Ông trương vĩnh trọng là ai

Lễ truy điệu và an táng nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đã được tổ chức trọng thể, trang nghiêm vào sáng 22/2 tại Bến Tre.

Thay mặt gia đình, ông Trương Vĩnh Tùng, con trai nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng phát biểu lời cảm ơn.

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ truy điệu nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng 

Ông Trương Vĩnh Tùng gửi lời cảm ơn tới Đảng, Nhà nước, các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Trung ương, địa phương và người thân, nhân dân… đã quan tâm, chăm sóc ba ông từ khi lâm bệnh cho đến khi trút hơi thở cuối cùng; đã tổ chức chu đáo lễ tang cấp nhà nước; đã chia buồn, viếng và tiễn đưa về nơi an nghỉ cuối cùng.

Ông Trương Vĩnh Tùng, con trai nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng xúc động nói lời tiễn biệt ba

Ông Trương Vĩnh Tùng nói: “Sau nhiều năm chống chọi với bệnh tật hiểm nghèo, ba của chúng tôi đã trút hơi thở cuối cùng trong niềm đau xót, tiếc thương mất mát rất to lớn không gì bù đắp được…”.

“Từ khi ba chúng tôi lâm bệnh cho đến tận những giây phút cuối cùng và trong tang lễ, chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm chăm sóc đặc biệt của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, của tỉnh; sự chăm sóc tận tình, cứu chữa của đội ngũ giáo sư, bác sĩ, y tá, điều dưỡng Bệnh viện Thống Nhất, Chợ Rẫy, Nguyễn Đình Chiểu và sự thăm hỏi, động viên của quý ông bà, cô chú, các anh chị em, bạn bè.

Chúng tôi không biết nói gì hơn là lời cảm ơn chân thành của cả gia đình chúng tôi đối với các cấp lãnh đạo; đội ngũ y bác sĩ và người thân dành cho ba tôi, gia đình tôi”, ông Tùng nói.

Con trai nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng xúc động nói lời tiễn biệt ba

Ông Tùng xúc động đọc tiếp: "Thưa Ba! Các thế hệ anh em, con cháu của ba có mặt đầy đủ hôm nay để đưa tiễn ba về nơi an nghỉ cuối cùng. Chúng con rất yêu thương và quý trọng, tự hào về ba, về người cán bộ cách mạng suốt đời tận trung với Đảng, với nước, tận hiếu với dân, sẵn sàng vào nơi gian khổ, khó khăn nhất khi Đảng cần.

Là người sống trọn tình, trọn nghĩa với đồng chí, đồng đội, đồng bào luôn cưu mang, đùm bọc khi gặp khó khăn, hoạn nạn. Là người con hiếu thảo, người cha sống chân thành, chân tình, thủy chung, yêu thương hết mực đối với con cái, gia đình và dòng tộc.

Ông Trương Vĩnh Tùng hứa với ba sẽ ra sức phấn đấu quyết tâm, quyết chí vươn lên từ đôi tay và khối óc của chính mình, sống như cây tùng, cây trúc, tự lực cánh sinh

Xin ba yên tâm, yên nghỉ, có giấc ngủ nghìn thu, chúng con xin hứa sẽ khắc ghi và thực hiện tốt những lời căn dặn và tâm nguyện của ba, sẽ yêu thương đùm bọc lẫn nhau, ra sức phấn đấu quyết tâm, quyết chí vươn lên từ đôi tay và khối óc của chính mình, sống như cây tùng, cây trúc, tự lực cánh sinh như điều mong ước lớn nhất của ba lúc sinh thời.

 

Lễ truy điệu nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng được tổ chức lúc 9h hôm nay [ngày 22/2], sau đó linh cữu được đưa đi an táng tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Bến Tre.

Hoài Thanh 

Rất đông đoàn khách đăng ký viếng nguyên Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng

Ông Thuận kể, ông biết tới nguyên Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng từ khoảng đầu những năm 1990, khi được điều ra công tác tại Văn phòng Quốc hội. Khi đó, vợ ông - bà Võ Thị Thắng, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, nhiều lần kể với ông về "anh Hai Trọng", Trưởng ban Bảo vệ Chính trị nội bộ của T.Ư Đảng, trước là Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, vừa ra Hà Nội, là người “rất tử tế, lương thiện, trung kiên”.

“Mối quen biết ban đầu giữa hai anh em là thế”, ông Thuận nhớ lại. Sau này, ông Thuận có cơ hội làm việc nhiều hơn với ông Hai Trọng khi ông Trọng làm Trưởng ban Nội chính T.Ư, còn ông Thuận là Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội theo dõi công tác xây dựng pháp luật và nội chính, tư pháp.

“Trong thời kỳ anh Trương Vĩnh Trọng làm Trưởng ban Nội chính T.Ư, có những cuộc giao ban hàng tháng, hàng quý với sự tham gia 4 văn phòng T.Ư [Văn phòng T.Ư Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ và Văn phòng Quốc hội - PV], TAND tối cao, Viện KSND tối cao, Bộ Tư pháp... Thường anh Trương Vĩnh Trọng là người chủ trì”, ông Thuận nhớ lại, và cho biết qua những cuộc làm việc như vậy, ông bắt đầu cảm mến và gần gũi nhiều hơn với ông Trương Vĩnh Trọng, một người anh tình cảm và một người lãnh đạo quyết liệt.

Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Điều khiến ông Thuận nhớ nhất chính là sự quyết liệt, tin tưởng vào những người đồng chí của ông Hai Trọng trong việc xử lý vụ chính trị liên quan tới nhiều cán bộ cấp cao của Đảng lúc bấy giờ, trong đó có cả vợ ông - bà Võ Thị Thắng. Ông Thuận kể, khi đó, có người đã bịa đặt ra một danh sách những người được cho là đã tiếp xúc, cộng tác và làm tay sai cho Cơ quan Tình báo T.Ư Mỹ [CIA]. “Danh sách có tên nhiều cán bộ cao cấp, chủ yếu là những người hoạt động ở phía Nam, đặc biệt là Sài Gòn”, ông Thuận nói và cho biết, thời điểm đó có nhiều người đã bị xử lý vì có tên trong danh sách này.

Sau khi rời các cương vị công tác, Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng trở về quê nhà Bến Tre làm nông. Trong thời gian này, ông dành thời gian hướng dẫn người dân tham quan vườn cây ăn trái do ông tự tay trồng và chăm sóc, với mong muốn nhân rộng mô hình trồng cây ăn trái không sử dụng hóa chất 

BẮC BÌNH

“Ông Hai Trọng là một trong những người rất tích cực đôn đốc phải làm cho ra chuyện này. Vì anh có nói: "Làm sao mà có thể tin được, mấy người này toàn là những người cách mạng trung kiên, không bao giờ có thể đầu hàng, làm tay sai cho địch được". Niềm tin đó đã thúc đẩy ông quyết liệt làm sáng tỏ vụ việc, minh oan cho nhiều người”, ông Thuận nói. Theo nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cách đây hơn 1 năm, vào dịp sinh nhật lần thứ 80 của nguyên Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Phạm Chánh Trực, ông Hai Trọng có tới dự, vẫn xúc động khi nhắc lại câu chuyện này. “Anh ôm tôi nói: Tao không làm quyết liệt thì tụi bây đâu có tồn tại được”, ông Thuận xúc động nhớ lại.

Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng từ trần

Trong sạch, hết lòng vì dân, vì nước

Trong thời gian giữ chức Trưởng ban Nội chính T.Ư, ông Trương Vĩnh Trọng là người chỉ đạo, xử lý nhiều vụ việc được liệt vào hàng “đại án”: từ vụ Năm Cam, vụ Minh Phụng - EPCO, vụ Tân Trường Sanh, vụ Vũ Xuân Trường, cho tới vụ Lã Thị Kim Oanh, vụ PMU18...

Ông Thuận kể, gặp ông Hai Trọng mới thấy con người ông thông minh, khảng khái, quyết liệt và đặc biệt là ông luôn giữ mình trong sạch. “Anh thực sự là người lãnh đạo trong sạch, luôn sống khiêm tốn, là cán bộ trưởng thành từ cơ sở, từ máu lửa, từ nhân dân. Ở vị trí của anh mà không trong sạch thì không thể làm được”, ông Thuận nói.

Theo ông Thuận, ngoài quan hệ công việc, thời gian còn công tác tại Hà Nội, ông vẫn thường đi bộ sang nhà ông Hai Trọng ở khu tập thể ở phố Vạn Bảo và có nhiều dịp trò chuyện cùng ông. “Có lần tôi sang nhà anh thì cảnh vệ không cho vào nhà. Anh Trọng phải ra tận nơi nhìn mặt thì bảo vệ mới cho vô. Sau tôi mới biết là người dân có việc khiếu nại, kêu oan cũng thường tới đây. Anh Hai Trọng phải đứng từ xa quan sát rồi nói cảnh vệ kêu người ta lấy tài liệu vô coi, nếu đúng là oan thì giải quyết cho họ”, ông Thuận kể và cho biết, qua những lần nói chuyện, ông Trọng nói cũng “gỡ được một số việc” nhưng thường kêu “tình hình khó lắm mày ơi”.

Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng thăm hỏi, động viên 1 gia đình đồng bào dân tộc Mông ở xã Nậm Kè, H.Mường Nhé, Điện Biên; tháng 5.2011

TƯ LIỆU

Sau khi hết tuổi công tác [năm 2011], ông Trương Vĩnh Trọng rời Hà Nội, trở lại quê nhà ở Giồng Trôm, Bến Tre. Câu chuyện nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Chính phủ sau khi rời vị trí công tác, quay trở về làm một nông dân, trồng rau, nuôi gia cầm ở quê nhà khiến nhiều người cảm động.

Ông Thuận kể thêm, mỗi lần tới thăm ông Hai Trọng ở quê nhà, lại được ông đãi món bánh xèo đã thành thương hiệu của gia đình ông. “Mày ở đó tao làm bánh xèo ăn. Ông nói vậy rồi xuống bếp làm bánh xèo đãi khách”, ông Thuận nói và cho biết, cuộc sống suốt những năm cuối đời của ông Trọng rất giản dị, đơn sơ, không có gì thay đổi.

Lần cuối ông Thuận gặp ông Hai Trọng là dịp trước tết Nguyên đán 2021 ở nhà con gái ông Trọng, khi ông lên TP.HCM khám bệnh. “Lúc đó, ảnh còn tỉnh táo lắm nhưng bệnh thì đã nặng rồi. Ngồi nói chuyện một hồi, ảnh kêu chụp hình. Rồi ảnh nói, mày sao ngồi ra xa, lại ngồi gần với tao chụp cái hình. Tới những giây phút cuối, anh vẫn nói với tôi chân tình như là anh em”, ông Thuận nhớ lại.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề