Làm thế nào để việc tuân thủ Luật Giao thông trở thành thói quen văn hóa biết tôn trọng pháp luật

Coi thường pháp luật, thiếu ý thức dường như là “căn bệnh lây nhiễm” ở không ít người, lâu dần trở thành thói quen nguy hiểm, làm cho môi trường giao thông luôn bất ổn: Mọi người khi đi ra đường lo ngại gặp tai nạn, những ngôi nhà ven đường thấp thỏm lo xe lao vào bất kỳ lúc nào như đã từng xảy ra.

Nhằm mục đích góp phần hạn chế tai nạn, đồng thời tạo ra bộ mặt văn hóa cho giao thông và đô thị, hơn lúc nào hết cần nhận thức rõ về công tác vận động, tuyên truyền, xây dựng ý thức tuân thủ pháp luật và văn hóa, đạo đức khi tham gia giao thông. Cũng như ở các lĩnh vực khác, việc hình thành văn hóa giao thông cần sự tuyên truyền, vận động kiên trì, thường xuyên, lâu dài theo các tiêu chí nhất định, theo từng đối tượng và loại hình giao thông. Đối với những người điều khiển phương tiện giao thông, đặc biệt đề cao lương tâm và trách nhiệm với bản thân và với người khác. Mỗi người lái xe ô-tô, nhất là xe chở nhiều khách, phải hiểu rõ tính mạng của mọi người ngồi trong xe đều phụ thuộc vào tay lái của mình. Từ đó đề ra hàng loạt những điều “không làm” khi lái xe như: Không uống rượu bia, không nói chuyện điện thoại di động, không dùng chất kích thích, gây nghiện, không ngủ gật hoặc điều khiển xe lúc quá mệt mỏi, thiếu tỉnh táo… Đối với lực lượng cảnh sát giao thông thì nêu cao tính nghiêm minh trong thực thi pháp luật, không để xảy ra các hiện tượng tiêu cực, tận tình giúp đỡ, hướng dẫn nhân dân đi lại an toàn.

Bên cạnh sự chủ động tham gia tuyên truyền về văn hóa giao thông của các cơ quan, đơn vị nhà nước, tư nhân, nên thực hiện hiệu quả nhiều hình thức để giáo dục, vận động mọi người hưởng ứng cùng chung tay thực hiện và đề cao văn hóa khi tham gia giao thông, trong đó có vai trò quan trọng của các cơ quan truyền thông và báo chí. Văn học, biểu diễn nghệ thuật cũng cần có các hoạt động thu hút sự quan tâm của các tầng lớp xã hội, dễ hiểu, dễ nhớ và đi vào lòng người như sáng tác thơ châm biếm, tiểu phẩm hài phê phán những hành vi vi phạm và phản văn hóa trong giao thông. Cần tổ chức cho thiếu nhi toàn quốc thi vẽ tranh đề tài giao thông ở các trường học, địa phương… Khi tiếp cận từ nhiều hướng, như “mưa dầm, thấm lâu”, các hình thức đó sẽ dần dần đi vào nhận thức của nhân dân và lớp trẻ, từ đó hình thành ý thức tuân thủ luật pháp trong giao thông và thói quen cũng như ứng xử văn hóa khi tham gia giao thông.

Tuy nhiên, xây phải đi đôi với chống và bên cạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động, chúng ta cần phải có biện pháp mạnh tay xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm. Đơn cử việc cấm uống rượu, bia, nghe điện thoại di động khi lái xe được đề ra từ lâu, nhưng hiện tượng này vẫn xảy ra thường xuyên trên đường phố và việc xử phạt chưa thật nghiêm túc, mang tính răn đe, cho nên đối tượng bị phạt vẫn tái phạm và tình trạng này dần trở thành chuyện bình thường trong suy nghĩ của không ít người. Còn nhớ thời kỳ mới đề ra việc đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm, tuyên truyền vận động mãi vẫn có nhiều ý kiến bàn ra, bàn vào cho rằng bất tiện, song khi đã trở thành quyết định mang tính pháp lý buộc mọi người phải tuân thủ, ai không chấp hành sẽ bị xử phạt thì mọi chuyện lại đâu vào đó và cho đến nay, đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm đã trở thành thói quen của nhiều người dân.

