Cúng cô hồn tháng 7 vào ngày nào năm 2024

Người Việt tin rằng, con người ai cũng gồm hai phần, đó là phần xác và phần hồn. Khi chết đi, phần xác trở về với cát bụi, xem như không còn tồn tại nhưng phần hồn thì vẫn còn đó. Linh hồn này đi đâu, về đâu là tùy thuộc vào nghiệp của từng người khi sống tạo nên.

Theo đó, nếu khi sống làm nhiều việc phúc đức, thiện lành thì sẽ sớm được đầu thai kiếp khác. Ngược lại, sống giả tạo, không lương thiện, tạo nhiều nghiệp thì linh hồn không thể siêu thoát mà vất vưởng ở trần gian. Hoặc những người khi chết không nhà cửa, không được cúng kiếng đàng hoàng cũng lang thang vất vưởng và trở thành “cô hồn”.

Vì sao lại cúng ‘cô hồn’ vào rằm tháng bảy?

Mọi người truyền miệng với nhau rằng, ngay từ ngày mùng 1 đến hết ngày 14 tháng 7 âm lịch, Diêm Vương cho lệnh mở Quỷ Môn Quan, sau 12 giờ đêm ngày 14 cửa được đóng lại, ma quỷ sẽ trở về lại âm ti. Do đó, người ta thường cúng từ mùng 1 tới 14.7 âm lịch.

Cúng cô hồn tháng 7 vào ngày nào năm 2024

Tháng 7 nhiều người đi lễ chùa để cầu an cho người sống, cầu siêu cho người đã khuất

Độc Lập

Theo một sư thầy tại chùa ở Q.Bình Thạnh (TP.HCM) cho biết, mọi gia đình đều sắm sửa mâm cúng cô hồn để cầu phúc cho gia đình mình, ban phát bố thí cho những linh hồn không nơi trú ngụ với mục đích không để những linh hồn này quấy nhiễu gia đình. Nhiều người còn cho rằng dịp này nên đến chùa phóng sinh cá, chim, rùa… như làm phước để giải bớt nghiệp.

Vị sư thầy cho biết, mọi người thường cúng cô hồn từ mùng 1 tới 14.7 âm lịch. Tuy nhiên, theo quan điểm của Phật giáo, điều quan trọng nhất là sự thành tâm của người cúng chứ không quan trọng chuyện cúng đúng ngày hay mâm cúng có gì.

Mâm cúng cô hồn nên có những gì?

Như đã nói ở trên, sự thành tâm của người cúng mới là điều quan trọng nhất. Theo TS Dương Hoàng Lộc (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM), phong tục cúng cô hồn ở mỗi nơi mỗi khác, đó là sự khác biệt về văn hóa. Nhưng mâm cúng cô hồn ở đâu cũng đều phải có cháo trắng nấu loãng. Sở dĩ như vậy là vì Phật giáo cho rằng cô hồn ngạ quỷ có yết hầu nhỏ như lỗ kim nên chỉ ăn được cháo loãng. Ngoài ra, mâm cúng còn có thêm muối, gạo, hạt nổ, bánh kẹo…

Cúng cô hồn tháng 7 vào ngày nào năm 2024

Một cảnh giật đồ cúng cô hồn ở TP.HCM

Mã Phong

Dịp này ở các chùa thường tổ chức nghi thức Trai đàn chẩn tế để bố thí thực phẩm, vật dụng cho cô hồn ngạ quỷ, đồng thời cho họ thính pháp văn kinh để nhờ đó hiểu lẽ vô thường của cuộc đời mà nhanh chóng siêu thoát: “Hễ ai lấy Phật làm lòng, Bỗng dưng siêu thoát ở trong luân hồi” như trong Văn tế Thập loại chúng sinh của Nguyễn Du đã nói.

"Trong Phật giáo, mục đích cúng cô hồn là để cho những vong linh được "thọ tài hưởng thực, thính pháp văn kinh, tốc xả u đồ, siêu sanh lạc quốc" tức cho họ trước được ăn uống để khỏi đói khát và sau thì nghe kinh được siêu thoát", TS Lộc cho biết.

Điều này cũng thể hiện tinh thần từ bi nhà Phật là thương xót những vong linh không nơi nương tựa nên rằm tháng bảy là dịp để giúp đỡ, cứu vớt họ. Tuy nhiên, dân gian cúng cô hồn để mong cho cô hồn sau khi ăn uống xong sẽ không còn quấy phá dương gian.

Phong tục cúng cô hồn ngày nay có khác hơn trước do đời sống kinh tế của con người ngày càng khấm khá hơn, làm ăn buôn bán càng lớn thì càng sợ rủi ro sẽ ảnh hưởng không tốt đến công việc. Vì vậy, trong tháng này, người ta bày mâm cúng cô hồn trước nhà phổ biến hơn trước.

