễn kéo dài và việc dùng các loại thuốc thông thường không thể kiểm soát được chúng thì bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc corticosteroid dạng hít dùng trong 4 đến 5 ngày để giúp bạn hồi phục sức khỏe. Các loại thuốc corticosteroid dạng hít sẽ mất từ 4 đến 6 giờ để phát huy tác dụng.

9. Thuốc hen phế quản: Thuốc Theophylline

Theophylline là một loại thuốc giúp giãn phế quản, có tác dụng ngăn ngừa và điều trị các triệu chứng của hen suyễn như thở khò khè, tức ngực, đặc biệt là chứng ho về đêm.

Tuy nhiên, nếu dùng thuốc quá liều, bạn có thể xuất hiện những tác dụng phụ như tiêu chảy hoặc các vấn đề về thần kinh. Do đó, bạn nên dùng thuốc với liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.

Tùy thuộc vào độ tuổi, triệu chứng, tình trạng nghiêm trọng của bệnh hen suyễn mà bác sĩ sẽ kê cho bạn những loại thuốc điều trị phù hợp.

10. Nhóm kháng cholinergic

Nhóm thuốc kháng cholinergic còn được gọi là antimuscarinics, có tác dụng làm giãn cơ trơn phế quản nên dùng trong điều trị bệnh giãn phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), một số trường hợp dùng trong điều trị bệnh hen suyễn (hay còn gọi là hen phế quản).

Cơ chế tác dụng của thuốc giúp làm giãn phế quản, giải phóng các chất tích tụ làm phế quản co thắt lại. Tuy nhiên tác dụng phụ của thuốc kháng histamin này là gây giãn đồng tử, mờ mắt và khô miệng.

Theo các chuyên gia sức khỏe, thông thường nhóm kháng cholinergic được sử dụng ở dạng hít (thuốc hít giãn phế quản). Tuy nhiên, một số trường hợp khẩn cấp, nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng dạng phun khí dung.

Khuyến cáo thận trọng khi dùng nhóm thuốc kháng cholinergic ở các đối tượng:

  • Sưng tuyến tiền liệt, tăng sản tuyến tiền liệt lành tính.
  • Tắc nghẽn dòng chảy bàng quang như sỏi bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt.

11. Magie sulfate

Đối với những trường hợp hen suyễn nghiêm trọng, các liệu pháp điều trị thông thường đôi khi sẽ không hiệu quả. Khi đó, bác sĩ sẽ kê cho bạn sử dụng thuốc trị hen suyễn có chứa magie sulfate để kịp thời cắt giảm các cơn hen cấp tính.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc tiêm magie sulfate vào tĩnh mạch sẽ giúp thư giãn các cơ bị co thắt xung quanh đường dẫn khí, giúp bạn dễ thở hơn. Ngoài ra, loại thuốc này còn giúp giảm tình trạng sưng viêm bên trong đường dẫn khí.

Nếu các loại thuốc làm giãn phế quản hay corticosteroid không phát huy tác dụng thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng magie sulfate. Tuy nhiên, các bác sĩ thường sẽ chỉ định người bệnh không nên sử dụng loại thuốc này lâu dài. Với các cơn hen bùng phát ở mức độ từ nhẹ đến trung bình thì có thể không cần dùng đến magie sulfate bởi vì điều này sẽ gây hại hơn là có lợi.

Để việc điều trị bệnh hen suyễn hiệu quả hơn, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng các thiết bị như máy xông mũi họng. Thiết bị này giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh bằng cách chuyển đổi thuốc từ dạng lỏng sang dạng hơi để thuốc có thể dễ dàng đi trực tiếp vào đường hô hấp.

  • Các cơ chế và nguyên nhân của các phản ứng dị ứng gây ra viêm mũi xoang và hen phế quản là giống nhau. Do vậy khi bị hen phế quản, bệnh nhân cần được sàng lọc viêm mũi dị ứng (80% bệnh nhân hen có viêm mũi) để được chẩn đoán và điều trị.
  • Lợi ích của điều trị viêm mũi ở bệnh nhân hen là giúp kiểm soát hen tốt hơn. Nếu viêm mũi dị ứng bị bỏ sót hoặc không được kiểm soát sẽ làm nặng hen phế quản hoặc khó kiểm soát các cơn hen phế quản cấp hơn.
  • Ngược lại, các bệnh nhân viêm mũi dị ứng cần phải được sàng lọc để chẩn đoán hen phế quản (40% bệnh nhân viêm mũi xoang dị ứng có hen phế quản). Phát hiện và điều trị hen phế quản sớm sẽ giúp cải thiện tình trạng tiến triển thành nặng và những biến chứng lâu dài của hen phế quản, đặc biệt ở trẻ em.
  • Một vấn đề nữa cần đặt ra là nhiều trẻ có viêm mũi dị ứng và có những đợt khò khè, thậm chí thở rít nhưng vẫn chỉ được chẩn đoán và viêm phế quản co thắt nên việc điều trị lâu dài và dự phòng là không có, gây ra tình trạng bệnh tái đi tái lại.
  • Đặc biệt hơn, nhiều bà mẹ có bé mặc dù đã được chẩn đoán là hen, đáp ứng tốt với các thuốc điều trị hen nhưng vẫn lo lắng và không muốn thừa nhận trẻ bị hen nên đã có những sai lầm trong kiểm soát bệnh.
  • Những thuốc điều trị hen phế quản hiện nay chủ yếu dùng đường tại chỗ, với hàm lượng rất thấp tính bằng microgram (1/1000 gram) nên về cơ bản là an toàn. Nhiều bà mẹ lo lắng tác dụng phụ của các thuốc hen lên sự phát triển chiều cao và các ảnh hưởng khác. Tuy nhiên việc hen không kiểm soát làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần nhiều hơn rất nhiều so với việc dùng thuốc. Do đó, lợi ích của kiểm soát hen sớm là vượt trội.