Làm thế nào để vật nuôi cho nhiều sản phẩm chăn nuôi và chống được bệnh tật

Phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi bao gồm phương pháp vật lí, phương pháp hóa học, phương pháp vi sinh vật học, người ra thường ứng dụng các kiến thức về vật lý học, hóa học hoặc vi sinh vật học để chế biến các loại thức ăn.

Có mấy phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án đúng B.

Có mấy 3 phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi, bao gồm phương pháp vật lí, phương pháp hóa học, phương pháp vi sinh vật học, người ra thường ứng dụng các kiến thức về vật lý học, hóa học hoặc vi sinh vật học để chế biến các loại thức ăn.

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là B

Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ thực vật, động vật và chất khoáng. Thức ăn có nước và chất khô. Phần chất khô của thức ăn có protein, gluxit, lipit, vitamin và chất khoáng. Tùy loại thức ăn mà thành phần và tỉ lệ các chất dinh dưỡng khác nhau.

Sau khi được vật nuôi tiêu hóa, các chất dinh dưỡng trong thức ăn được cơ thể hấp thụ để tạo ra các sản phẩm chăn nuôi như thịt, sữa, trứng, lông và cung cấp năng lượng làm viêc,…

Cho ăn thức ăn tốt và đủ thì vật nuôi sẽ cho nhiều sản phẩm chăn nuôi và có thể chống được bệnh tật.

Người ra thường ứng dụng các kiến thức về vật lý học (như cơ học, nhiệt học,…), hóa học hoặc vi sinh vật học để chế biến các loại thức ăn. Các phương pháp chế biến thức ăn bao gồm:

– Phương pháp vật lí: Cắt ngắn, nghiền nhỏ và xử lí nhiệt đối với thức ăn từ hạt, xử lí nhiệt với thức ăn có chất độc.

– Phương pháp hóa học: Kiềm hóa rơm rạ đối với thức ăn xơ, đường hóa tinh bột đối với thức ăn giàu tinh bột.

– Phương pháp vi sinh vật học: Ủ lên men .

Phối trộn nhiều loại thức ăn để tạo thức ăn hỗn hợp.

Một số phương pháp dự trữ thức ăn: Có nhiều phương pháp dự trữ thức ăn, trong chăn nuôi thường sử dụng hai phương pháp sau:

– Dự trữ thức ăn ở dạng khô bằng nguồn nhiệt Mặt trời hoặc sấy bằng điện, than.

– Dự trữ thức ăn ở dạng nhiều nước như ủ xanh thức ăn.

– Để dự trữ thức ăn trong chăn nuôi, người ta thường dùng phương pháp làm khô với cỏ, rơm và các loại củ, hạt. Dùng phương pháp dự trữ ủ xanh với các loại rau cỏ tươi xanh.

– Ở nước ta thường dự trữ thức ăn vật nuôi bằng phương pháp làm khô do có nhiều nắng.

Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn

– Chế biến thức ăn

+ Làm tăng mùi vị ,tăng tính ngon miệng, dễ tiêu hóa

+ Làm giảm bớt khối lượng, giảm độ khô cứng, khử bỏ chất độc hại

Ví dụ: Nấu chín đậu tương để tiêu hóa tốt. Ủ thức ăn tinh bột với men rượu làm cho thơm ngon miệng.

– Dự trữ thức ăn

+ Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi.

Ví dụ: Vụ xuân,vụ hè thu có nhiều thức ăn xanh,vật nuôi ăn không hết, người ta phơi khô hoặc ủ xanh để dự trữ đến mùa đông cho vật nuôi ăn.

Chế phẩm sinh học trong chăn nuôi – Hướng đi của người nông dân hiện đại.

Nền nông nghiệp của thế giới đang ngày một thay đổi theo hướng xanh, sạch, thân thiện với môi trường, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Các công nghệ, kỹ thuật hiện đại được áp dụng và chế phẩm sinh học trong chăn nuôi là một trong số đó. Sản phẩm này hỗ trợ tích cực cho nhà chăn nuôi trong việc nâng cao sản xuất, ngăn ngừa bệnh tật, xử lý môi trường chăn nuôi…. Hãy cùng nhau tìm hiểu cụ thể hơn về ứng dụng và vai trò của chúng với nhà chăn nuôi.

Chế phẩm sinh học là gì?