Nhiều gia đình, công ty, xí nghiệp kinh doanh thì cúng rất lớn có cả heo sữa quay, gà vịt quay và rất nhiều vàng mã. Người ta tin rằng, cúng xong thấy càng nhiều người đến “giật” thì càng may mắn, xua đuổi được cô hồn. Còn mâm cúng ngày trước thì đơn giản hơn, chỉ có trái cây, cháo loãng, một ít muối gạo, nước, vàng mã.

Tháng cô hồn trong quan niệm dân gian là tháng 7 âm lịch, gắn liền với tập tục thờ cúng, tín ngưỡng của người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về tháng này cũng như những hoạt động liên quan trong tháng. Cùng Golden Gift Việt Nam tìm hiểu tháng cô hồn là gì và bắt đầu từ ngày nào?

Theo tín ngưỡng xa xưa, tháng 7 hàng năm được gọi là tháng cô hồn. Bắt đầu từ mừng 2/7 âm lịch, tháng cô hồn sẽ diễn ra trong thang bảy đến hết ngày 30. Vào thời gian này trong năm người người nhà nhà rỉ tai nhau không nên làm nhà, mua nhà, mua xe hay làm những việc lớn do lo sợ gặp vận xui.

Mặc dù gọi là tháng cô hồn nhưng thực tế chỉ một số ngày được xem là cô hồn. Cụ thể, theo truyền thuyết xưa thì từ ngày 2/7, Diêm Vương bắt đầu mở cửa địa ngục để cô hồn lên dương thế, đến hết 12h ngày 14/7 âm lịch sẽ đóng cửa. Bởi vậy, những ngày này là ngày cô hồn.

Qua nhiều đời truyền miệng, người dân thường cúng cô hồn vào vào 3 ngày là mùng 2, 15, 16 tháng 7 Âm lịch. Thời gian cúng chủ yếu vào buổi chiều tối.

Cúng cô hồn tháng 7 vào ngày nào năm 2024

Trong dân gian, người Việt gọi tháng 7 Âm lịch là ngày “Xá tội vong nhân”. Ngày này cũng thể hiện nhiều ý nghĩa văn hóa, tâm linh và nhân văn của người Việt.

Nguồn gốc của tục lệ cúng cô hồn tháng 7 âm lịch

Nguồn gốc của tục lệ cúng cô hồn tháng 7 âm lịch được dân gian truyền lại với các sự tích khác nhau. Trong đó, Sự tích tháng cô hồn bắt nguồn từ câu chuyện giữa ông A Nan Đà (gọi tắt là A Nan) với một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu).

Vào một buổi tối khi A Nan đang ngồi trong tịnh thì gặp một con quỷ khô, gầy, cổ nhỏ dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Con quỷ này cho biết 3 ngày sau thì A Nan cũng sẽ như nó. Vì sợ hãi, ông nhờ con quỷ bày cách thoát khỏi khổ đồ thì quỷ nói rằng, ông phải thí cho bọn quỷ mỗi đứa 1 hộc thức ăn và soạn lễ cúng dường Tam Bảo. Như vậy A nan sẽ được tăng tuổi thọ còn quỷ thì được về cõi tiên.

A Nan đem chuyện trình bày với Đức Phật thì được Ngài cho bài chú gọi là "Cứu bạt diệm khẩu ngạ quỷ Đà La Ni". A Nan đem tụng trong lễ cúng và được tăng thêm phúc thọ. Sự tích này cũng là lời lý giải cho tục cúng tháng cô hồn.

Ngoài ra, câu chuyện bắt nguồn tháng cô hồn còn xuất phát từ tín ngưỡng tâm linh của con người. Khi người ta chết đi sẽ mất đi phần xác, phần hồn vẫn còn tồn tại. Diêm Vương cai quản địa phủ sẽ là người phán xét xem người đó lúc trước có tốt không, nếu tốt sẽ được đầu thai làm kiếp kháccòn nếu ác sẽ bị đầy vào địa ngục hoặc sống vất vưởng ở nhân gian.

Và mỗi năm vào tháng 7 âm lịch, Diêm Vương sẽ mở cửa địa ngục để những cô hồn trở lại nhân gian, gặp người thân, tìm cơ hội đầu thai.

Tại Trung Quốc, những quan niệm trong tháng cô hồn gắn liền với câu chuyện về Diêm Vương trên. Bởi vậy, người trần cần phải cúng cháo, gạo, muối... để quỷ đói không quấy nhiễu. Thời gian cúng cô hồn thường ngày 14/7 Âm lịch hàng năm. Ngoài ra, họ còn có nhiều hoát động như xem hát kích ngoài trời, thả đèn hoa đăng để dẫn cô hồn về âm phủ.

