Khoa học tự nhiên lớp 6 tách chất ra khỏi hỗn hợp

Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 17: Tách chất khỏi hỗn hợp - Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6 giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà và học tốt hơn môn Khoa học tự nhiên 6.

Bài 11: Tách chất ra khỏi hỗn hợp

- Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí của các chất, có thể tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng các cách đơn giản như: lọc, cô cạn, chiết.

I. Cô cạn

- Nguyên lí: Sử dụng cách cô cạn để tách chất rắn tan, khó bay hơi, bền với nhiệt độ cao ra khỏi dung dịch của nó

VD: Cô cạn dung dịch muối thi được hạt muối

II. Lọc

- Nguyên lí: Sử dụng cách lọc để tách chất rắn không tan trong chất lỏng ra khỏi hỗn hợp của chúng [dùng phễu lọc và giấy lọc]

VD: Lọc hỗn hợp cát và nước

III. Chiết

- Nguyên lí: Người ta tách các chất lỏng không hòa tan trong nhau và tách lớp bằng cách chiết

VD: Tách hỗn hợp chất lỏng dầu ăn và nước

 Sơ đồ tư duy: Tách chất ra khỏi hỗn hợp

Loigiaihay.com

Bài 17: Tách chất ra khỏi hỗn hợp

I. Nguyên tắc tách chất

- Dựa vào tính chất khác nhau của mỗi chất trong hỗn hợp mà ta có thể tách chất

Ví dụ:

  + Hạt phù sa nặng hơn nước nên lắng xuống đáy sông

  + Muối ăn không bị bay hơi nên khi làm cho nước biển bay hơi sẽ thu được muối ăn

II. Một số cách tách chất

1. Lắng, gạn và lọc

- Phương pháp lắng dùng để tách các chất rắn lơ lửng nặng hơn ra khỏi các chất nhẹ hơn.

- Phương pháp lọc dùng để tách chất rắn không tan khỏi hỗn hợp của chúng.

Gạn là đổ khẽ để lấy phần chất lỏng trong [nước trong] và để lại chất rắn [cặn].

  + Để lọc chất rắn ra khỏi chất lỏng, ta dung phễu lót giấy lọc, khi đó chất lỏng chảy xuống, chất rắn bị giữ lại.

2. Cô cạn

Phương pháp cô cạn dùng để tách chất rắn tankhó bay hơibền với nhiệt độ cao ra khỏi dung dịch của nó.

VD: Muối ăn tan trong nước, người ta có thể tách muối ăn từ nước muối bằng cách đun nóng dung dịch này cho đến khi nước bay hơi hết, còn lại muối là chất rắn

- Các bước cô cạn:

   + Bước 1: Lắp dụng cụ như hình 17.5

   + Bước 2: Đặt bát sứ đựng dung dịch muối lên kiềng đun

   + Bước 3: Đun sôi dung dịch cho đến khi cô cạn, nước bay hơi hết, thu được chất rắn là muối ăn

3. Chiết

Phương pháp chiết dùng để tách các chất lỏng không hòa tan vào nhau.

VD: Dầu ăn không tan trong nước, để một thời gian chúng sẽ tách thành 2 lớp riêng biệt

- Các bước chiết:

   + Bước 1: Lắp dụng cụ như hình 16.5

   + Bước 2: Mở khóa cho nước chảy từ từ xuống bình tam giác

   + Bước 3: Quan sát đến khi dầu ăn chạm khóa thì đóng khóa

Sơ đồ tư duy: Tách chất ra khỏi hỗn hợp

Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo trang 81

Giải bài tập SGK Khoa học Tự nhiên 6 trang 81, 82, 83, 84 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp của Chủ đề 5: Chất tinh khiết - Hỗn hợp. Phương pháp tách các chất.

Thông qua đó, các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 16 Chủ đề 5 trong sách giáo khoa Khoa học Tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo. Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải Khoa học tự nhiên Lớp 6 Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp

Ở các vùng nông thôn nước ta, người ta thường sử dụng giếng nước khoan, giếng đào làm nước sinh hoạt. Tuy nhiên, các nguồn nước này thường hay bị nhiễm phèn và một số tạp chất. Làm thế nào để tách các tạp chất này ra khỏi nguồn nước?