Văn hóa giao thông cần được thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc dưới nhiều hình thức, trong suy nghĩ, nhận thức và những hành vi văn hóa mang tính nhân văn như: Giúp đỡ người bị nạn, giúp người già, người tàn tật qua đường, tận tình chỉ dẫn tìm đường, nhường chỗ cho phụ nữ, trẻ em trên xe buýt… Ứng xử văn hóa trong giao thông sẽ góp phần tạo thêm hình ảnh đẹp cho đường phố, xây dựng đô thị văn minh, trật tự, an toàn cùng nền nếp và lối sống văn hóa của cộng đồng dân cư.

Tin tức Thứ tư, 30/03/2022 15:53 (GMT+7)

Văn hóa giao thông có lẽ là thuật ngữ được nhiều người nhắc đến từ người tham gia giao thông cho đến các bạn học sinh khi còn ngồi ghế của nhà trường. Nhưng để hiểu văn hóa giao thông là gì? Và tham gia như thế nào để thể hiện sự văn hóa thì không phải ai cũng nắm rõ được. Hãy cùng Anycar tìm hiểu rõ vấn đề này qua bài viết này nhé!

Văn hóa giao thông là gì?

Văn Hóa : Được hiểu là trình độ phát triển của xã hội và con người được thể hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống. Ngoài ra văn hóa còn được biểu hiện trong hành động của con người cùng với các giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra.

Như vậy bạn hiểu thế nào về văn hóa giao thông?

Vậy, khái niệm văn hóa giao thông có thể hiểu đơn giản như sau: 

  1. Là ý thức, là thái độ của mọi người khi tham giao thông.
  2. Là một bộ phận của văn hóa nơi công cộng.
  3. Là tập hợp các cách ứng xử, xử sự và chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông.
  4. Là tuân thủ của các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông bao gồm chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác đối với Luật Giao thông đường bộ.
  5. Là trình độ phát triển của con người trong giao thông biểu hiện qua các hành động di chuyển.

Theo đó, phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu trong các hành vi ứng xử của mình tiếp đến đến mới là thực hiện đúng luật quy định và cuối cùng là tôn trọng những người liên quan bảo đảm an toàn tài sản, trật tự cũng như an toàn công cộng.

Làm thế nào để việc tuân thủ Luật Giao thông trở thành thói quen văn hóa biết tôn trọng pháp luật
Bạn hiểu thế nào về văn hóa giao thông?

Nghĩa là khi lưu thông trên đường không những vì lợi ích của bản thân mà còn phải đảm bảo an toàn cho những người khác, trường hợp gặp người bị nạn hãy chủ động giúp đỡ và chia sẻ kịp thời. Đặc biệt là cư xử có văn hóa khi lưu thông trên đường như tham giao thông bình tĩnh, từ tốn, ưu tiên cho trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai và biết cảm ơn, xin lỗi khi có va quẹt.

Làm thế nào để xây dựng và nâng cao văn hóa giao thông?

Văn hóa giao thông của cả cồng động sẽ được nâng lên kéo theo tình trạng tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông sẽ được giảm nếu văn hóa giao thông của mỗi người được nâng cao. Bởi chỉ có vậy thì những hành vi sai trái, hỗn loạn trên đường sẽ bị cộng đồng lên án khắc phục đến mức tối đa.

Trong đó sinh viên, thanh viên đóng vai trò quan trọng trong việc “xây dựng văn hóa giao thông” bằng những việc làm cụ thể như:

