Kế hoạch bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn thể dục Tiểu học

KẾ HOẠCH

BỒI DƯỠNG HỌC SINH CÓ NĂNG KHIẾU,

KẾ HOẠCH

BỒI DƯỠNG HỌC SINH CÓ NĂNG KHIẾU,

Năm học 2018- 2019

Căn cứ Công văn số 245/GDĐT ngày 07 tháng 09 năm 2018 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Hương Sơn về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2018- 2019;

Căn cứ vào tình hình thực tế và những nhiệm vụ trọng tâm của Phòng Giáo dục và Đào tạo Hương Sơn. Căn cứ vào kế hoạch năm học của Trường Tiểu học Sơn Phú. Căn cứ chất lượng học sinh đầu năm học 2018-2019;

Trường tiểu học Sơn Phú xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh có năng khiếu trong năm học 2018- 2019 như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Tiếp tục phát huy những thành tích đạt được các năm qua trong việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu, đào tạo được một đội ngũ học sinh có kiến thức vững vàn và phát triển năng lực hiện có của các em.

- Phát động phong trào dạy tốt, học tốt từ đó giúp các em luôn được mở rộng, nâng cao kiến thức tạo nền tảng cho việc tự học, tự khám phá ra những kiến thức mới.

- Xây dựng cho học sinh sự say mê học tập, góp phần nâng cao chất lượng giao lưu các phong trào của nhà trường.

II./ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
1. Học sinh:

- Khối 1 : 57 em/2 lớp; - Khối 3 : 43em/2lớp; - Khối 5 : 49em/2 lớp

- Khối 2 : 52 em/2 lớp; - Khối 4 : 41em/2 lớp;

- Toàn trường: 242 em/10lớp

2. Giáo viên:

Giáo viên giảng dạy: 17 trong đó nữ : 14

Trình độ: Đại học: 13 ; CĐSP: 03 ; THSP: 01

3. Cơ sở vật chất:

- Phòng học: 10 phòng/10 lớp

- Phòng Tin: 01 phòng có kết nối Intrenet

  • Phòng Thiết bị: 01 phòng.

- Thư viện: 01 phòng, có 1 máy kết nối Internet

  • Phòng Ngoại ngữ: 1 phòng có kết nối Internet.

- Phòng âm nhạc: 1 phòng

- Phòng Mỹ thuật: 1 phòng

4. Thuận lợi:

- Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đa số nhiệt tình.
- Phòng học có quạt, điện, bàn ghế học sinh đầy đủ. Trang bị đầy đủ mỗi phòng 01 tủ đựng đồ dùng dạy và học.

  • Đa số phụ huynh nhiệt tình ủng hộ các hoạt động của trường

5. Khó khăn:- Học sinh năng khiếu còn rất hạn chế về độ bền kiến thức.

- Giáo viên có năng lực chuyên môn thì lại kiêm nhiệm nhiều chức vụ nên vượt quá số giờ quy định, rất khó trong việc phân công bồi dưỡng học sinh.

III.Nội dung:

- Thực hiện bồi dưỡng học sinh có năng khiếu các môn Tiếng Việt; Toán; Âm nhạc; Mĩ thuật; Tin học, ngoại ngữ thông qua các buổi học chính khóa, trong các tiết tăng tiết và các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ [ chiều thứ hai và chiều thứ 6]

- Thực hiện phụ đạo học sinh có năng lực còn hạn chế trong buổi học có tiết tăng tiết và chiều thứ 2 hàng tuần trong buổi sinh hoạt Câu lạc bộ Tiếng Việt, Toán.

IV. CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU:

  1. lệ học sinh tham gia các phong trào, hội thi, giao lưu do Phòng, Sở tổ chức đạt 6-8 giải trong đó cấp huyện 6-7 giải, cấp tỉnh 01 giải. Trường được Sở công nhận có phong trào Giữ vở sạch viết chữ đẹp.

- Thi tin học trẻ cấp huyện: 1 giải;

- Viết chữ đẹp cấp huyện: 5- 6 giải

- Giao lưu tuổi thơ khám phá : Cấp huyện 6giải; cấp tỉnh 1 giải.

- Giao lưu cờ vua: cấp huyện: 1 giải.

- Các môn điền kinh: 1 giải

V. Tổ chức thực hiện:

1. Thời gian thực hiện :

- Bồi dưỡng học sinh có năng khiếu trong trong các tiết học chính khóa và buổi học thứ hai [ tăng tiết]; các tuần nghỉ giữa kì 1, 2 và cuối kì; trong các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ bắt đầu từ 01 tháng 9 năm 2018 đến 15 tháng 05 năm 2019.

2. Nội dung thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng HS có năng khiếu:

a. Giáo viên:

Buổi 1: GV dạy bồi dưỡng học sinh có năng khiếu theo đối tượng ở những tiết học chính khóa với hình thức: Trong mỗi tiết học GV lựa chọn câu hỏi, bài tập phù hợp với mỗi đối tượng HS.

Buổi 2:

+ Xây dựng thời khoá biểu phù hợp tạo điều kiện cho học sinh được phát triển năng lực, năng khiếu.

+ Nội dung, chương trình dạy ôn tập buổi 2 dựa vào nội dung chương trình đã học buổi sáng, giáo viên xem xét đối tượng học sinh lớp mình phụ trách để lựa chọn nội dung kiến thức ôn tập phù hợp.

