Kiêng rượu bia sau khi tiêm vaccine covid

Để mũi tiêm thứ 3 đạt hiệu quả miễn dịch tốt nhất, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần tránh những điều này sau khi tiêm:

Kiêng rượu bia sau khi tiêm vaccine covid

Tiêm mũi 3 là cần thiết

Không bỏ qua thời gian quan sát

Nếu sau khi tiêm vắc xin mà không thấy phản ứng gì thì mọi người đều muốn rời ngay khỏi điểm tiêm. Với hầu hết trường hợp, điều này hoàn toàn ổn, theo Newsbreak.

Tuy nhiên, các cơ quan y tế vẫn khuyến cáo sau khi tiêm mũi 3 thì mọi người vẫn nên chờ ở điểm tiêm 15 đến 30 phút sau đó hãy về. Đây là khoảng thời gian cần thiết để theo dõi liệu có xuất hiện các phản ứng dị ứng hiếm gặp hay không.

Những người có tiền sử bị dị ứng nghiêm trọng nên chờ 30 phút rồi hãy về. Những phản ứng này có thể là nhẹ như phát ban đến nghiêm trọng như sốc phản vệ. Khi đó, các bác sĩ tại điểm tiêm sẽ phản ứng nhanh để kịp cứu chữa.

Đừng nghĩ rằng tác dụng phụ mũi 3 giống các mũi trước

Dù phản ứng của cơ thể với mũi 3 có thể tương tự như phản ứng với mũi 1 và 2 nhưng cũng đừng xem thường. Việc tiêm trộn các loại vắc xin và tiêm tăng cường có thể phát sinh thêm một số tác dụng phụ, các chuyên gia lưu ý.

\n

Tuy nhiên, mọi người cũng không có gì phải lo lắng. Xảy ra một số tác dụng phụ khi tiêm trộn vắc xin là điều bình thường.

Không tập nặng nếu cảm thấy mệt

Tập thể dục vừa phải sau khi tiêm vắc xin mũi 3 không gây hại nhưng không nên tập nặng, đặc biệt là khi xuất hiện các tác dụng phụ mạnh khiến cơ thể mệt mỏi. Thay vì nâng tạ nặng hay chạy bộ, mọi người chỉ nên đi bộ, kéo căng cơ hay các bài tập nhẹ nhàng khác, theo Medical News Today.

Lo Omicron, Thái Lan rút ngắn thời gian tiêm mũi 3 vắc xin Covid-19

Không uống rượu bia

Uống rượu bia có thể ảnh hưởng đến cách mà hệ miễn dịch phản ứng với vắc xin. Ngoài ra, rượu bia làm mất nước và có thể khiến các tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin, chẳng hạn như đau cơ hoặc mệt mỏi, trở năng nặng hơn, tiến sĩ Natasha Bhuyan, Phó giáo sư lâm sàng tại Đại học Y Arizona (Mỹ), giải thích.

Muốn uống rượu bia, mọi người nên uống khoảng 48 giờ sau khi tiêm vắc xin. Nếu uống rượu bia trong ngay sau khi tiêm sẽ làm suy yếu phản ứng miễn dịch để sản sinh kháng thể của vắc xin, theo Newsbreak.

Tin liên quan

Hỏi

Xin chào bác sĩ! Tôi đang tiêm vắc-xin phòng dại. Vậy đang trong thời gian tiêm và sau khi tiêm xong phác đồ 5 mũi tiêm thì có cần kiêng bia rượu tuyệt đối không? Tôi có uống 3 lon bia trong lúc tiêm xong mũi 3 thì có ảnh hưởng gì không ạ? Xin cảm ơn bác sĩ!

Võ Hoàng Lâm (1987)

Chào bác sĩ. Em bị chó cắn tiêm được hai mũi em có uống bia có tiêm vắc-xin phòng dại mũi ba được không bác sĩ? Mong bác sĩ tư vấn. Xin cảm ơn.

Nguyễn Văn Tuyên (1992)

Trả lời

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Hệ thống Y tế Vinmec, với câu hỏi của bạn, tôi xin trả lời như sau: Trong lúc tiêm vắc-xin phòng dại người bệnh cần kiêng bia rượu và các chất kích thích khác để đảm bảo hiệu quả của vắc-xin cũng như khả năng đáp ứng của cơ thể để tạo ra các kháng thể phòng bệnh dại. Do đó, bạn nên kiêng tuyệt đối bia rượu và các chất kích thích khác trong giai đoạn tiêm phòng để có hiệu quả tốt nhất cho mình. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe!

Trân trọng!