  • Sinh viên, thanh niên tham gia các hoạt động như hội diễn văn hóa, văn nghệ; hội thi về an toàn giao thông vì sinh viên, thanh niên cũng là lực lượng xung kích, lực lượng chủ chốt khi tham gia vào công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông.
  • Hãy bắt đầu từ những thói quen nhỏ hằng ngày đặc biệt là đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy, mô tô cũng như nghiêm chỉnh chấp hành tín hiệu giao thông và dừng, đỗ xe đúng phần đường quy định. Bên cạnh đó không nên dùng ô che, dàn hàng khi điều khiển phương tiện giao thông là những điều mỗi người nên ý thức để xây dựng văn hóa giao thông.
Làm thế nào để việc tuân thủ Luật Giao thông trở thành thói quen văn hóa biết tôn trọng pháp luật
Ngăn chặn, phê phán những hành vi vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông
  • Lực lượng học sinh, sinh viên, thanh niên hãy giương cao khẩu hiệu: “Văn hóa giao thông là không tai nạn”, “Xây dựng xã hội giao thông văn minh, đầy tình người và không tai nạn”, “Văn hóa giao thông, đồng hành tuổi trẻ”, “Một ý thức giao thông, triệu nụ cười hạnh phúc”,... Hãy là những tuyên truyền viên tích cực về văn hóa giao thông và cũng để mọi người biết được văn hóa giao thông là gì.
  • Góp phần xây dựng nhiều con đường giao thông nông thôn; nhiều con đường, tuyến phố xanh - sạch - đẹp; chung tay bảo vệ, giữ gìn nhiều công trình giao thông công cộng,...

Ý nghĩa việc xây dựng văn hóa giao thông là gì?

  • Hạn chế ùn tắc, tai nạn giao thông trong điều khiển hạ tầng giao thông của đất nước.
  • Tạo nên cơ sở vững chắc cho 1 nền giao thông văn minh, hiện đại.
  • Văn hóa giao thông được nâng cao đồng nghĩa với việc tạo nên 1 môi trường giao thông an toàn, nhân ái, thân thiện cho con người và vì con người.

Biểu hiện của văn hóa giao thông

  • Không tham gia/ cổ vũ các hoạt động gây rối, cản trở làm mất trật tự an toàn giao thông. Ví dụ: đua xe trái phép,...
  • Không vi phạm cũng như tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật, trật tự an toàn giao thông.
  • Khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông hãy phê phán hoặc ngăn chặn.
  • Chấp hành nghiêm túc hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ.
Làm thế nào để việc tuân thủ Luật Giao thông trở thành thói quen văn hóa biết tôn trọng pháp luật
Văn hóa giao thông thể hiện là người văn minh
  • Không sử dụng bia, rượu trước khi điều khiển phương tiện giao thông.
  • Không điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định.
  • Đi đúng phần đường, làn đường quy định.
  • Hỗ trợ các lực lượng chức năng trong công tác sơ cứu, cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông.
  • Tình trạng sức khỏe về thể chất và tinh thần phải được bảo đảm khi tham gia giao thông.
  • Tuyên truyền vận động người tham gia giao thông tự giác chấp hành pháp luật trật tự, an toàn giao thông.
  • Duy trì phương tiện giao thông sạch đẹp, an toàn.
  • Nhiệt tình giúp đỡ người già, người khuyết tật, người bị nạn cũng như trẻ em và những người có hoàn cảnh khó khăn khi tham gia giao thông.
  • Khi xảy ra tai nạn giao thông thái độ cần hợp tác, hành vi ứng xử văn minh và lịch sự.
  • Có trách nhiệm phản ánh và lên án các hành vi tiêu cực; tích cực đề xuất các sáng kiến trong lĩnh vực giao thông.

Trên đây là những chia sẻ để giúp các bạn hiểu hơn về văn hóa giao thông là gì? Song song với việc nâng cao ý thức trong văn hóa giao thông mong rằng mọi người hiểu luật giao thông và chấp hành đúng luật giao thông khi tham gia giao thông trên đường. Vì một tương lai giao thông tươi sáng, vì một thế hệ để con em noi gương và học tập, mỗi người hãy nổ lực để cùng xây dựng văn hóa giao thông nhé.

Làm thế nào để việc tuân thủ Luật Giao thông trở thành thói quen văn hóa biết tôn trọng pháp luật

Giá từ:   396 triệu  -  409 triệu

Làm thế nào để việc tuân thủ Luật Giao thông trở thành thói quen văn hóa biết tôn trọng pháp luật

Giá từ:   544 triệu  -  565 triệu

Chuyên mục

Bài mới nhất

Quy trình kiểm tra xe nghiêm ngặt trước khi bày bán

  • Không đâm đụng ảnh hưởng đến khung gầm kết cấu xe
  • Không ngập nước thuỷ kích
  • Động cơ nguyên bản
  • Hộp số nguyên bản
  • Hồ sơ pháp lý an toàn