Khái niệm quần đảo theo luật biển việt nam là gì?

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Quần đảo là một dãy, chuỗi hoặc một nhóm đảo nằm gần nhau. Điều 46 của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển định nghĩa: ""Quần đảo" là một tổng thể các đảo, kể cả các bộ phận của các đảo, các vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan với nhau đến mức tạo thành về thực chất một thể thống nhất về địa lý, kinh tế và chính trị, hay được coi như thế về mặt lịch sử."[1]

Các quần đảo thường có ở các biển hở, thông với đại dương. Quần đảo có thể nằm sát đất liền tuy vậy không nhiều bằng các quần đảo ngoài khơi. Các quần đảo hình thành chủ yếu do hoạt động núi lửa, nằm dọc theo các lằn đáy biển trồi lên bởi hoạt động của vỏ Trái Đất hoặc các vùng biển có các dòng nham thạch sát dưới vỏ này. Rất nhiều quần đảo vẫn đang trong quá trình thay đổi do bào mòn hoặc bồi đắp.

Các quốc gia lớn mà lãnh thổ nằm chủ yếu trên các quần đảo là Indonesia, Nhật Bản, Philippines và New Zealand. Trong đó, quần đảo Indonesia là quần đảo lớn nhất thế giới với 17.508 đảo lớn nhỏ nhưng chỉ khoảng 6.000 đảo là có người ở.[2][3]

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Trong tiếng Việt, thuật ngữ "quần đảo" là một từ Hán-Việt. Trong tiếng Anh, thuật ngữ "archipelago" có thể bắt nguồn từ: [1] từ cổ "Egeopelago"; [2] từ tiếng Hy Lạp, Ἀγιο πέλαγο, nghĩa là "biển Thánh"; [3] bắt nguồn từ thời Đế chế Latinh, có nghĩa là "Biển của Vương quốc" [Archè]; [4] dịch từ tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Ak Denghiz, Argon Pelagos, "biển Trắng"; [5] từ tiếng Ý, arcipelago, "biển chính".[4]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Danh sách quần đảo

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển [bản dịch tiếng Việt]” [PDF]. Trang thông tin điện tử về Biên giới lãnh thổ. Bản gốc [PDF] lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2012.Lưu trữ bởi WebCite® tại.
  2. ^ “About Indonesia” [bằng tiếng Anh]. UNDP. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2012.
  3. ^ “Indonesia” [bằng tiếng Anh]. CIA World Factbook. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2012.
  4. ^ Chisholm, Hugh biên tập [1911]. “Archipelago” . Encyclopædia Britannica [ấn bản 11]. Cambridge University Press.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Quần đảo.

  • Quần đảo là gì?
  • Đặc điểm của quần đảo

Mỗi một quốc gia trên thế giới đều sẽ mang những đặc điểm khác nhau về lãnh thổ. Tuy nhiên với quy định chung của Luật biển quốc tế có hiệu lực thì các quốc gia đều sẽ có quyền và nghĩa vụ liên quan. Việc quy định các quy chế pháp lý về đảo, quần đảo có ý nghĩa và vai trò quan trọng với các nước và thế giới. Vậy quần đảo là gì là câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm.

Quần đảo là gì?

Trước đây trong nội dung Công ước Giơnevơ 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp và Công ước Giơnevơ 1958 về thềm lục địa đều không đề cập đến khái niệm quần đảo là gì. Đến Công ước luật biển năm 198, khái niệm quần đảo mới chính thức được ghi nhận. Căn cứ theo Khoản b Điều 46 Công ước về Luật biển năm 1982 thì quần đảo được quy định như sau: “Quần đảo” [Archipel] là một tổng thể các đảo, kể cả các bộ phận của các đảo, các vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan với nhau đến mức tạo thành về thực chất một thể thống nhất về địa lý, kinh tế và chính trị, hay được coi như thế về mặt lịch sử”. 

