Khu lăng mộ An Sinh gồm bao nhiêu lăng mộ lớn

Khu lăng mộ An Sinh thờ các vị vua thời nhà Trần là một trong những khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt nổi tiếng của Quảng Ninh nằm ở xã An Sinh, thị xã Đông Triều. Đây là nơi thờ cúng các vị vua nhà Trần và cũng là trung tâm tín ngưỡng hết sức đặc biệt, thiêng liêng mang nhiều giá trị lịch sử. Hãy cùng tìm hiểu, khám phá về lịch sử, kiến trúc của khu lăng mộ An Sinh trong bài viết dưới đây nhé!

Lịch sử khu lăng mộ An Sinh – Đền thờ các vị vua nhà Trần

Khu di tích lịch sử khu lăng mộ An Sinh bao gồm 3 phần: ngôi đền thờ, một khu lăng mộ đá của các vị vua thời Trần, nhưng không quy tụ 1 nơi mà nằm rải rác trong khuôn viên rộng lớn có bán kính 20km và khu di tích khảo cổ học. Được xây dựng từ thời Hậu Lê và thời Nguyễn nên theo thời gian và những tác động của môi trường nên khu di tích có phần xuống cấp. Tuy vậy, những giá trị về lịch sử là điều vẫn còn vẹn nguyên không chỉ đối với người dân Quảng Ninh mà còn đối với người dân trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Bạn đang xem: Khu lăng mộ an sinh thời trần

Khu lăng mộ An Sinh thờ 8 vị vua nhà Trần: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiến Tông, Trần Nghệ Tông.Khuôn viên đền thờ rộng lớn với hơn 80.000m2, cảnh quan đền thờ mang nét đẹp cổ kính với những hàng nhãn cổ thụ lâu năm, xung quanh đền có 14 cây đại thụ mang ý nghĩa biểu biểu hiện cho 14 đời vua nhà Trần và trước đền trồng 8 cây vạn tuế biểu tượng cho 8 vị vua nhà Trần. 

Trong những năm 1959 đến năm 1975, đền thờ trở thành trường đào tạo cán bộ miền Nam tại miền Bắc Việt Nam. Nếu đến tham quan, bạn sẽ thấy những tấm bia đá được làm bằng đá tự nhiên granite rất đẹp do các cựu học sinh miền Nam kỷ niệm.

Khu lăng mộ An Sinh – Đền thờ các vị vua nhà Trần

Ý nghĩa lịch sử của khu lăng mộ An Sinh

Là khu di tích lịch sử quốc gia tồn tại qua nhiều thế kỷ, khu lăng mộ đá An Sinh mang nhiều ý nghĩa đặc biệt có giá trị đến ngày nay và mãi về sau.

Vào năm 1938, khu lăng mộ An Sinh được xây dựng với mục đích là thờ các vị vua nhà Trần. Tuy nhiên, dựa vào hoàn cảnh lúc bấy giờ mà khu đền trở thành Trường học đào tạo những học sinh từ miền Nam ra miền Bắc trong suốt 20 năm. Đây đều là những cán bộ phục vụ cho hoạt động cách mạng ở miền Nam. Như vậy, đền thờ góp một công lao đào tạo, nuôi dưỡng người tài cách mạng trong thời kỳ miền Nam khó khăn.

Xem thêm: Kiểm Tra Hóa 10 Chương 2 - Đề Kiểm Tra 45 Phút [1 Tiết]

Đền An Sinh là đại diện cho những công trình tín ngưỡng thời xưa mang đậm yếu tố lịch sử, giá trị truyền thống, lòng biết ơn sâu sắc của người dân đối với các vị vua nhà Trần đã có công lao giữ nước, mang lại cho nhân dân cuộc sống ấm no, yên bình. 

Trong suốt chiều dài lịch sử, dù mọi thứ đang ngày càng phát triển nhưng những giá trị di sản văn hoá của khu lăng mộ An Sinh sẽ vẫn còn đó và được biểu hiện qua những lễ hội truyền thống hằng năm từ ngày 13 đến ngày 16 tháng Giêng. Lễ hội có nghi thức không thể thiếu đó là rước nước và tế tự, bên cạnh đó nhiều trò chơi dân gian gắn kết như thi cỗ cá, chọi gà, nấu cơm, đấu gậy… 