Ở Việt Nam, việc cúng cô hồn được coi là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người Việt, được truyền từ đời này sang đời khác. Trong những ngày tháng 7 âm lịch, nhiều gia đình cũng có lễ cúng cô hồn với các vật phẩm như gạo, cháo, muối,... thậm chí là tiền. Người ta cho rằng, tháng này có nhiều điều xui xẻo nên tránh các hoạt động như mua nhà, mua xe, cưới hỏi...

Cúng cô hồn tháng 7 vào ngày nào năm 2024

Lá bồ Đề mạ vàng cầu bình an được mua nhiều trong tháng cô hồn

Ý nghĩa của việc cúng cô hồn rằm tháng 7 âm lịch

Ý nghĩa của việc cúng cô hồn rằm tháng 7 âm lịch xuất phát từ chữ Tâm của con người mà ra. Người Việt cho rằng "trần sao âm vậy", mọi vật đều có linh hồn. Kết hợp với những sự việc hàng ngày, tai nghe mắt thấy, con người có tư duy hướng thiện, nhằm an lòng người chết, bình ổn tâm hồn người sống. Việc cúng cô hồn cũng giống như một cách để thể hiện nét đạo đức, lương thiện và nhân văn của người Việt.

Cúng cô hồn tháng 7 vào ngày nào năm 2024

Nên mua vật phẩm phong thuỷ trong tháng cô hồn như Tỳ hưu, cóc ngậm tiền vàng, hoặc linh vật theo tuổi

Nhà nghiên cứu Sơn Nam đã mô tả việc cúng cô hồn ở bà con Nam Bộ ý chính như sau: Nhiều người dịp này bày cũng đơn giản, cũng có người cúng tươm tất hơn. Tựu trung là vẫn có trái cây, bánh ngọt, hay gạ, muối, cơm... Người chết oan ức, vì tai nạn, vất vưởng, không được người cai quản cõi âm lưu ý dịp ấy cũng được ăn. Sau khi cúng, đồ ăn được bố thí cho trẻ con, người khó khăn. Cũng đôi khi xảy ra tình trạng giật đồ nên được gọi đùa là "cô hồn sống".

Ở vùng Nam bộ nói riêng và các vùng đất ở Việt Nam nói chung, chịu ảnh hưởng của chiến tranh, những người chết vì bom đạn rất nhiều. Chưa kể đến tai nạn giao thông đường bộ, đường sông, đường biển gia tăng nhanh... nên việc cúng cô hồn mang ý nghĩa an ủi vong linh của họ. Ít ra, những người không tên không tuổi này cũng được nhắc nhở tượng trưng, “thương người như thể thương thân”.

Cúng cô hồn tháng 7 vào ngày nào năm 2024

Nếu bạn làm công việc kinh doanh thì có thể mua bức tranh hoặc mô hình thuyền buồm phong thuỷ

Đứng về nghi thức mà xét, nếu những thức ăn dâng cúng cho tổ thiên, thánh thần đều là món dạch sẽ để người cúng được may mắn, phù họ độ trì thì việc cúng cô hồn mang ý nghĩa khác. Việc dâng cúng cho cô hồn được xem là món ăn không tốt lành, nhưng nếu vứt đi thì phí phạm. Trẻ con nông thôn ăn những món này không sao cả vì là con của "thần nông". Ở thành thị, trẻ con ngây thơ giật đồ hàng xóm cúng cô hồn cũng không sao cả bởi chúng đều vô tội.

Tháng cô hồn là quan niệm đã có từ xa xưa, thể hiện nét truyền thống, tín ngưỡng tâm linh người Việt nhưng việc kiêng kỵ thái quá cũng làm ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống. Bởi vậy cũng có một số ý kiến trái chiều về tháng cô hồn được Golden Gift Việt nam tổng hợp dưới đây:

Theo quan điểm của Đạo Phật

Theo quan điểm của Đạo Phật, cụ thể là lời của Thượng tọa Thích Thanh Tuấn, Ủy viên hội đồng trị sự TW Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam thì qyan niệm tháng 7 Âm lịch là tháng xui xẻo, tháng ma quỷ là không đúng. Đạo phật không có dạy điều này. Ý nghĩa của tháng cô hồn trong đạo phật là sự nhân văn, cao cả bố thí, giúp đỡ nhưng linh hồn vật vờ, không có thân thích trên trần gian, giúp họ sớm siêu thoát.

Theo quan điểm khoa học

Theo quan điểm khoa học thì tháng 7 Âm lịch cũng không phải mang đến điềm xui rủi hay bất lợi mà bởi đây là thời điểm chuyển mùa, con người dễ bị ốm đau bệnh tật, đặc biệt là trẻ nhỏ khiến cuộc sống của con người khó khăn hơn. Thời tiết không tốt là lý do chính không nên làm nhà vào mùa này nên không liên quan đến ma quỷ.