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Tung Hoành - Bác sĩ Tim mạch Can thiệp - Khoa Hồi sức - Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

XEM THÊM:

IP của bạn là: 117.4.90.25

Thời gian: {{time | date:"dd-MM-yyyy ' ' HH:mm:ss"}}

Kiêng rượu bia sau khi tiêm vaccine covid

Tiêm vắc xin phòng Covid-19. Ảnh: Bộ Y tế

Bác sĩ Nguyễn Thanh Phước khẳng định: Không uống bia rượu trước và sau khi tiêm vắc xin Covid-19, bởi sự kết hợp bia rượu với các tác dụng phụ có thể gặp sau khi tiêm làm các triệu chứng nặng lên. Hơn nữa, bia, rượu cũng gây khó khăn cho việc phân biệt giữa tác dụng phụ của vắc xin và tác dụng phụ của bia, rượu. Mặt khác, bia, rượu có thể làm gia tăng phản ứng. Cần tránh xa bia rượu để hỗ trợ sức khỏe tổng thể và hệ thống miễn dịch của mình sau khi tiêm vắc xin Covid-19. Người tiêm vắc xin phòng Covid-19 nên kiêng rượu bia trong vòng 72 giờ (3 ngày).

Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Phước, sau khi tiêm vắc xin Covid-19, người tiêm cần hỗ trợ hệ thống miễn dịch của mình bằng việc tăng cường ăn các loại thực phẩm chống viêm, tránh thực phẩm tinh chế nhiều. Tốt nhất nên tập trung vào chất béo lành mạnh và thực phẩm ít chế biến. Thực phẩm có tác dụng chống viêm là: Cà chua, dầu ô liu, rau lá xanh (rau bina, cải xoăn, rau cải, bắp cải và các loại rau lá xanh khác). Ngoài ra, còn có các loại hạt như: Hạnh nhân, quả óc chó và nhiều loại hạt khác. Hơn nữa, nên bổ sung thêm các loại cá béo như: Cá hồi, cá thu, cá mòi và các loại trái cây, đặc biệt là dâu tây, quả việt quất, anh đào và cam.

Ngoài ra sau khi tiêm vắc xin một số người sẽ có triệu chứng đau đầu, đây là một tác dụng phụ phổ biến của tiêm vắc xin Covid-19 và việc bị mất nước có thể làm cơn đau đầu trầm trọng hơn. Vì thế, cần uống nhiều nước như: Nước ép trái cây, trà hoặc các chất lỏng khác không quá nhiều đường, nên có chai nước bên cạnh để có thể uống trong ngày đi tiêm. Thông thường sau khi tiêm, mọi người nên uống đủ 8 ly nước mỗi ngày.

BS Trương Hữu Khanh, Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng I, TP.HCM, Cố vấn chuyên môn Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Là người hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đầu tiên, tôi phải khuyến cáo rằng, uống rượu bia nên hạn chế trong mọi hoàn cảnh. Uống rượu bia sau khi tiêm vaccine N-COVY, không làm ảnh hưởng đến khả năng sinh ra miễn dịch của cơ thể. Nhưng nếu uống quá nhiều rượu bia và ăn những món ăn lạ thì lại là một câu chuyện khác. Nếu bản thân dị ứng với một trong số những món ăn đó, có thể khiến cơ thể phản ứng bằng việc nổi mề đay. Hoặc nếu uống quá nhiều rượu bia khiến bạn say và choáng vàng. Hai tình trạng này khiến nhiều người lầm tưởng rằng đây là một phản ứng phụ của việc tiêm phòng vaccine N-COVY. Nên nếu uống rượu bia một cách có kiểm soát sau khi tiêm vaccine thì hoàn toàn không có vấn đề gì cả.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể gọi đến hotline 028 7300 6595 hoặc inbox cho fanpage trungtamtiemchungvnvc. Cảm ơn bạn.

Sau khi tiêm vaccine COVID-19, cơ thể có thể sẽ xuất hiện phản ứng mệt mỏi, chán ăn, sốt, sưng đau... Vì vậy, không nên ăn đồ cứng, đồ khó tiêu hoá như phô mai, nước sốt kem, thịt và thức ăn chiên rán vì sẽ rất khó hấp thụ.

Người đi tiêm vaccine phòng COVID-19 về tốt nhất nên dùng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo thịt băm với đậu xanh, súp rau... và chia nhỏ bữa ăn.

Thực phẩm chứa nhiều đường

Các loại thực phẩm chứa nhiều đường có thể dẫn đến căng thẳng, lo lắng và giấc ngủ bị xáo trộn, điều này sẽ khiến cơ thể mệt mỏi hơn sau khi tiêm.

Tất cả các loại đồ ăn vặt, nhất là đồ ăn ngọt như bánh kẹo đều phải được tránh trong vài ngày sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19. Có thể thay thế bằng trái cây, đậu phộng, salad rau, bánh mì kẹp rau…

Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa

Nhiều cuộc khảo sát về chế độ dinh dưỡng của người dân trong mùa dịch cho thấy, lượng tiêu thụ các thực phẩm chế biến giàu đường, chất béo tăng cao trong mùa dịch. Việc tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến chứa chất phụ gia có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Cụ thể, người ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều chất béo bão hòa có nguy cơ cao gây béo phì, viêm miễn dịch và kháng insulin, dẫn đến xơ gan, suy gan, rối loạn điều hòa hệ thống miễn dịch. Vì vậy:

- Người sau tiêm vaccine phòng COVID-19 không nên ăn nhiều các thực phẩm như phần thịt nhiều mỡ như ba chỉ bò, lợn và cừu, da gà, mỡ lợn...