Chế phẩm sinh học là những sản phẩm được chiết xuất, điều chế từ những thành phần nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên thông qua các nghiên cứu thực nghiệm. Các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên này bao gồm: các nguồn từ thực vật (rong, tảo, rêu…) động vật (công trùng, giun…) và các vi sinh vật.

Hiện nay chúng ta thường gặp các chế phẩm sinh học phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như: trong trồng trọt có thuốc trừ sâu sinh học, phân bón sinh học,… Trong chăn nuôi thì có đệm lót sinh học, cám vi sinh…. Hay là sản phẩm vi sinh bổ sung các lợi khuẩn cho nguồn nước, thức ăn thủy sản….

Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn một khía cạnh mà chế phẩm sinh học đang đóng góp trong nền nông nghiệp ở bài viết này, đó là những chế phẩm sinh học có vai trò như thế nào và đang được sử dụng ra sao trong chăn nuôi.

Làm thế nào để vật nuôi cho nhiều sản phẩm chăn nuôi và chống được bệnh tật
Làm thế nào để vật nuôi cho nhiều sản phẩm chăn nuôi và chống được bệnh tật

70.000

Làm thế nào để vật nuôi cho nhiều sản phẩm chăn nuôi và chống được bệnh tật
Làm thế nào để vật nuôi cho nhiều sản phẩm chăn nuôi và chống được bệnh tật

50.000

Làm thế nào để vật nuôi cho nhiều sản phẩm chăn nuôi và chống được bệnh tật
Làm thế nào để vật nuôi cho nhiều sản phẩm chăn nuôi và chống được bệnh tật

65.000

Làm thế nào để vật nuôi cho nhiều sản phẩm chăn nuôi và chống được bệnh tật
Làm thế nào để vật nuôi cho nhiều sản phẩm chăn nuôi và chống được bệnh tật

45.000 40.000

Làm thế nào để vật nuôi cho nhiều sản phẩm chăn nuôi và chống được bệnh tật
Làm thế nào để vật nuôi cho nhiều sản phẩm chăn nuôi và chống được bệnh tật

35.000 25.000

Làm thế nào để vật nuôi cho nhiều sản phẩm chăn nuôi và chống được bệnh tật
Làm thế nào để vật nuôi cho nhiều sản phẩm chăn nuôi và chống được bệnh tật

32.000

Vai trò và cơ chế của chế phẩm sinh học trong chăn nuôi

Chế phẩm sinh học cùng với cơ chế hoạt động của nó có đóng góp không nhỏ trong phát triển nền nông nghiệp chăn nuôi, cụ thể như:

Vai trò của chế phẩm sinh học

Cải thiện hệ tiêu hóa của vật nuôi

Trong chế phẩm sinh học trong chăn nuôi có chứa các vi khuẩn có lợi như bacteroides, clostridium,…là những vi khuẩn cung cấp dinh dưỡng cho vật nuôi, đặc biệt là cung cấp vitamin và các axit béo cho vật nuôi. Nhờ đó vật nuôi sẽ có hệ tiêu hóa tốt hơn, hấp thụ nhiều dinh dưỡng, phát triển nhanh hơn.

Đọc ngay: Chế phẩm sinh học EM là gì? Cách sử dụng và nơi bán chế phẩm EM gốc chuẩn nhất?

Chế phẩm sinh học còn là nguồn dinh dưỡng và enzyme cho bộ máy tiêu hóa của vật nuôi.

Chế phẩm sinh học sau khi được vật nuôi hấp thụ sẽ sản xuất ra các enzyme như lipaza, amilaza,…các enzyme này là nhân tố quan trọng trong quá trình chuyển hóa các thức ăn mà vật nuôi ăn thành dinh dưỡng để phát triển. Đồng thời các chế phẩm sinh học còn cung cấp các dưỡng chất cần thiết để phát triển như axit amin, axit béo và vitamin….

Trực tiếp tiêu hóa thức ăn

Ngoài ra, một số vi sinh, vi khuẩn còn tham gia trực tiếp vào quá trình tiêu hóa thức ăn của động vật, từ đó giúp hệ tiêu hóa của vật nuôi hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn. Hấp thụ được tối đa nguồn dinh dưỡng từ thức ăn, giúp vật nuôi lớn nhanh, khỏe mạnh và giảm nhiễm bệnh.

Cơ chế hoạt động của chế phẩm sinh học

Chế phẩm sinh hoạt phát huy tác dụng dựa trên cơ chế tác động chính đó là:

Làm thế nào để vật nuôi cho nhiều sản phẩm chăn nuôi và chống được bệnh tật
Cơ chế hoạt động của chế phẩm sinh học

Tăng cường hệ miễn dịch cho vật nuôi

Các chế phẩm sinh học sau khi vào cơ thể vật nuôi sẽ kích thích hệ miễn dịch của vật nuôi, sản sinh đề kháng để có thể ngăn ngừa và chống lại bệnh trên vật nuôi. Tùy theo chế phẩm sử dụng, môi trường hay cách sử dụng khác nhau mà các chế phẩm sẽ kích thích vật nuôi sản sinh các miễn dịch khác nhau.

Cạnh tranh, loại trừ vi khuẩn gây bệnh

Chế phẩm sinh học trong chăn nuôi có chứa các vi khuẩn vi sinh có lợi, chúng có khả năng chống lại và loại bỏ các vi khuẩn, các mầm bệnh gây hại thông qua việc bám dính, xâm lấn bề mặt hệ tiêu hóa của vật nuôi. Tạo ra cơ chế bảo vệ qua việc cạnh tranh thức ăn và điểm bám trong hệ tiêu hóa chống lại các mầm bệnh.

Tạo ra các hoạt chất ức chế

Chế phẩm sinh học đã được chúng minh là có thể sinh ra các chất diệt khuẩn chống lại một số mầm bệnh thông thường có trên vật nuôi.

Ngoài ra, một số chế phẩm nhất định có khả năng làm tăng lượng bạch cầu và bạch huyết trong máu vật nuôi, kích hoạt hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng và sinh trưởng của vật nuôi.

Ứng dụng của chế phẩm sinh học trong chăn nuôi

Chăn nuôi gia cầm

Trong chăn nuôi gia cầm, chế phẩm sinh học được sử dụng để hỗ trợ trong xử lý chuồng trại, làm thức ăn cho gia cầm đặc biệt là với mô hình nuôi gà.

Chế phẩm sinh học trong xử lý chuồng nuôi và chất thải

Già cầm có lớn và khỏe mạnh không bị nhiễm bệnh có đóng góp vai trò không nhỏ của chuồng nuôi. Chuồng nuôi sạch sẽ, thông thoáng sẽ giúp cho dịch bệnh không có cơ hội phát sinh, dàn gia cầm sinh trưởng khỏe mạnh không bị gián đoạn.

Làm thế nào để vật nuôi cho nhiều sản phẩm chăn nuôi và chống được bệnh tật
Đàn gia cầm phát triển khỏe mạnh nhờ xử lý chuồng trại hiệu quả

Xử lý chuồng nuôi khỏi mùi và các mầm mống gây bệnh. Trong chăn nuôi gia cầm nói chung và nuôi gà nói riêng, người chăn nuôi có phương pháp truyền thống được sử dụng từ rất lâu để xử lý chuồng trước khi nuôi là khử khuẩn và mầm bệnh bằng vôi bột. Cách làm này vẫn đem lại một hiệu quả nhất định nhưng vẫn chưa giải quyết triệt để. Nhưng khi áp dụng cùng chế phẩm sinh học để xử lý vấn đề này đã mang lại hiệu quả cao hơn, thậm chị mùi hôi của chuồng trại cũng được giải quyết một cách triệt để nhất.

Chất thải của gà thường có mùi hôi và khó xử lý do được cung cấp các nguồn thức ăn và dinh dưỡng khác nhau theo mục đích của nhà chăn nuôi. Nếu không xử lý kịp thời nguồn chất thải phân gà này kịp thời có thể làm ảnh hưởng đến  vệ sinh chuồng trại đã chuẩn bị trước đó và gây ra ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực chăn nuôi.

Để xử lý vấn đề trên phương pháp sử dụng chế phẩm sinh học làm đệm lót sinh học trong chuồng nuôi gà đã mang lại hiệu quả cho người chăn nuôi. Chế phẩm EMZEO chăn nuôi đang là chế phẩm được sử dụng rộng rãi để làm đệm lót chuồng nuôi. Đệm lót sinh học này dễ thực hiện, có thể áp dụng với nhiều dạng chuồng nuôi khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được công năng.

Làm thế nào để vật nuôi cho nhiều sản phẩm chăn nuôi và chống được bệnh tật
Chế phẩm sinh học EMZEO chăn nuôi

Cách làm đệm lót sinh học

Làm đệm lót sinh học có thể được thực hiện qua 3 bước đơn giản và dễ thực hiện sau:

Bước 1: Trải một lượt vỏ trấu hoặc mùn, thường là mùn gỗ cưa dày khoảng 8 đến 12cm ở đáy chuồng nuôi luôn hoặc có thể xử lý lớp lót này ở khu riêng, sau khi đạt yêu cầu sẽ sử dụng ở chuồng nuôi.

Bước 2: Tưới đều chế phẩm sinh học lên bề mặt của lớp mùn lót chuồng, sau đó xoa nhè đều bề mặt lớp mùn lót.

Bước 3: Sử dụng vải bạt hoặc nilon phủ kín lên lớp mùn để ủ. Việc ủ kín này sẽ kéo dài từ 4 đến 6 ngày tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường bên ngoài. Nhiệt độ môi trường càng cao, quá trình ủ sẽ diễn ra nhanh hơn rút ngắn thời gian, và ngược lại, nhiệt độ môi trường thấp thời gian ủ sẽ lâu hơn. Lớp ủ nóng lên là có thể đem ra sử dụng cho chuồng nuôi.

Xem ngay: Chi tiết cách làm đệm lót sinh học nuôi gà cam kết 100% hiệu quả

Làm thế nào để vật nuôi cho nhiều sản phẩm chăn nuôi và chống được bệnh tật
Đệm lót sinh học cho chuồng nuôi gà

Công dụng

Lớp đệm lót sinh học này giúp cho chuồng nuôi được:

– Chất thải của gia cầm được phân hủy. Chất thải sẽ được phân hủy bởi các vi sinh vật có trong lớp đệm lót, chúng sẽ tiết enzyme để lên men và oxy hóa các chất thải và hợp chất hữu cơ.

– Giúp khủ mùi môi trường nuôi. Do quá trình lên men chất thải của vi sinh vật thối rữa gây ra, nhưng khi sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi các vi sinh vật này sẽ bị ức chế và tiêu diệt làm hạn chế và khử mùi hôi thối của chuồng nuôi.

– Bảo vệ đàn gia cầm khỏi một số bênh. Các vi sinh vật có trong lớp lót giúp ức chế các vi sinh vật có hại, tiêu diệt một số mầm bệnh gây hại, tránh làm đàn gia cầm mắc các bệnh từ những mầm bệnh đó.

Làm thế nào để vật nuôi cho nhiều sản phẩm chăn nuôi và chống được bệnh tật
Lớp lót sinh học đảm bảo giúp đàn gia cầm khỏe mạnh, tránh các bệnh thường gặp

Chế phẩm sinh học trong làm thức ăn cho đàn gia cầm

Ngoài việc có thể xử lý tốt môi trường nuôi chế phẩm sinh học trong chăn nuôi còn góp phần tạo ra nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho đàn gia cầm. Thức ăn gia cầm sẽ được ủ lên men cùng với chế phẩm sinh học. Loại hỗn hợp thức ăn này sẽ giúp đàn gà của bạn hấp thụ tốt, nhanh tăng trọng, giảm khối lượng thức ăn hơn đồng thời hỗ trợ đường ruột của gà khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, nguy cơ nhiễm bệnh cùng với đó giảm rõ rệt.

Chăn nuôi gia súc

Có thể thấy chế phẩm sinh học đóng góp vai trò không nhỏ trong việc chăn nuôi gia cầm. Trong chăn nuôi gia súc, nó cũng hỗ trợ hiệu quả cho bà con nông dân. Tương tự như đối với gia cầm, chế phẩm sinh học cũng thường được áp dụng trong xử lý chuồng trại và dùng trong thức ăn của đàn gia súc. Song mỗi bên có sự khác nhau để phù hợp với từng đàn vật nuôi.

Trong những năm gần đây, sản phẩm thịt gia súc đặc biệt là thịt lợn đang tồn dư các hóa chất trong thịt do làm dụng các chất tạo nạc, thuốc tăng trọng và thuốc kháng sinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Gây ảnh hưởng đến người sử dụng, người dân dần quay lưng với thịt lợn gây ra những tổn thất không nhỏ cho người chăn nuôi.

