Kế hoạch phòng cháy chữa cháy trong trường học

--- Chọn liên kết --- Thống Kê Emis Phổ cập Giáo dục Quản lý rủi ro thiên tai Kiểm định Chất lượng Giáo dục Phòng Giáo dục & Đào tạo Bát Xát

--- Chọn liên kết --- Thống Kê Emis Phổ cập Giáo dục Quản lý rủi ro thiên tai Kiểm định Chất lượng Giáo dục Phòng Giáo dục & Đào tạo Bát Xát

Thực hiện Kế hoạch số 99/KH-PGDĐT ngày 19/02/2021 của PGDĐT thị xã Phổ Yên về Kế hoạch công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và phát động phong trào Toàn dân phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thị xã Phổ Yên năm 2021, Trường mầm non Trung Thành xây dựng Kế hoạch thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và phát động phong trào Toàn dân phòng cháy và chữa cháy năm 2021, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Triển khai thực hiện nghiêm túc các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ [PCCC&CNCH]. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng PCCC&CNCH cơ sở và toàn dân trong công tác PCCC&CNCH.

2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về PCCC&CNCH; tăng cường công tác tuyên truyền, xây dựng phong trào “Toàn dân phòng cháy chữa cháy”; duy trì, nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến về phòng cháy, chữa cháy [PCCC] gắn với trách nhiệm cụ thể của mỗi nhà trường tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác PCCC&CNCH; giảm thiểu tai nạn, sự cố cháy, nổ, không để xảy ra cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản nhằm đảm bảo an ninh, an toàn trường học.

3. Phối hợp tổ chức các hoạt động thiết thực hưởng ứng 20 năm Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy [ 04/10/2001 - 04/10/2021]; tiếp tục quan tâm xây dựng, củng cố lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở vững về nghiệp vụ, từng bước trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại nhà trường.

II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết, kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu qucác văn bản về PCCC&CNCH như: Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư về tăng cường công tác PCCC trong tình hình mới; Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 11/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về PCCC; Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC và các Thông tư hướng dẫn thực hiện của Bộ trưởng Bộ Công an; Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng phong trào Toàn dân phòng cháy, chữa cháy.

Nhà trường tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ với các hình thức nội dung phù hợp cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh; nâng cao trách nhiệm, tinh thần tự giác chấp hành pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; tích cực tham gia phong trào “Toàn dân phòng cháy và chữa cháy”; thành lập, củng cố và duy trì hoạt động của các đội PCCC cơ sở; đưa nội dung tuyên truyền kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ lồng ghép vào hoạt động ngoại khóa trong nhà trường phù hợp.

3. Tăng cường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Nhà trường  triển khai và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại đơn vị theo quy định pháp luật; đảm bảo duy trì các điều kiện an toàn về PCCC; thường xuyên chỉ đạo tự kiểm tra chấn chỉnh công tác PCCC, kịp thời phát hiện khắc phục những sơ hở, thiếu xót gây mất an toàn về PCCC tại đơn vị; chủ động xây dựng và thực tập phương án chữa cháy theo quy định của pháp luật, sẵn sàng lực lượng, phương tiện nhằm ứng phó có hiệu quả khi có tình huống cháy, nổ, tai nạn, sự cố xảy ra tại nhà trường.

  4. Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn và xử lý vi phạm trong lĩnh vực Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Ban chỉ đạo nhà trường phối hợp với Công an xã tăng cường kiểm tra công tác Phòng cháy, chữa cháy tại đơn vị.

5. Chỉ tiêu thi đua trong phong trào Toàn dân phòng cháy và chữa cháy năm 2021

- Nhà trường xây dựng kế hoạch phát động phong trào Toàn dân phòng cháy và chữa cháy năm 2021, và đăng ký xây dựng điển hình tiên tiến trong phong trào Toàn dân phòng cháy và chữa cháy năm 2021.

- Nhà trường tổ chức tốt hoạt động hưởng ứng Ngày toàn dân PCCC 4/10 và tháng Quốc gia an toàn vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ năm 2021.

- Nhà trường duy trì có hiệu quả hoạt động của Đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở theo quy định.

- Nhà trường không để xảy ra tai nạn, sự cố cháy, nổ gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản.

KẾ HOẠCH

Phòng, chống cháy, nổ năm học 2017-2018

Để bảo vệ tài sản cơ quan an toàn, bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản của cán bộ công chức, bảo đảm an ninh, trật tự trong cơ quan.

Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương và đơn vị, Trường Tiểu học Vĩnh Thắng 1 đề ra kế hoạch phòng cháy chữa cháy năm học 2017-2018 như sau:

I. MỤC ĐÍCH:

Tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, viên chức, học sinh tác hại và sự nguy hiểm của hiểm họa cháy nổ, nâng cao nhận thức và một số kỹ năng trong công tác phòng, chống cháy nổ, qua đó bảo vệ an toàn tài sản của cơ quan đơn vị, tính mạng và tài sản của nhân dân, góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn;

Chủ động phòng ngừa, phát hiện những thiếu xót, ngăn chặn có hiệu quả cháy nổ xảy ra trong đơn vị và trên địa bàn, làm hạn chế mức thấp nhất nguyên nhân gây ra cháy, nổ nhằm tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy trong cơ quan đơn vị.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN:

1. Công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức:

- Đối với cán bộ, viên chức:

Tổ chức triển khai các văn bản chỉ đạo liên quan đến công tác phòng cháy chữa cháy của các cấp đến toàn bộ đội ngũ. Qua đó nhằm nâng cao ý thức trong việc phòng chống cháy, nổ.

+ Tổ chức tuyên truyền Luật số: 27/2001/QH10 của Quốc Hội khóa X ngày 29 tháng 6 năm 2001 quy định về phòng cháy và chữa cháy.

+ Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy;

+ Nghị định số 123/2005/NĐ-CP ngày 05/10/2005 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.

+ Ý thức trong việc phòng, chống cháy nổ.

- Đối với học sinh:

Giáo viên cần chọn những nội dung phù hợp với đối tượng học sinh của khối lớp để tuyên truyền giáo dục tích hợp với học sinh như: tác hại của hiểm họa cháy, nổ, các kỹ năng phòng, chống cháy, nổ và kỹ năng báo cháy, thoát hiểm khi có sự cố xảy ra, biết giữ gìn vệ sinh trường và lớp học, biết bỏ rác đúng nơi quy định… Thực hiện ký cam kết không sử dụng chất gây cháy nổ nhất là trong thời điểm Tết Nguyên đán.

2. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng, chống cháy nổ:

Sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị hiện có như bình chữa cháy, hệ thống nước được trang bị. Tăng cường trang bị thêm thang, xẻng xúc cát, sửa chữa kịp thời hệ thống điện có nguy cơ cháy nổ.

3. Tổ chức rèn luyện kỹ năng phòng, chống cháy nổ:

Tăng cường công tác giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp đặc biệt là việc vứt rác đúng nơi quy định của học sinh, thường xuyên dọn cỏ, rác mùa khô không để xảy ra hỏa hoạn.

4. Tăng cường công tác kiểm tra:

Định kỳ và đột xuất, Ban chỉ đạo sẽ kiểm tra cơ sở vật chất, các trang thiết bị phòng cháy và chữa cháy, kiểm tra vệ sinh trường và lớp học, việc soạn giảng và giáo dục của giáo viên đối với học sinh và nhận thức của học sinh trong nhà trường.

Sau cuối mỗi buổi sáng, chiều bảo vệ kiểm tra hệ thống đèn, quạt các thiết bị điện…ghi chép cụ thể trong sổ trực để đánh giá thi đua cuối mỗi tháng.

III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

1. Thành lập ban chỉ đạo cấp trường.

2. Phân công trách nhiệm cho các thành viên trong Ban chỉ đạo:

- Bà Nguyễn Thị Trinh – Hiệu trưởng – Trưởng ban chỉ đạo; tổ chức xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai, kiểm tra đôn đốc cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong đơn vị thực hiện nhiệm vụ phòng chống cháy nổ, theo dõi thi đua, tổ chức đánh giá các cá nhân, tập thể và chịu trách nhiệm chung.

- Bà Tạ Thu Hiền – Phó Hiệu trưởng – Phó ban: chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy [hệ thống lưới điện, bình chữa cháy, máy bơm, bể chứa nước, tiêu lệnh phòng, chống cháy nổ, điều kiện vệ sinh trường khuôn viên lớp học…, đề xuất kiến nghị với hiệu trưởng đầu tư cơ sở vật chất, các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy trong nhà trường

- Có trách nhiệm chỉ đạo cho các tổ khối chuyên môn, kết hợp với Tổng phụ trách đội xây dựng đề cương tuyên truyền phòng chống cháy nổ thực hiện giáo dục tích hợp trong chương trình chính khóa, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhằm nâng cao nhận thứckỹ năng phòng, chống cháy nổ trong học sinh, theo dõi thi đua trong các lớp.

- Ông Danh Tình – CT.CĐCS – Thành viên Ban chỉ đạo: Kết hợp với chính quyền nhà trường tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thứckỹ năng phòng, chống cháy nổ trong cán bộ, giáo viên, nhân viên, theo dõi thi đua phong trào.

- Ông Nguyễn Thanh Thế – Giáo viên TPTĐ - Thành viên Ban chỉ đạo:

Có trách nhiệm xây dựng đề cương tuyên truyền phòng chống cháy nổ thực hiện giáo dục tích hợp trong chương trình chính khóa, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhằm nâng cao nhận thứckỹ năng phòng, chống cháy nổ trong học sinh.

