Không nộp Phụ lục giao dịch liên kết

Kinh nghiệm bị thanh tra về giao dịch liên kết, cơ quan thuế thường nhắm vào đối tượng nào để thanh kiểm tra? Chế tài xử phạt đối với doanh nghiệp không có chứng từ, tài liệu hoặc hồ sơ xác định giá GDLK sẽ như thế nào? Trước giờ “G” thanh kiểm tra cần chuẩn bị những gì để ứng phó? Mời bạn xem chi tiết bài viết bên dưới!

Các doanh nghiệp thuộc đối tượng bị thanh kiểm tra về GDLK          

  •  Phát sinh lỗ trong nhiều năm liên tiếp vẫn mở rộng hoạt động kinh doanh
  •  Doanh nghiệp thực hiện nhiều giao dịch với các bên liên kết
  • Các doanh nghiệp trong các lĩnh vực có rủi ro cao về thuế và giá chuyển nhượng
  • Những doanh nghiệp chủ chốt trong ngành
  • Những doanh nghiệp chưa bị thanh tra thuế cho một khoảng thời gian dài
  • Những doanh nghiệp được ưu đãi cao về thuế
  • Những doanh nghiệp đã gặp những vấn đề về thuế hoặc bị điều chỉnh giảm lỗ lớn trong các cuộc thanh tra trước

Các vấn đề cơ quan thuế tập trung khi thanh kiểm tra

Kinh nghiệm bị thanh tra về giao dịch liên kết – Hãy tập trung vào vấn đề cơ quan thuế quan tâm

Khi cơ quan thuế thanh tra nhóm đối tượng có phát sinh về giao dịch liên kết thường sẽ tập trung vào việc tuân thủ, chính xác và nhất quán, nộp và giải trình thông tin. Cụ thể:

Việc tuân thủ

Mẫu kê khai giao dịch liên kết [“GDLK”] [cụ thể là Mẫu số 01 theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP và Mẫu GCN-01/QLT hoặc Mẫu 03-7/TNDN theo các quy định trước đây]. Không nộp cho Cơ quan thuế hàng năm.

Hồ sơ xác định giá GDLK không được chuẩn bị tại thời điểm quyết toán thuế hàng năm.

Không nộp Hồ sơ xác định giá GDLK trong vòng 30 ngày làm việc kể từ nhận được yêu cầu bằng văn bản của Đoàn thanh/kiểm tra.

Hồ sơ xác định giá GDLK cho từng năm không sẵn có tại Công ty.

Cơ quan thuế sẽ tập trung vào việc tuân thủ, nộp và giải trình thông tin 

Nộp và giải trình thông tin

Không nộp bổ sung các thông tin hoặc giải trình theo yêu cầu của Cơ quan thuế trong quá trình thanh/kiểm tra

Không có chứng từ, tài liệu hoặc hồ sơ hỗ trợ cho các thông tin kê khai trong “Mẫu kê khai GDLK hoặc Hồ sơ xác định giá GDLK”.

Tính chính xác và nhất quán của “Mẫu kê khai giao dịch liên kết”

Số liệu & Giá trị giao dịch kê khai không chính xác

Kê khai thiếu các giao dịch liên kết

Phương pháp xác định giá thị trường của cùng một giao dịch được kê khai trên các Mẫu kê khai GDLK trong các năm có sự khác biệt.

Phương pháp xác định giá thị trường được kê khai trên Mẫu kê khai GDLK và Hồ sơ xác định giá GDLK là khác biệt.

Mẫu kê khai và hồ sơ xác định giá GDLK được cơ quan thuế đặc biệt quan tâm về tính chính xác và nhất quán

Tính chính xác & nhất quán của “Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết”

  •  Nội dung của Hồ sơ không đầy đủ theo yêu cầu được quy định.
  • Các công ty / giao dịch được lựa chọn để so sánh không đảm bảo tính tương đương hoặc không đáng tin cậy theo quy định của Nghị định 132 [trước đây là nghị định 20 và Thông tư 41, Thông tư 66/2010/TT-BTC và Thông tư 117/2005/TT-BTC].

Các vấn đề thường gặp trong thanh kiểm tra 

Thường gặp về kê khai giao dịch liên kết

  • Giá trị giao dịch liên kết
  • Phương pháp xác định giá

Thường gặp trong đối tượng so sánh độc lập

  • Cấu trúc sở hữu/ Giao dịch liên kết của đối tượng so sánh độc lập
  • Sản phẩm và phân khúc kinh doanh của đối tượng so sánh độc lập
  • Đối tượng so sánh độc lập trong nước hoặc nước ngoài

Nguyên nhân phát sinh lỗ

  •  Không có số liệu chứng minh nguyên nhân phát sinh lỗ
  • Doanh nghiệp không có nhiều cơ sở để giải thích nguyên nhân phát sinh lỗ, trừ một số trường hợp theo quy định bất khả kháng theo quy định hiện tại.