Sơ đồ Khu lăng mộ An Sinh – Đền thờ các vị vua nhà Trần

Khám phá kiến trúc cổ của khu lăng mộ An Sinh 

Đền thờ với kiến trúc độc đáo

Kiến trúc đền thờ gồm 2 tòa, mặt bằng hình chữ nhị với 7 gian tiền tế, 5 gian hậu cung được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ và được các nghệ nhân điêu khắc, chạm trổ không những tinh tế mà còn rất cầu kỳ. Cũng vì thế mà trải qua nhiều biến cổ của thời gian cũng như lịch sử, khu đền thờ Anh Sinh dần bị xuống cấp nghiêm trọng. Cho đến sau này, chính quyền tỉnh đã tiến hành phục dựng lại khu đền thờ và hiện được thay đổi thành các hạng mục chính như sau: 

Đền Vua [ở giữa ngôi đền thờ An Sinh]: Đây là đền thờ 3 vị vua đầu tiên của triều Trần là Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và thờ Thượng hoàng Trần Thừa cùng các vị tằng tổ, cao cổ của nhà Trần. Ngôi đền được xây dựng với diện tích lớn khoảng 6.498m2 gồm các hạng mục như: cổng, sân tế, giếng ngọc, cổng đi sang đền Mẫu, cổng vào phía sau đền, tiền tế, trung tế, hậu cung và hai tòa giải vũ.Đền Thánh [ở phía Đông, bên tả đền Vua]: Đền Thánh khu lăng mộ An Sinh được xây dựng theo phong cách truyền thống với diện tích 6.011m2 với các hạng mục như cổng, sân tế, lầu chuông, lầu trống, tiền tế, phương đình, trung tế, hậu cung và giải vũ. Đền thờ Hưng Đại vương Trần Quốc Tuấn, phu nhân Nguyên Tử Quốc mẫu và hai con gái là Quyên Thanh Quận chúa, Đại Hoàng Công chúa.Đền Mẫu [ở phía Tây, bên hữu đền Vua]: Đền Mẫu với tổng diện tích là 6.228m2 là nơi thờ các vị quốc mẫu và công chúa đầu tiên của triều Trần gồm các hạng mục như giếng ngọc, sân tế, bình phong, tiền tế, giải vũ, trung tế và hậu cung…

Đền thờ với kiến trúc độc đáo

Khu lăng mộ – Nơi an nghỉ của những vị vua nhà Trần

Khu lăng mộ đá An Sinh có diện tích ước tính diện tích khá lớn 38.221m2 và được chia thành Phần Đa, phần Trung, phần Bụt ứng với Chiêu lăng, Dụ Lăng là nơi yên nghỉ của các vị vua nhà Trần. Cả 3 lăng mộ đều được cải tạo vào năm 2004, có tường bao quanh theo hình tròn đồng tâm, đường kính 65cm, cao 1,2 m so với sân tế. 

Khu lăng mộ – Nơi an nghỉ của những vị vua nhà Trần

Bên cạnh đó, đền thờ An Sinh gồm các di tích khảo cổ tại khu lăng mộ được khai quật bao gồm: các tòa Chính điện, các tòa Thái Miếu, các đền thờ ở Tây Thất hay tòa Tả Vu và Hữu Vu.

Không gian di sản văn hoá Khu di tích lịch sử lăng mộ An Sinh nhà Trần đã để lại cho hậu thế một kho tàng di sản quý giá, không chỉ là niềm tự hào của nhân dân Đông Triều mà còn là niềm tự hào của nhân dân cả nước.

Khu lăng mộ đá luôn đi cùng thời gian: quá khứ – hiện tại – tương lai

Từ xa xưa, các công trình tâm linh luôn được người dân Việt Nam chú trọng xây dựng. Đối với công trình nhà thờ họ, lăng mộ đá, đền thờ… mang ý nghĩa hết sức thiêng liêng, là sự biết ơn, ghi nhớ đối với những người đã mất và có công với đất nước hay công nuôi dưỡng, sinh thành. Chính bởi vậy, khi làm khu lăng mộ đá họ luôn quan niệm rằng, nếu làm bằng loại đá tốt, điêu khắc đẹp thì người đã khuất sẽ sớm siêu thoát và yên nghỉ yên bình. 

Đá làm lăng mộ thường là loại đá được khai thác ngoài tự nhiên nên có độ bền cao, đẹp, khả năng chịu lực tốt, không bị rêu mốc và có tính phong thuỷ cao. Vì vậy, các khu lăng mộ đá vua chúa, quan lại đều được thi công bằng loại đá tốt nhất. Nhờ vậy mà đến ngày nay những khu di tích lịch sử vẫn còn nguyên vẹn các mộ đá, dẫu thời gian có phủ lên những bụi bẩn nhưng chất lượng vẫn mãi “đi cùng tháng năm”.