- Ông Bùi Văn Liệu – Nhân viên Bảo vệ - Thành viên ban chỉ đạo: có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra độ an toàn cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, duy trì chế độ trực nghiêm túc, báo cáo kịp thời khi có sự cố, kiến nghị với hiệu trưởng những trường hợp không an toàn của cơ sở vật chất có nguy cơ cháy nổ để có biện pháp khắc phục kịp thời. Báo cáo khẩn cấp cho thủ trưởng đơn vị và cơ quan chức năng khi có hiện tượng cháy nổ trong đơn vị.

- Các Ông [bà] khối trưởng chuyên môn: chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra công tác giáo dục nhận thức, kỹ năng phòng, chống cháy nổ đối với giáo viên và học sinh trong khối, đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục tích hợp về công tác phòng cháy, chữa cháy trong các môn học, theo dõi thi đua của các lớp trong khối mình phụ trách.

- Đối với nhân viên văn phòng: Thực hiện nghiêm túc chế độ an toàn trong công tác phòng chống cháy nổ như việc sử dụng tiết kiệm điện, khi có hiện tượng chập điện… báo ngay cho người trực lãnh đạo và cơ quan chức năng xử lý kịp thời…

- Đối với giáo viên: Thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Ban giám hiệu và kết hợp với Tổng phụ trách đội về công tác giáo dục nâng cao nhận thức, kỹ năng phòng chống cháy nổ trong nhà trường, nhắc nhở học sinh thực hiện tốt chế độ trực nhật vệ sinh phòng học, cách sử dụng điện an toàn, thực hiện tốt việc giáo dục tích hợp phòng cháy, chữa cháy đối với học sinh.

3. Một số giải pháp cụ thể khi có sự cố xảy ra:

- Đ/c Hiệu Trưởng; Trưởng ban Điều động chỉ đạo ứng cứu, xử lý các yêu cầu phát sinh, quyết định biện pháp chữa cháy hoặc xử lý sự cố khác.

- Đ/c Phó ban chỉ đạo sẽ là người tạm chỉ huy khi là người có mặt tại chỗ sớm nhất, sau đó báo cáo giao lại đồng chí hiệu trưởng khi đồng chí hiệu trưởng đến hiện trường chỉ đạo các tổ, khối và CB-CC thực hiện chữa cháy và cứu tài liệu, tài sản cơ quan.

- Trưởng đòan thể, giaùo vieân ứng cứu khi đến hiện trường, theo phân công của trưởng ban tham gia ứng cứu và gọi điện thông báo cho động nghiệp.

Sử dụng lực lượng tại chỗ:

*Nhiệm vụ của lực lượng PCCC tại chỗ:

- Sử dụng nhanh chóng các phương tiện tại chỗ dập tắt đám cháy.

- Nhanh chóng cấp cứu người bị nạn ra khỏi khu vực cháy.

- Di chuyển tài liệu, tài sản ra khỏi khu vực cháy.

- Điện thoại cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp 114.

- Cung cấp thông tin về vật tư, chất cháy, nguồn nước, đường di chuyển cho lực lượng PCCC chuyên nghiệp biết.

- Kết hợp với Công an địa phương bảo vệ tài sản, trật tự an ninh trong khu vực cơ quan.

- Khi đám cháy được dập tắt, trưởng ban chữa cháy tại chỗ ra lệnh giữ nguyên hiện trường chờ kiểm tra kết luận của Công an mới được thu dọn hiện trường.

4] Các đơn vị phối hợp:

- Ban chỉ đạo có trách nhiệm liên hệ đề nghị Phòng Cảnh sát PCCC kịp thời huy động lực lượng, phương tiện hỗ trợ tham gia chữa cháy.

- Liên hệ với Phòng khám khu vực xã Vĩnh Thắng ,Trung tâm y tế dự Phòng Huyện Gò Quao: Cấp cứu và chuyển thương.

Đây là một công việc hết sức quan trọng cấp bách, do vậy phải triển khai đồng bộ công tác cứu hộ với công tác chữa cháy.

- Liên hệ với Công an xã Vĩnh Thắng: Triển khai công tác bảo vệ, đồng thời phối hợp với các lực lượng công an, xã đội tại các điểm xung quanh khu vực cháy đảm bảo cho xe chữa cháy hoạt động thuận tiện và thực hiện các nhiệm vụ như : Giải tỏa đám đông, bảo vệ hiện trường cháy và tài tiệu, tài sản cứu được, ổn định trật tự an ninh tại khu vực trong suốt quá trình chữa cháy.

Trên đây là kế hoạch phòng cháy chữa cháy năm học 2017-2018, đề nghị cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh thực hiện nghiêm túc kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện có những khó khăn vướng mắc cần trao đổi trực tiếp với Hiệu trưởng để được giải quyết.

Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG

  • PGD&ĐT [B/cáo ]
  • UBND xã [B/cáo ]
  • Các thành viên BCĐ [T/hiện]
  • HĐSP [T/hiện ]

- Lưu VT Nguyễn Thị Trinh

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề