Lãi suất quá hạn của Ngân hàng Nhà nước

Advertisement

Hiện nay cách tính lãi trả chậm khi vay tiêu dùng tại tổ chức tín dụng đã thay đổi. Cụ thể, theo như Thông tư 39 và 43 quy định về hoạt động cho vay tiêu dùng của công ty tài chính được ban hành bởi Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam thì từ tháng 03/2017 khách hàng khi đi vay cần tìm hiểu thật kỹ lưỡng trước khi ký kết hợp đồng và cẩn thận trong quá trình thực hiện hợp đồng để tránh phát sinh các loại phí ngoài mong muốn khi sử dụng dịch vụ vay tiêu dùng tại các công ty tài chính.

Cách tính lãi trả chậm của ngân hàng nhà nước

Lãi trả chậm hay phí phạt quá hạn chính là khoản tiền mà khách hàng phải trả nếu khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả, chậm trễ trong thanh toán, hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Cũng theo quy định này,lãi trả chậmsẽ áp dụng đồng thời 3 mức lãi suất tương ứng với thời gian chậm trả:

  • Lãi suất trên nợ gốc trong khoảng thời gian trong hạn.
  • Lãi suất trên dư nợ gốc quá hạn.
  • Lãi suất cho phần lãi chậm trả.

Quy định này được đưa ra nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng để tránh ghi nhận lịch sử nợ xấu, khuyến khích người đi vay luôn tuân thủ thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng hạn theo thỏa thuận, cũng như tạo môi trường phát triển lành mạnh cho thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam.

Cách tính lãi suất trả chậm cho vay gồm 3 khoản phí quy định trong điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN như sau:

  1. Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả.
  2. Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận, nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
  3. Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.

Như vậy, với mỗi tháng trả chậm, ngoài khoản lãi suất đã thỏa thuận, khách hàng sẽ phải trả thêm phí quá hạn là 10%/năm đối với nợ lãi quá hạn cộng với 150% trên lãi suất trong tháng.

Cách tính lãi suất trả chậm

Ví dụ minh họa cơ bản:Phương pháp lãi suất tính trên dư nợ gốc

Trước đó: Khách hàng A có khoản vay trả góp ngân hàng Agribank với lãi suất áp dụng mỗi tháng phải trả là 500.000. Mỗi tháng trả chậm khách hàng A sẽ bị phạt 300.000. Theo đó, tổng tiền khách hàng A phải thanh toán = dư nợ trả dần tối thiểu của tháng + 500.000 + 300.000.

Hiện tại: Khách hàng A có khoản vay với lãi suất áp dụng mỗi tháng là 500.000.

  • Tháng đầu trả chậm, khách hàng A phải trả khoản lãi suất cộng dồn: [500.000 x 150%] + [500.000 x 10%]. Theo đó, tổng tiền khách hàng A phải thanh toán = dư nợ trả dần tối thiểu của tháng + [500.000 x 150%] + [500.000 x 10%]
  • Tháng thứ 2 trả chậm, khách hàng A phải trả khoản lãi suất cộng dồn: [500.000 x 150%] + [1.000.000 x 10%]. Theo đó, tổng tiền khách hàng A phải thanh toán = dư nợ trả dần tối thiểu của tháng + [500.000 x 150%] + [1.000.000 x 10%]

Tùy vào phương thức tính lãi suất đã được thỏa thuận tại thời điểm ký kết hợp đồng và phê duyệt thẩm định giữa tổ chức tài chính và khách hàng là phương thức tính lãi suất trên dư nợ giảm dần hoặc phương thức tính lãi suất trên dư nợ gốc. Tùy vào giá trị khoản vay, thời hạn vay và khung lãi suất áp dụng cho từng khách hàng được thỏa thuận mà lãi suất trả chậm được áp dụng riêng.

Vì thế, để tránh các hiểu lầm không đáng có và chủ động hơn trong việc thanh toán của mình, khách hàng vay nên yêu cầu nhân viên tư vấn rõ ràng sự khác biệt này. Ngoài ra, người đi vay cũng cần tuân thủ thực hiện trách nhiệm thanh toán đúng hạn và đầy đủ như đã ký kết trong hợp đồng vay.

Một số lưu ý đối với khách hàng vay

  • Tất cả thông tin về lãi suất áp dụng, lãi suất quá hạn, ngày thanh toán định kỳ, tổng số tiền phải thanh toán định kỳ, nợ gốc còn lại… đều được liệt kê trong thông báogửi đến khách hàng sau khi được duyệt vay. Hãy đọc và giữ kỹ bảng thông báo này vì các thông tin quan trọng này sẽ giúp bạn thanh toán đầy đủ và đúng hạn, tránh phát sinh chi phí không đáng có.
  • Việc chuyển khoản thanh toán thông thường sẽ mất 3 ngày làm việc. Do đó, khách hàng nên thực hiện thanh toán trước ngày đến hạn 5 ngày.

Mọi thắc mắc về cách tính lãi suất và phí phạt quá hạn khách hàng có thể liên hệ ngay với AZVAY qua hotline 0972.688.622 của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

TÌM HIỂU THÊM:

  • Cách tính lãi suất ngân hàng chính xác nhất 2022
  • CIC là gì? Cách kiểm tra CIC online nhanh nhất 2022
  • Phí phạt trả nợ trước hạn các ngân hàng năm 2022

4.7/5 - [4 bình chọn]

Advertisement

Tôi ký kết vay vốn ngân hàng theo hợp đồng tín dụng ngày 01/8/2017 số tiền vay là 614.118.359 đồng; Thời hạn vay là 120 tháng; Mục đích vay: Bổ sung vốn kinh doanh; Lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm giải ngân là 11,5%/năm. 

Do tôi không thực hiện đúng nghĩa vụ, Ngân hàng chuyển nợ xấu kể từ tháng 6/2018 và khởi kiện tính đến ngày 13/2/2020 tiền gốc là 614.118.359 đồng, lãi trong hạn 261.053.795đ và buộc tôi phải chịu phạt chậm trả lãi là 29.015.654đ. Tổng phải trả là 904.187.808đ và toàn bộ số lãi, phí, phạt phát sinh sau xét xử theo quy định của Ngân hàng cho đến khi thanh toán hết toàn bộ nghĩa vụ.  

Cho tôi hỏi, trong trường hợp này tôi có phải chịu tiền phạt chậm trả lãi là 29.015.654 đồng không?

Phạm Văn C- thành phố Bắc Giang

Trả lời có tính chất tham khảo

Theo khoản 4, Điều 13 của Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước có nêu: 

“Khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau:

a] Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;

b] Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại điểm a khoản này, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả”;

Tại khoản 2, Điều 8 của Nghị quyết 01/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm trong Hợp đồng tín dụng như sau:

“Tại thời điểm xét xử sơ thẩm, lãi, lãi suất trong hợp đồng tín dụng xác lập kể từ ngày 01-01-2017 được xác định như sau:

a] Lãi trên nợ gốc, lãi trên nợ gốc quá hạn được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều này.

b] Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi trên nợ gốc theo thỏa thuận tại hợp đồng tín dụng, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá mức lãi suất giới hạn mà pháp luật quy định tương ứng với thời gian chậm trả lãi trên nợ gốc trong hạn”.

Như vậy theo hướng dẫn của Nghị quyết 01/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì phía Ngân hàng chỉ được phép tính tiền lãi đối với số tiền lãi của số tiền nợ gốc 1 lần với mức lãi suất không quá 10%/năm.

Việc tính toán tiền chậm trả lãi của Ngân hàng theo cách tính: Số tiền chậm trả lãi của sau 30 ngày được tính kể từ ngày chậm trả lãi bao gồm tổng tiền lãi trong hạn [tiền lãi của tiền gốc] và số tiền lãi quá hạn [tiền lãi quá hạn] rồi nhân với mức lãi suất 10%/năm thành tiền chậm trả lãi của tháng thứ nhất. Số tiền chậm trả lãi này đem nhập vào số tiền chậm trả lãi của tháng sau rồi lại nhân với mức lãi suất 10%/năm đối với toàn bộ số dư tiền lãi, tại thời điểm xét xử sơ thẩm [được tổng số tiền là 29.015.654 đồng] theo quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước nhưng lại là cách tính “lãi chồng lãi” hay một cách khác là “lãi mẹ đẻ lãi con” và không đúng với hướng dẫn của Nghị quyết 01/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Do vậy bạn không phải trả tiền phạt chậm trả lãi đối với Ngân hàng.

Giáp Thị Thủy- VKSND tỉnh Bắc Giang

Page 2

Đối tượng đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trong thời gian bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp có được tham gia thực hiện quyền bầu cử hay không?

Đỗ Thị Lam - huyện Hiệp Hòa

Trả lời có tính chất tham khảo

Theo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp: Số 85/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quy định:

- Khoản 1 Điều 29 "Mọi công dân có quyền bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 30 của Luật này".

- Khoản 5 Điều 29 "Cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc".

- Khoản 1 Điều 30 "Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đang có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri".

Như vậy, căn cứ vào những quy định nêu trên thì đối tượng đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trong thời gian bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp được ghi tên vào danh sách cử tri để tham gia thực hiện quyền bầu cử.

Hoàng Đức Trình - Phòng 10

Video liên quan

Chủ Đề