Trả lời:

Để tách các tạp chất này ra khỏi nguồn nước, người ta phải sử dụng các hệ thống lọc nước hoặc các máy lọc để loại bỏ các tạp chất để lấy nước lạnh trước khi sử dụng.

Câu 2

Dựa vào tính chất nào để có thể tách các chất ra khỏi hỗn hợp?

Trả lời:

Dựa vào tính chất tan hoặc không tan trong chất lỏng, không hóa hơi khi gặp nhiệt độ cao của các chất để tách ra khỏi hỗn hợp

Câu 3

Hãy cho biết đặc điểm khác nhau của mỗi hỗn hợp.

Trả lời:

Đặc điểm khác nhau của mỗi hỗn hợp:

  • Hỗn hợp A: là hỗn hợp đồng nhất, muối là chất tan trong nước, không bị hóa hơi khi gặp nhiệt độ cao
  • Hỗn hợp B: cát là chất không tan trong nước
  • Hỗn hợp C: là hỗn hợp không đồng nhất, dầu ăn không tan trong nước

Câu 4

Hoàn thành thông tin bằng cách đánh dấu tích V vào phương pháp thích hợp theo mẫu bảng 16.1.

Trả lời:

Hoàn thành bảng:

Câu 5

Quan sát cốc đựng hỗn hợp sulfur và nước, hãy cho biết bột sulfur có tan trong nước không?

Trả lời:

Sulfur không tan trong nước.

Câu 6

Dùng phương pháp nào để tách bột sulfur ra khỏi nước? Cho biết những dụng cụ nào cần sử dụng để tách chúng.

Trả lời:

Dùng phương pháp lọc để tách sulfur ra khỏi nước.

Các dụng cụ cần: Đũa thủy tinh, phễu lọc, giấy lọc.

Câu 7

Tại sao lại dùng phương pháp cô cạn mà không dùng phương pháp lọc để tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp.

Trả lời:

Dùng phương pháp cô cạn mà không dùng phương pháp lọc để tách muối ra khỏi nước bởi vì muối là chất rắn tan trong nước và nó không bị hóa hơi khi gặp nhiệt độ cao. Còn phương pháp lọc chỉ áp dụng để tách chất rắn không tan trong nước ra khỏi hỗn hợp.

Câu 8

Quan sát hỗn hợp nước và dầu, cho biết tính chất của hỗn hợp.

Trả lời:

Tính chất của hỗn hợp dầu và nước là: hỗn hợp không đồng nhất, dầu không tan trong nước

Câu 9

Dùng phương pháp và dụng cụ nào để tách dầu ăn ra khỏi nước.

Trả lời:

Dùng phương pháp chiết để tách dầu ăn ra khỏi nước. Dụng cụ cần sử dụng: Phễu chiết, Khóa, Bình đựng, giá cố định

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 16

Bài 1

Hãy chọn phương pháp phù hợp để tách các chất ra khỏi hỗn hợp.

a] Đường và nước.

b] Bột mì và nước.

Gợi ý trả lời

a] phương pháp cô cạn

b] phương pháp lọc

Bài 2

Kể một vài ứng dụng của phương pháp lọc và phương pháp cô cạn trong thực tế.

Gợi ý trả lời

Ứng dụng của phương pháp lọc: máy lọc nước, pha cà phê, pha trà, ...

Ứng dụng phương pháp cô cạn: làm muối biển, làm mứt, ...

Bài 3

Em có biết để làm sạch nước bể bơi, ngoài biện pháp dùng hóa chất người ta còn dùng biện pháp nào khác mà không sử dụng hoá chất?

Gợi ý trả lời

Dùng phương pháp lọc.

Bài 4

Có một hỗn hợp gồm muối ăn và cát. Em hãy đề xuất cách tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp. Em sử dụng dược cách làm trên dựa vào sự khác nhau nào về tính chất giữa chúng?

Gợi ý trả lời

Cho hỗn hợp cát và muối vào nước, sử dụng phương pháp lọc và phương pháp cô cạn, lọc lấy cát trước rồi cô cạn ta thu được muối

Sử dụng cách làm trên bởi vì sự khác nhau giữa tính chất của muối và cát như sau:

  • Muối là chất rắn tan được trong nước, không bị hóa hơi khi gặp nhiệt độ cao
  • Cát là chất rắn không tan được trong nước

Cập nhật: 24/11/2021

Video liên quan

Chủ Đề