+ Chỉ đạo giáo viên dạy buổi 2 theo hướng: Phân hoá đối tượng học sinh, tập trung vào các nội dung thực hành kiến thức đã học và tổ chức HS tham gia các hoạt động địa phương nhằm hỗ trợ cho việc học tập; bồi dưỡng HS có năng khiếu môn Toán, môn Tiếng Việt, [Riêng Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục lồng ghép vào các tiết dạy chính khóa và các hoạt động ngoại khóa [sinh hoạt CLB]; GDKNS thông qua việc dạy các môn học và tiết dạy riêng, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

-Xây dựng kế hoạch, nội dung bồi dưỡng hai môn Toán -Tiếng Việt và rèn chữ viết đẹp cho HS trong lớp.

-Xác định những kiến thức cơ bản, trọng tâm theo yêu cầu ND chương trình SGK đã quy định để định hướng cho việc bồi dưỡng và rèn chữ viết đẹp.

-Trang bị đủ các tài liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện giảng dạy bồi dưỡng và rèn chữ viết đẹp.

- Quy định các mốc thời gian, phân loại, lập danh sách các đối tượng HS có năng khiếu, học sinh viết đẹp và viết chưa đẹp sắp xếp thời gian thực hiện công tác bồi dưỡng và rèn chữ viết đẹp.

- Tham gia học tập chuyên đề về nội dung, phương pháp bồi dưỡng HS có năng khiếu và rèn chữ viết đẹp.

- Thực hiện kiểm tra, đánh giá theo từng thời điểm.

- Phân loại HS có năng khiếu, và học sinh viết chữ đẹp, chưa đẹp ở trong lớp để có biện pháp bồi dưỡng thích hợp với từng đối tượng.

- Trực tiếp liên hệ với gia đình HS để phối hợp bồi dưỡng và rèn chữ viết đẹp.

- Tổ chức thực hiện các hình thức bồi dưỡng thường xuyên như: Giải Toán, Tiếng anh trên các báo, tạp chí, Diễn đàn...Tổ chức nhóm học tập. Luôn quan tâm đến các đối tượng HS cần bồi dưỡng trong các tiết học hàng ngày.

- Nghiên cứu và áp dụng chuẩn KT- KN trong dạy học.

- Chú trọng đến tất cả các đối tượng học sinh để phân loại trình độ học lực nhằm có kế hoạch giảng dạy theo từng đối tượng học sinh tốt hơn.

- Thường xuyên quan tâm thăm hỏi và phối hợp với PHHS để quản lí giờ học ở lớp và ở nhà của các em.

- Hàng tháng có kiểm tra định kì của từng môn học để nắm chất lượng học tập của học sinh từ đó có kế hoạch dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh.

- Thường xuyên động viên những em khó khăn cố gắng trong học tập.

- Chú trọng rèn chữ viết cho HS nhất là lỗi chính tả, sửa và uốn nắn kịp thời cho các em.

- Tổ chức cho các em hoạt động nhóm, từng tổ thi nhau kiểm tra bài hằng ngày và báo cáo kết quả.

- Khuyến khích HS tự học và thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung bài học và diễn đạt bằng lời của mình hay và lưu loát.

- Thường xuyên kiểm tra sách vở và đồ dùng học tập của học sinh.

- Soạn giáo án theo hướng đổi mới thể hiện các hoạt động dạy học tích cực, kiểm tra chất lượng học tập của học sinh

- Kiểm tra sách giáo khoa, đồ dùng học tập của học sinh 1lần/tháng.

- Phối hợp với phụ huynh học sinh để quản lí giờ học của học sinh ở lớp cũng như giờ tự học ở nhà của học sinh.

- Thường xuyên sử dụng các hình thức động viên học sinh, khen thưởng kịp thời tạo sự tin tưởng cho học sinh.

- Hướng dẫn học sinh giữ gìn vở sạch, chữ đẹp.

- Rèn luyện chữ viết cho học sinh viết đúng, viết đẹp.

- Giaó viên chủ nhiệm cần liên hệ chặt chẽ với cha mẹ học sinh của lớp để thông báo kết quả học tập của từng em, thống nhất kế hoạch phối hợp giúp đỡ , biểu dương kịp thời cho những học sinh nỗ lực học tập và rèn luyện tốt.

b. Tổ chuyên môn:

- Lập danh sách học sinh có năng khiếu của tổ nộp cho nhà trường.

- Lên kế hoạch tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng học sinh có năng khiếu cả năm, hàng tháng.

- Mỗi tháng sinh hoạt nội dung cần trọng tâm về biện pháp theo dõi và giúp đỡ học sinh có năng khiếu.

- Điều chỉnh nội dung chương trình cho phù hợp với đối tượng, giao trách nhiệm cụ thể cho từng giáo viên chủ nhiệm.

- Theo dõi và kiểm tra chéo sự tiến bộ của học sinh có năng khiếu.

- Mỗi tháng 1 lần khảo sát chất lượng học sinh có năng khiếu.

c. Lãnh đạo nhà trường:

- Xây dựng kế hoạch học sinh có năng khiếu ngay từ đầu năm.

- Sắp xếp thời khoá biểu cho giáo viên trong tổ dạy phụ đạo và bồi dưỡng Tiếng Việt - Toán - Tin học -Anh văn.

- Thường xuyên kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất công tác bồi dưỡng học sinh có năng khiếu của giáo viên.

Trên đây là nội dung kế hoạch bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, của trường Tiểu học Sơn Phú. Đề nghị các tổ chuyên môn, giáo viên vận dụng và thực hiện nghiêm túc. Trong quá trình thực hiện có khó khăn báo cáo cho lãnh đạo nhà trường để kịp thời giải quyết.

Nơi nhận :

- Phòng GD&ĐT huyện;

- BGH; các Tổ CM;

- Lưu : VT

P.HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Thị Linh Nhâm

Video liên quan

Chủ Đề