Làm thế nào để vật nuôi cho nhiều sản phẩm chăn nuôi và chống được bệnh tật
Cách ủ chua thức ăn cho trâu bò đúng kỹ thuật bằng chế phẩm sinh học cám lên men EMZEO

Việc lấy lại lòng tin từ người tiêu dùng là việc hết sức quan trọng và sử dụng các chế phẩm sinh học đang được sử dụng một cách thay thế hiệu quả cho người chăn nuôi. Chế phẩm sinh học trong chăn nuôi  được áp dụng trong xử lý chuồng nuôi, xử lý chất thải và kết hợp với thức ăn chăn nuôi.

Xử lý chuồng nuôi

Chế phẩm sinh học cùng với các chất diệt khuẩn được phun rửa chuồng trại trước khi nuôi để đảm bảo diệt hết các vi khuẩn và mầm mống gây bệnh cho đàn gia súc. Thời gian chuồng nuôi được làm sạch phải đáp ứng đủ thời gian trước khi con giống được đưa vào nuôi thương phẩm hay với mục đích khác.

Làm thế nào để vật nuôi cho nhiều sản phẩm chăn nuôi và chống được bệnh tật
Chuồng nuôi được xử lý

Xử lý phân và nước thải

Chất thải của gia súc cần được thường xuyên dọn rửa, việc dọn vệ sinh này cần phải được diễn ra hàng ngày không để dồn sang ngày hôm sau. Chất thải được gom sẽ được chứa trong hầm biogas hoặc hầm chứa riêng biệt và được bổ xung các chế phẩm sinh  học giúp chất thải được phân hủy và hạn chế mùi hôi, thối.

Làm thế nào để vật nuôi cho nhiều sản phẩm chăn nuôi và chống được bệnh tật
Chất thải được thu gom và xử lý tập trung với chế phẩm sinh học

Sử dụng trong thức ăn của gia súc

Có hai cách để sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi vào nguồn thức ăn của gia súc đó là trộn trực tiếp vào nguồn thức ăn nhất là với các loại thức ăn mang tính chất kháng sinh, tăng sức đề kháng cho gia súc để thay thế có thuốc kháng sinh. Cách thứ hai là ủ lên men thức ăn cùng với chế phẩm sinh học để tăng hàm lượng dinh dưỡng có trong nguồn thức ăn ban đầu. Thức ăn được ủ lên men với chế phẩm sinh học cũng dễ dàng được tiêu hóa hơn, gia súc sẽ tăng khối lượng nhanh hơn.

Làm thế nào để vật nuôi cho nhiều sản phẩm chăn nuôi và chống được bệnh tật
Thức ăn của gia súc được ủ với chế phẩm sinh học giúp gia tăng dinh dưỡng

Có thể thấy chế phẩm sinh học trong chăn nuôi đóng góp vai trò không nhỏ giúp nhà nông nâng cao hiệu quả chăn nuôi, an toàn với người nuôi lẫn người sử dụng thực phẩm từ các sản phẩm chăn nuôi. Và không chỉ trong chăn nuôi gia súc hay gia cầm, trong việc nuôi các loài khác cũng có thể áp dụng một các dễ dàng như nuôi trồng thủy hải sản, nuôi các động vật đặc biệt như thỏ, ba ba, ếch,….

Xem ngay: Cách ủ chua thức ăn cho trâu bò từ phế phẩm nông nghiệp

Việc sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi đang được nhà nước cũng như các cơ quan ban ngành khuyến khích áp dụng rộng rãi trong chăn nuôi để đạt hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi, thúc đẩy phát triển kinh tế và đặc biệt là tạo ra các sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Với những chia sẻ trên có thể cung cấp đến các bạn những thông tin hữu ích về các chế phẩm sinh học và an tâm với những sản phẩm an toàn và thân thiện với con người và môi trường

Tìm hiểu thêm: Khám phá ngay cách diệt ốc sên hiệu quả được nhiều người áp dụng

About Đức Bình

Đức Bình là chuyên gia hàng đầu về ngành Công nghệ sinh học, chuyên nghiên cứu và ứng dụng các loại chế phẩm sinh học.: Emzeo, trichoderma, EM gốc, IMO gốc, Đậu nành humic, Đạm cá humic ...