Một số vấn đề khác

  • Thời điểm nộp hồ sơ
  •  Lựa chọn Tỷ suất lợi nhuận
  • So sánh giá giao dịch độc lập
  • Ảnh hưởng từ các yếu tố thị trường

Các vấn đề thường gặp về GDLK: đối tượng so sánh độc lập, cách xác định giá, các trường hợp lỗ bất thường

Tài sản vô hình

Bản quyền về bí quyết kĩ thuật, hoặc sử dụng nhãn hiệu/ tên thương mại trong khi bản chất giao dịch không được thực hiện. Ví dụ:

  • Không chuyển giao công nghệ trên thực tế
  • Phí bản quyền do công ty con của một doanh nghiệp sản xuất theo hợp đồng, doanh thu thuần với các bên liên kết.
  • Dịch vụ giữa các bên liên kết:
  •  Không tạo ra lợi ích kinh tế và giá trị gia tăng trực tiếp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Trùng lặp
  •  Dịch vụ mang lại lợi ích cho cổ đông…

Tài sản vô hình và dịch vụ giữa các bên liên kết là vấn đề thường gặp tiếp theo về GDLK

Những lưu ý “đắt giá” khi bị thanh kiểm tra thuế 

Trách nhiệm thực hiện kê khai theo tờ khai quyết toán thuế TNDN

Doanh nghiệp có GDLK thực hiện kê khai các mẫu theo quy định tại Nghị định 132/2020/NĐ-CP thay thế cho Mẫu số 03-7/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 20/2017/NĐ-CP của Bộ Tài chính và nộp kèm theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN số 03/TNDN, như sau:

  • Mẫu số 01 – Thông tin về quan hệ liên kết và GDLK theo hướng dẫn chi tiết tại nghị định 132/2020?NĐ-CP [Cũ Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư 41/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính].
  • Mẫu số 02 – Danh mục các thông tin, tài liệu cần cung cấp tại Hồ sơ quốc gia và Mẫu số 03 – Danh mục các thông tin, tài liệu cần cung cấp tại Hồ sơ toàn cầu.
  • Mẫu số 04 – Kê khai thông tin Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của công ty mẹ tối cao tại Việt Nam có doanh thu hợp nhất toàn cầu từ mười tám nghìn tỷ đồng trở lên có hoạt động tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ theo hướng dẫn [Cũ Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư 41/2017/TT-BTC].

Nếu chưa rõ phải làm hồ sơ kê khai giao dịch liên kết như nào, thì bạn có thể xem ngay hướng dẫn chi tiết cách lập hồ sơ kê khai giao dịch liên kết ở dưới nhé!

4 nhóm giao dịch liên kết – Cách ghi nhận trên báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo kiểm toán

Doanh nghiệp có trách nhiệm lập hồ sơ xác định giá trong giao dịch liên kết và giải trình chi tiết việc lập, cơ sở lập khi kết thúc kỳ báo cáo tài chính.

Ngoài ra hãy:

  • Kiểm tra đăng ký kinh doanh cũng như đưa ra mối quan hệ liên kết của bên liên kết để sếp của bạn đánh giá và xác nhận lại;
  • Kiểm tra, tính toán cẩn thận số liệu của các giao dịch liên kết, đảm bảo rằng bạn đã xác định đúng và có thể hướng dẫn ai đó trong phòng làm và kiểm tra lại;
  • Có thể nhờ người mà bạn quen biết chuyên về mảng giao dịch liên kết kiểm tra và đánh giá sơ bộ giúp bạn.
  • Đối chiếu Hồ sơ GDLK của công ty đang lưu trữ với Hồ sơ do cơ quan thuế yêu cầu;
  • Kiểm tra các số liệu mang ra so sánh;
  • Khi giải trình với cơ quan thuế, các bạn cần lưu ý những vấn đề nào có thể trả lời được luôn [khi bạn chắc chắn biết đó là đúng], những vấn đề cần phải xem lại hồ sơ để giải trình để chuẩn bị câu trả lời hợp lý và an toàn nhất;
  • Đăng ký cập nhật bản tin, thông tin mới nhất về kế toán, thuế…;

Các trường hợp được miễn kê khai, lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết

Doanh nghiệp được miễn kê khai xác định giá GDLK tại mục III, mục IV Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 132 trong trường hợp chỉ phát sinh giao dịch với các bên liên kết là đối tượng nộp thuế TNDN tại Việt Nam, áp dụng cùng mức thuế suất thuế TNDN với người nộp thuế và không bên nào được hưởng ưu đãi thuế TNDN trong kỳ tính thuế, nhưng phải kê khai căn cứ miễn trừ tại mục I, mục II tại Mẫu số 01.