Nhìn chung, theo quan niệm dân gian thì các cụ có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Bạn có thể dựa vào tín ngưỡng của bản thân để thực hiện nghi lễ cúng cô hồn nhưng không nên quá chú trọng, kiêng kỵ mà bỏ lỡ những cơ hội trong cuộc sống.

Những điều kiêng kỵ tháng cô hồn

Trong văn hóa người Việt, tháng 7 âm lịch là tín ngưỡng dân gian liên quan đến linh hồn, quỷ đói nên nhiều người thường tương truyền về các điều kiêng kỵ không nên làm mỗi khi tháng cô hồn về để cầu bình an, hạnh phúc. ►Xem thêm: Những điều cấm kỵ vào tháng cô hồn

Cúng cô hồn tháng 7 vào ngày nào năm 2024

Nên mua những vật phẩm phong thuỷ cầu an, cầu may trong tháng cô hồn

Ngoài thực hiện những điều nên làm và không nên làm trong tháng này, nhiều người lại chọn cách sử dụng những vật phẩm phong thủy có tác dụng như trấn an tinh thần, từ tà, xua đuổi ma quỷ, ngoài ra còn giúp đem lại may mắn, tài lộc.

Lễ Vu Lan báo hiếu

Hàng năm, trong tháng 7 Âm lịch thì ngoài lễ cúng Cô hồn còn có lễ Vu lan hay còn gọi là mùa báo hiếu. Ngày Vu Lan là một trong những ngày lễ quan trọng của Phật giáo. Là dịp để mỗi người con hướng lòng thành kính về cha mẹ, những người đã có công sinh thành và dưỡng dục. Mọi người bằng những việc làm, cách thể hiện khác nhau, đều mong muốn cầu chúc cho cha mẹ luôn sống khỏe mạnh, thanh bình và an nhiên. Bạn có thể nói những lời yêu thương, đi chùa cầu bình an, hay chuẩn bị một món quà ý nghĩa nào đó để tri ân tới cha mẹ – đấng sinh thành của mình. ►Xem thêm: Những món quà vàng ý nghĩa ngày Vu Lan báo hiếu

tháng 7 nên cúng vào ngày nào?

Việc cúng rằm tháng 7 có thể diễn ra từ ngày 2 đến trước 12h ngày rằm tháng 7 âm lịch, tức từ ngày 17/8 đến ngày 30/8 dương lịch. Theo lịch vạn niên, thời điểm cúng rằm tháng 7 đẹp nhất năm 2023 là ngày 13/7 âm lịch, tức ngày 28/8 dương lịch.nullCúng rằm tháng 7 ngày nào, giờ nào đẹp nhất? - Tiền Phongtienphong.vn › cung-ram-thang-7-ngay-nao-gio-nao-dep-nhat-post1564209null

Tại sao phải cúng rằm tháng 7 trước ngày 15?

Cúng Rằm tháng 7 vào ngày nào thì tốt? Việc cúng Rằm tháng 7 nên thực hiện từ ngày mùng 2 cho đến trước 12h trưa ngày 15 tháng 7. Bởi theo quan niệm dân gian, ngày 15 tháng 7 âm lịch sẽ là ngày giới hạn của kỳ “mở cửa” nên sau ngày này người cõi âm sẽ không thể nhận được đồ thờ cúng được nữa.nullCúng Rằm tháng 7 vào ngày nào, giờ nào thì tốt? - MediaMartmediamart.vn › cung-ram-thang-7-vao-ngay-nao-gio-nao-thi-totnull

tháng 7 âm nên đi chùa vào những ngày nào?

4.2. Có nên đi chùa vào tháng 7? Nên đi chùa vào tháng 7. Rằm tháng Bảy có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, trong đó có lễ Vu lan báo hiếu và lễ xá tội vong nhân.nullNên đi chùa vào ngày nào giờ nào trong tháng MAY MẮN cả nămgumac.vn › tin-tuc › nen-di-chua-vao-ngay-naonull

Cúng cô hồn tháng 7 cần chuẩn bị những gì?

Mâm cúng cô hồn tháng 7 cần chuẩn bị những gì?.

1 đĩa muối trắng..

1 đĩa gạo..

Nước, hương, đèn hoặc nến, hoa tươi..

5 loại quả (5 màu khác nhau thì càng tốt).

Quần áo bằng giấy, vàng mã.

Mía (để nguyên vỏ và chặt từng khúc nhỏ khoảng 15 cm).

Cháo trắng nấu loãng..

Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc, bánh, kẹo….