Xem thêm: Tuyển Tập Hình Giải Tích Trong Mặt Phẳng, Tuyển Tập Hình Học Giải Tích Trong Mặt Phẳng

Ngày nay, việc sử dụng đá tự nhiên để xây dựng mộ đá gia đình vẫn được nhiều người ưa chuộng. Tại Công ty Cổ phần Đá mỹ nghệ Ninh Bình – Ninh Bình Stone, chúng tôi mỗi năm thiết kế, thi công cho hàng trăm dự án lăng mộ trên toàn quốc với đa dạng các loại mộ đá như: mộ đá xanh Thanh Hóa, mộ đá hoa cương, mộ đá một mái, mộ đá một mái, mộ đá tròn, mộ đá… được các nghệ nhân Ninh Bình Stone điêu khắc, chạm trổ vô cùng tinh tế với những hoa văn đậm nét truyền thống Việt Nam.

Dự án khu lăng mộ đá được thực hiện bởi Ninh Bình Stone

Lăng mộ đá được chế tác bởi Ninh Bình Stone

Lựa chọn thiết kế, thi công mộ đá thực sự là một sự lựa chọn đúng đắn, dù giá cả của đá tự nhiên có đắt hơn các loại đá khác nhưng điều cốt yếu của nó chính là tấm lòng của con cháu đối với ông bà tổ tiên, lo cho họ được yên nghỉ ở một nơi tốt nhất. 

Qua việc khám phá khu di tích lịch sử khu lăng mộ An Sinh, Quảng Ninh, chúng ta hiểu hơn về một công trình văn hoá lịch sử của đất nước đã có từ lâu. Việc bảo tồn và phát huy hiệu quả những giá trị di sản văn hoá nơi đây sẽ góp phần vào việc giáo dục truyền thống yêu nước và niềm tự hào dân tộc của các thế hệ trẻ Việt Nam. 

Quảng Ninh là vùng đất tổ của triều đại nhà Trần, nơi đây có nhiều công trình kiến trúc, các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu gắn liền với một triều đại hùng mạnh. Một trong những di tích không thể bỏ qua khi du lịch Quảng Ninh chính là đền An Sinh nơi thờ các vị vua Nhà Trần.

Đền An Sinh- nơi thờ 8 vị vua nhà Trần nhìn từ ngoài vào

Đền An Sinh [xưa kia còn gọi là Điện An Sinh] toạ lạc trên một đồi đất thoai thoải giữa vùng địa linh ở thôn Trại Lốc, xã An Sinh, huyện Đông Triều. Phía sau Đền là lăng miếu các vị vua nhà Trần. An Sinh xưa, Đông Triều nay không những là quê hương của nhà Trần mà còn đóng vai trò là trung tâm văn hóa, tín ngưỡng của thời Trần, nơi nhà Trần xây dựng lăng tẩm của các vua và quý tộc hoàng gia; nơi xây cất Thái Miếu để thờ phụng tổ tiên và các vua nhà Trần và là thánh địa, thủ đô của thiền phái Trúc Lâm.

Đền An Sinh là một khu di tích rộng, thờ tám vị vua nhà Trần. Khu di tích này đã được trùng tu nhiều lần vào thời Hậu Lê và thời Nguyễn. Khu di tích này mang một giá trị lịch sử to lớn trong lịch sử Việt Nam. Theo kinh nghiệm du lịch Quảng Ninh, đền và lăng mộ nhà Trần thuộc xã An Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, nằm rải rác trong một khu đất rộng có bán kính 20km để thờ “Bát Vị Hoàng Đế” thời Trần. Đây là một trong những công trình tưởng niệm có giá trị lớn trong lịch sử Việt Nam và đã được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là di tích lịch sử. Đền và lăng mộ nhà Trần được xây dựng thời nhà Trần, được trùng tu vào thời Hậu Lê và thời Nguyễn, quần thể di tích gồm một đền và 8 lăng mộ.