- Thực phẩm từ sữa giàu chất béo (sữa nguyên chất, bơ, phô mai, kem chua, kem…).

- Các loại dầu nhiệt đới như dầu dừa, dầu cọ, bơ ca cao.

- Các thực phẩm chiên ngập dầu như khoai tây rán, thức ăn nhanh…

- Thực phẩm chế biến sẵn như pizza đông lạnh, xúc xích, lạp sườn…

Kiêng rượu bia sau khi tiêm vaccine covid

Thực phẩm chế biến sẵn có nhiều chất béo bão hòa gây rối loạn điều hòa hệ thống miễn dịch.

Để hỗ trợ tốt nhất cho hệ thống miễn dịch sau khi tiêm chủng, đặc biệt là khi có tình trạng sốt sau tiêm vaccine nên ưu tiên ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và kháng viêm. Lưu ý bổ sung thêm các loại thực phẩm nguyên hạt có nhiều vitamin, khoáng chất, tốt cho sức khỏe như: bánh mì nguyên hạt, yến mạch, gạo lứt, ngô… Bổ sung rau vào bữa trưa và bữa tối, kết hợp thêm trái cây vào bữa sáng và những bữa ăn nhẹ hàng ngày.

Không sử dụng rượu bia khi bị sốt sau tiêm vaccine COVID-19

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, cho đến nay chưa có bằng chứng nào cho thấy việc uống rượu làm giảm hiệu quả của vaccine COVID-19. Cũng không có bằng chứng cho thấy vaccine COVID -19 không an toàn đối với những người sử dụng rượu bia.

Tuy nhiên, CDC và các chuyên gia đặc biệt cảnh báo, người dân, nhất là những người có thói quen uống nhiều bia khi háo nước nên tránh uống rượu bia trước và sau khi tiêm vaccine vì rượu bia có khả năng ức chế hệ thống miễn dịch, có thể khiến cơ thể mất nước. Tốt nhất, nên kiêng uống rượu bia trong vòng 3 ngày hoặc lâu hơn sau khi tiêm chủng.

Không những thế, rượu còn làm suy yếu khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể, tăng nguy cơ biến chứng và có thể gây khó khăn trong công tác phân biệt phản ứng của rượu và phản ứng của vaccine, đặc biệt là phản ứng sốt sau tiêm vaccine phòng COVID-19.

Ngoài ra, rượu bia được chứng minh là chất làm căng thẳng hệ miễn dịch. Cụ thể, rượu có thể giúp người uống ngủ nhanh hơn nhưng lại gây rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng và thời lượng giấc ngủ tổng thể, tác nhân gây rối loạn chức năng miễn dịch tối ưu.

Không nên sử dụng đồ uống chứa caffein

Kiêng rượu bia sau khi tiêm vaccine covid

Không nên uống cà phê, trà sau tiêm để tránh ảnh hưởng đến kết quả khám sàng lọc, chỉ định tiêm chủng.

Caffein thường có trong trà, cà phê... có thể làm tăng tần số tim, tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim khi sử dụng quá nhiều. Chính vì vậy, không nên uống cà phê, trà sau tiêm để tránh ảnh hưởng đến kết quả khám sàng lọc, chỉ định tiêm chủng.

Sau tiêm có thể có phản ứng sốt, đây là phản ứng thường gặp của hệ miễn dịch sau khi tiêm vaccine . Khi bị sốt sau tiêm vaccine COVID-19, cơ thể dễ mất nước, do đó việc bù nước là điều tuyệt đối quan trọng. Nước lọc, nước trái cây là những đồ uống được ưu tiên.

Cách tính lượng nước bù cần theo cân nặng của mỗi người. Nhu cầu nước cơ bản của người trưởng thành là 35 - 40ml/kg/ngày. Đối với người lớn tuổi lượng nước hàng ngày từ 30 - 35ml/kg/ngày. Ưu tiên uống nước ấm, uống từ từ từng ngụm. Nếu có cảm giác ớn lạnh có thể pha nước gừng ấm, vì gừng có tính nóng nên rất hữu ích trong việc làm ấm cơ thể.

Phản ứng thường gặp nhất sau khi tiêm là sốt, vết tiêm nổi mẩn, sưng nóng đỏ... Tùy theo cơ địa từng người, từng loại vaccine sẽ có phản ứng khác nhau, vì vậy sau khi tiêm cần được theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp ít nhất là 30 phút mới ra về và tiếp tục theo dõi tại nhà, nếu có biểu hiện bất thường cần thông báo hoặc đến ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

https://suckhoedoisong.vn/neu-sot-sau-tiem-vaccine-covid-19-nen-kieng-nhung-thu-nay-169210905181614646.htm

Hồng Vân (theo Báo Sức khỏe và đời sống)