Người nộp thuế có trách nhiệm kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo Mẫu số 01. Nhưng được miễn lập Hồ sơ xác định giá trong giao dịch liên kết trong các trường hợp sau: Người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết, nhưng tổng doanh thu phát sinh của kỳ tính thuế dưới 50 tỷ đồng và tổng giá trị tất cả các giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ tính thuế dưới 30 tỷ đồng.

Người nộp thuế đã ký kết thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá thực hiện nộp Báo cáo thường niên theo quy định pháp luật về thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá.

Người nộp thuế thực hiện kinh doanh với chức năng đơn giản, không phát sinh DT, chi phí từ hoạt động khai thác, sử dụng tài sản vô hình, có doanh thu dưới 200 tỷ đồng, áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần trước lãi vay và thuế TNDN trên doanh thu, bao gồm các lĩnh vực như sau:

  • Lĩnh vực phân phối từ 5% trở lên;
  • Lĩnh vực sản xuất từ 10% trở lên;
  • Lĩnh vực gia công từ 15% trở lên.

Nếu doanh nghiệp KHÔNG áp dụng theo mức tỷ suất lợi nhuận thuần quy định nêu trên thì PHẢI lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo Nghị định 20 về giao dịch liên kết.

Chế tài xử phạt đối với bên không lập hồ sơ giao dịch liên kết

Theo quy định của Luật quản lý thuế, các khoản phạt gồm có: phạt 10% đến 20% đối với số tiền thuế bị truy thu tùy thuộc vào kỳ tính thuế, cùng tiền lãi chậm nộp [0,05%/ ngày đến 0,07%/ ngày đối với số tiền thuế bị truy thu [0,03%/ngày đối với giai đoạn từ ngày 01/07/2016] hoặc phạt trốn thuế [từ một đến ba lần số thuế bị truy thu], tùy thuộc vào bản chất và hoàn cảnh của lỗi vi phạm.

Tuy nhiên, rủi ro nhất đối với các doanh nghiệp không lập Hồ sơ giao dịch liên kết hoặc lập Hồ sơ giao dịch liên kết không tuân thủ quy định là số tiền thuế bị truy thu sẽ căn cứ theo mức ấn định của cơ quan thuế theo quy định dưới đây, về cơ bản là theo hướng không có lợi cho người nộp thuế. 

Trên đây là những kinh nghiệm bị thanh kiểm tra thuế ở những doanh nghiệp phát sinh giao dịch liên kết, ngoài ra bạn hoàn toàn có đọc bài “23 câu hỏi và giải đáp về giao dịch liên kết và quan hệ liên kết”. Ở bài này bạn hoàn toàn có được lời giải đáp chi tiết về câu hỏi hóc búa về các giao dịch liên kết.

Nhưng bạn hoàn toàn có thể đào sâu, hiểu rõ bản chất, nắm được phương pháp xác định giá chuyển nhượng, biết được mấu chốt cơ quan thuế nhắm vào đâu khi thanh kiểm tra thuế tại doanh nghiệp, nắm vững những vấn đề nổi trội trong thanh kiểm tra giá chuyển nhượng của cơ quan thuế. Biết cách thực hiện một bộ hồ sơ chuyển giá đầy đủ, kê khai đúng quy định, bảo vệ trước đoàn thanh kiểm tra thuế.

Tất cả những vấn đề trên đều sẽ có tại lớp học chuyển giá – thanh kiểm tra tại các doanh nghiệp VN của TACA. Được dẫn dắt bởi: Anh Nguyễn Trung Thắng – PGĐ Tư vấn thuế Kiểm toán KPMG. Nằm trong nhóm Kiểm toán Big4, Top những người đi đầu về chuyển giá ở Việt Nam.

Trong quá trình thanh kiểm tra anh Thắng đã hỗ trợ cho rất nhiều doanh nghiệp như Intel, Samsung, LG Hải Phòng… và đóng góp vào quá trình xây dựng nghị định, văn bản chuyển giá với Bộ tài chính và Chính phủ.

Đăng ký khóa học chuyển giá giao dịch liên kết

Thông tin chi tiết khoá học: //taca.edu.vn/khoa-hoc-chuyen-gia/

Liên hệ tư vấn dịch vụ thanh tra giao dịch liên kết: Tại đây

Bức tranh về chuyển giá đang dần được vén màn về các chiêu thức chuyển giá giữa các doanh nghiệp trong thời đại các cơ quan thuế đang vào cuộc.

Chúng tôi cam kết chuyển giao toàn bộ kiến thức thực chiến về chuyển giá trong giao dịch liên kết. Hỗ trợ giải đáp những thắc mắc của học viên trong và sau khoá học. Chúng tôi sẽ hoàn lại tiền nếu bạn không hài lòng về khoá học.

Nếu bạn vẫn cần thêm bất cứ thông tin gì, đừng ngần ngại, hãy liên lạc với TACA để được giải đáp và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Video liên quan

Chủ Đề