Cổng vào đền An Sinh

Lăng mộ Trần Anh Tông ở khu trại Lốc, lăng Trần Minh Tông ở khu Khe Gạch, lăng Trần Hiến Tông ở khu Ao Bèo, lăng Trần Dụ Tông ở khu Đống Tròn, lăng Trần Nghệ Tông ở khu Khe Nghệ. Ngoài việc xây dựng điện miếu ở mỗi lăng làm nơi thờ cúng, triều đình còn cho xây dựng ở khu đền Sinh nhiều toà điện miếu lớn để làm nơi tế lễ bái yết và cắt cử các quan về trông coi cẩn thận. Toàn bộ khu vực này trở thành thánh địa tôn nghiêm qua các triều Trần, Lê, Nguyễn.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, “Tháng 6 [năm 1381 – TG], rước thần tượng các lăng ở Quắc Hương, Thái Đường, Long Hưng, Kiến Xương đưa về lăng lớn ở Yên Sinh để tránh [nạn] người Chiêm Thành vào cướp”. Đây chính là sự kiện đánh dấu cho việc xây dựng một số công trình thờ tự tại An Sinh, trong đó có Điện An Sinh. Theo nội dung văn bia tại Đền An Sinh [do ông Hoàng Giáp, Viện Nghiên cứu Hán Nôm sưu tầm và dịch tại Thông báo Hán Nôm năm 2002, Hà Nội, 2003, trang 164] thì Ngũ vị hoàng đế triều Trần được thờ tại Điện An Sinh gồm có: Anh Tông hoàng đế, Minh Tông hoàng đế, Dụ Tông hoàng đế, Nghệ Tông hoàng đế, Khâm minh Thánh vũ hiển đạo An Sinh hoàng đế. Trong đó, đáng chú ý là có một nhân vật dù chưa nắm giữ ngôi vị lần nào nhưng được tôn làm hoàng đế, đó là Trần Liễu [An Sinh vương], anh trai của vị vua đầu tiên của triều Trần là Trần Thái Tông, với hiệu Khâm minh thánh vũ hiển đạo An Sinh hoàng đế. Vùng đất An Sinh xưa chính là ấp thang mộc đầu tiên tại vùng đất Đông Triều mà vua Trần Thái Tông đã ban cho Trần Liễu. Cùng với việc thờ ngũ vị hoàng đế thì tại Điện An Sinh còn có miếu thờ công chúa Linh Xuân của nước Ai Lao.

Bia đá ở đền An Sinh

Từ đây vùng đất An Sinh thành nơi tập trung lăng tẩm của nhà Trần. Việc lựa chọn An Sinh là nơi xây dựng lăng tẩm không chỉ phản ánh đây là vùng đất linh thiêng, mà còn thể hiện tư tưởng “lá rụng về cội” của các vua nhà Trần. Đây chính là dấu mốc cho việc xây dựng các công trình thờ tự tại An Sinh, trong đó có Điện An Sinh.
Theo văn bia và lệnh chỉ tại Đền An Sinh thì tên Điện An Sinh được nhắc đến sớm nhất trong bia ký là năm Chính Hoà 11 [1690], bia có tên Trần triều bi ký, bia này được khắc lại vào năm Thiệu Trị thứ 4 [1844] nội dung ghi lại ngự vị các vua Trần an táng tại An Sinh; bia Trùng tu tự bi ký năm thứ 7 [1711] có nhắc đến việc phân công người của chúa Trịnh để trông nom Điện An Sinh. Như vậy, có thể thấy Điện An Sinh, nơi thờ ngũ vị hoàng đế nhà Trần, tồn tại ít nhất đến thời Lê và sau đó được xây dựng lại để thờ Bát vị hoàng đế triều Trần ở thời Nguyễn.

Lăng mộ các vị vua Trần ở khu vực đền An Sinh

Đền An Sinh hiện vẫn còn lưu giữ ngôi bia cổ được dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 28 năm 1767 có ghi nội dung trùng tu Điện An Sinh và miếu công chúa Ai Lao – Linh Xuân. Sau đợt đại trùng tu vào thời nhà Nguyễn, đền An Sinh ngày nay có kiến trúc gồm ba toà nhà rộng 5 gian theo kiểu chữ “Tam”; không chỉ 5 vị mà là 8 vị hoàng đế triều Trần. Hai bên có các dãy nhà khách và dãy nhà cho người coi đền ở. Ngoài ra, bên cạnh đền có hai miếu nhỏ, một thờ Bà Hoàng và một thờ Đức Thánh Khổng Tử. Chung quanh có thành bao bọc rộng. Phía trước cửa có bia nhỏ đề “Hạ mã” và “Tiêu diệc”. Ngôi kiến trúc cổ tuy dung dị nhưng lại hội tụ đầy đủ phong cách kiến trúc thời xưa, là nơi tìm về cho những người hoài cổ.

Lễ hội đền An Sinh

Trải qua thời gian và thăng trầm của lịch sử, khu vực này đã bị hư hỏng nặng. Ngày nay với ý thức và lòng tự hào dân tộc nên khu đền Sinh và các lăng mộ nhà Trần đang dần được quan tâm khôi phục đúng với tầm cỡ của nó đề bảo tồn và phát huy một di sản văn hoá quý báu của dân tộc và góp phần giáo dục truyền thống cho các thế hệ mai sau. Hằng năm, lễ hội đền An Sinh diễn ra từ ngày 20.8 đến 22.8 âm lịch thu hút nhiều du khách viếng thăm.

Tags: khac san quang ninh, diem du lich quang ninh, am thuc quang ninh,, phuong tien giao thong quang ninh

Video liên quan

Chủ Đề