Luật Biển Việt Nam kế thừa và phù hợp với quy định Công ước về Luật biển năm 1982. Theo quy định tại Điều 19 Luật Biển Việt Nam cũng đưa ra định nghĩa về quần đảo như sau:

“ 1. Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước. Quần đảo là một tập hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau.

2. Đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam”.

Tựu chung lại quần đảo là tập hợp các đảo khác nhau, quần đảo bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau.

Đặc điểm của quần đảo

Từ việc tìm hiểu định nghĩa quần đảo là gì thì một số đặc điểm điển hình của các quần đảo là:

Thứ nhất quần đảo là tập hợp các đảo khác nhau. Một đảo đơn lẻ không thể tạo thành quần đảo mà các đảo có số lượng từ hai đảo trở lên tập hợp lại mới tạo thành quần đảo. Trong định nghĩa quần đảo Luật biển Việt Nam và Công ước về Luật biển năm 1982 không nhắc đến số lượng đảo cụ thể tập hợp thành quần đảo nhưng mọi người có thể ngầm hiểu số lượng từ hai đảo trở lên.

Thứ hai chế độ pháp lý của quần đảo được quy định rõ ràng. Theo quy định tại điều 49 Công ước năm 1982 khẳng định: “ Chủ quyền của quốc gia quần đảo mở rộng ra vùng nước ở phía trong đường cơ sở quần đảo được vạch ra theo đúng Điều 47, được gọi là vùng nước quần đảo, bất kể chiều sâu và khoảng cách xa bờ của chúng thế nào”. “Chủ quyền này được mở rộng đến vùng trời phía trên vùng nước quần đảo, cũng như đến đáy vùng nước đó và lòng đất tương ứng và đến các tài nguyên ở đó”. Tại Việt Nam chế độ pháp lý của đảo, quần đảo được quy định tại điều Luật Biển Việt Nam:

“1. Nhà nước thực hiện chủ quyền trên đảo, quần đảo của Việt Nam.

2. Chế độ pháp lý đối với vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các đảo, quần đảo được thực hiện theo quy định tại các điều 10, 12, 14, 16 và 18 của Luật này”.

Thứ ba các đảo trong quần đảo tạo thành một thể thống nhất về địa lý, kinh tế và chính trị hay được coi như thể về mặt lịch sử.

+ Các đảo trong quần đảo phải có sự gần gũi về địa lý, cụ thể là khoảng cách giữa các đảo phải đủ gần để được xem là một tổng thể về mặt địa lý. Khoảng cách này không chỉ tạo ra sự liên kết giữa các đảo mà còn giữa đảo với các vùng biển tiếp liền. Tuy nhiên, khoảng cách giữa các đảo là bao nhiêu để tạo ra sự gắn kết về địa lý là vấn đề gây tranh luận giữa các quốc gia tại các hội nghị luật biển.

+ Mối quan hệ kinh tế này có thể được xác định dựa trên:  Sự phụ thuộc của người dân sống trên đảo vào nguồn tài nguyên của các vùng biển bao quanh: Tài nguyên này là cơ sở có ý nghĩa nguồn sống cho người dần, sự cạnh tranh trong việc khai thác tài nguyên có thể gây khó khăn cho sự sinh sổng tại đây;  Sự phụ thuộc đó phải được thiết lập đối với tất cả các đảo và các vùng biển bao quanh trong quần đảo; Có bằng chứng về việc khai thác tài nguyên của quốc gia đối với các vùng biển bao quanh trong một thời gian.

+ Mối quan hệ chính trị thể hiện sự gắn kết chính trị giữa các đảo trong quần đảo phải chặt chẽ. Các đảo trong quần đảo phải đặt dưới chủ quyền của một quốc gia độc lập sao cho ngoài các quan tâm về tính thống nhất giữa dân cư các đảo thì mối quan tâm chung về an ninh phải có sức thuyết phục.

Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào nắm được nội dung quần đảo là gì. Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện. Luật Hoàng Phi trân trọng được đồng hành và hỗ trợ Quý khách hàng một cách nhanh chóng và tận tâm nhất.

Chủ Đề