Lấy ví dụ về trợ từ, thán từ, tình thái từ

Trợ từ thán từ là gì? Vai trò trong câu và các ví dụ

Trong hướng dẫn này dafulbrightteachers.org giúp các em sẽ tìm hiểu khái niệm trợ từ và thán từ là gì? Vị trí trong câu, vai trò trong câu nói và một vài ví dụ dễ hiểu nhất. Từ thuật ngữ trợ từ thán từ sẽ giúp các em học tốt phần bài học này. Mời các em theo dõi bên dưới để hiểu hơn nhé.

Trợ từ và thán từ là gì?

Khái niệm trợ từ, thán từ

Theo định nghĩa Sách Giáo Khoa Văn 8, trợ từ là thường chỉ có một từ ngữ trong câu được dùng biểu thị hoặc nhấn mạnh sự vật sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.

Khái niệm thán từ: các từ ngữ dùng trong câu với mục đích bộc lộ cảm xúc của người nói, thán từ cũng dùng để gọi và đáp trong giao tiếp. Vị trí thường xuất hiện nhiều nhất đó là đầu câu.

Thán từ cũng có 2 loại:

– Dùng bộc lộ cảm xúc.

– Dùng để gọi đáp.

Xem thêm >>> Soạn bài Trợ từ thán từ là gì? Vai trò trong câu và các ví dụ

Vai trò trong câu

Trợ từ dùng biểu thị hoặc nhấn mạnh sự vật sự việc trong câu nói. Với thán từ chủ yếu xuất hiện đầu câu và các từ ngắn gọn như mục đích biểu cảm, bộc lộ tình cảm cảm xúc.

Ví dụ trợ từ thán từ

Trợ từ

– Trong bài kiểm tra Toán học kỳ 1 vừa qua nó đạt có 5 điểm.

=> Chỉ từ ở đây đó là từ “có”. Mục đích nhấn mạnh sự việc chỉ đạt điểm thấp khi kiểm tra.

– Đến nhà sách chúng tôi mua những mười cuốn sách về học.

=> Chỉ từ ở đây là từ “những”, nhấn mạnh việc mua nhiều sách.

Trong câu chỉ từ thường xuất hiện các từ như: có, những, mà, là, thì…

Thán từ

– Vâng ! Cháu chào ông ạ.

Thán từ “vâng”, chức năng dùng để gọi đáp trong câu nói.

– Trời ơi ! cậu có biết gì chưa ? Nam vừa đạt điểm mười môn Toán đó.

Thán từ trong câu là từ “trời ơi”, dùng để biểu lộ cảm xúc khi Nam đạt điểm cao.

Trong câu thán từ thường xuất hiện các từ: vâng, dạ, này, ơi, ừ [gọi đáp], a, á, ôi, ô hay, trời ơi, than ôi [biểu lộ cảm xúc].

Qua một số khái niệm, ví dụ minh họa trên chắc hẳn các em đã phần nào hiểu được bài học trợ từ, thán từ rồi đúng không nào. Chúc các em học tốt.

Soạn bài trợ từ thán từ

Trong bàiTrợ từ, thán từ các em học sinh lớp 8 sẽ được tìm hiểu ý nghĩa 2 loại từ và cách nhận biết trợ từ, thán từ trong câu.

1. Trợ từ

a. Giải câu 1: Nghĩa của các câu khác nhau chỗ nào:

– Nó ăn hai bát cơm: sự việc khách quan.

– Nó ăn những hai bát cơm: ngoài ý nghĩa khách quan, nhấn mạnh việc nó ăn hai bát cơm là nhiều.

– Nó ăn có hai bát cơm: câu nói thể hiện ăn 2 bát cơm như vậy là ít.

Câu 2: Như vậy các từ “những” và “có” ở các câu trong mục 1 là dùng để đánh giá, nhấn mạnh sự vật, sự việc được nói đến trong câu.

2. Thán từ

a.- “Này” là tiếng thốt ra để gây sự chú ý khi đối thoại.

– “A” trong trường hợp này là tiếng thốt ra để biểu thị sự tức giận.

– “Vâng” là thể hiện sự đối đáp hoặc trả lời người khác.

b. Nhận xét cách dùng các từ: này, à, vâng bằng cách lựa chọn những câu trả lời đúng:

– [a] Các từ ấy có thể làm thành một câu độc lập

– [b] Các từ ấy có thể dùng cũng những từ khác làm thành một câu, thường hay đứng đầu câu.

II. Luyện tập

Câu 1: Các từ là trợ từ trong các câu

a. Chính thầy là hiệu trưởng đã tặng tôi quyển sách này

c. Ngay tôi cũng không biết đến việc này

g. Cô ấy đẹp ơi là đẹp

i. Tôi nhắc anh những ba bốn lần mà anh vẫn quên.

Từ Chính ở câu [b] là tính từ, các từ ở câu [d], [e], [h] không phải là trợ từ.

Câu 2: Giải thích nghĩa các từ:

a. Lấy: từ dùng nhấn mạnh mức tối thiểu, không yêu cầu nhiều hơn.

b. Các từ như:

– Nguyên: khoảng bấy nhiêu, không hơn.

– Đến: biểu thị ý tính chất bất thường của một hiện tượng, mục đích làm nổi bật mức độ cao một việc.

c. Cả: biểu thị ý nhấn mạnh về mức độ cao hơn.

d. Cứ: biểu thị ý nhấn mạnh thêm về sắc thái khẳng định.

Câu 3: Chỉ ra các thán từ:

a. này, à

b. ấy

c. vâng

d. chao ôi

e. hỡi ơi

Câu 4: Nghĩa của các thán từ:

a. Các từ:

– Hạ ha: biểu thị tiếng cười sảng khoái.

– Ái ái: mô tả cảm giác sợ sệt, đau.

b. Than ôi: thể hiện sự đau buồn, tiếc nuối.

Câu 5: Câu tục ngữ “Gọi dạ bảo vâng”, thể hiện sự đáplễ và lịch sự trong giao tiếp của con người với con người.

Xem thêm: Tình thái từ là gì

Thuật Ngữ -
  • Chỉ từ là gì? Khái niệm vai trò trong câu & ví dụ

Hay nhất

Trợ từ :
là những từ đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hay biểu thị thái độ đánh giá sự vật , sự việc
1 số trợ từ : Những, chính , đích , ngay ...
vd: " Nó ăn những hai bát cơm "

Thán từ:
từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc [ a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi, …] hoặc dùng để gọi đáp [ này , ơi , vâng , dạ ,..]
vd : " Cô ấy đẹp ơi là đẹp "

Tình thái từ :
là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
* Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý như sau:
- Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng, nhỉ, hở, cơ, nhé, .
- Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với, đi thôi, nhé, .
- Tình thái từ cảm thán: thay, sao, thật.
- Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà, dạ, vâng, .
vd:
Mẹ đi làm rồi à ?
=> tình thái từ thuộc loại câu nghi vấn.

Trợ từ thán từ không còn xa lạ gì với mỗi chúng ta. Nhưng để giải thích và phân biệt chúng thì nhiều bạn học sinh còn chưa biết. Chính vì thế mà chúng tôi sẽ đưua ra những định nghĩa và ví dụ để các bạn có cái nhìn chính xác hơn về chúng!

Trợ từ và thán từ là gì?

Trợ từ thán từ là những từ có tác dụng nhấn mạnh và bổ nghĩ cho câu, cho từ đi kèm chúng. Xem định nghĩa dưới đây để có thể phân biệt được trừ và thán từ nhé!

Trợ từ là gì?

Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ, đánh giá sự vật, sự việc được nói đến. Trợ từ thường do các từ loại khác chuyển thành. Một số trợ từ hay gặp là: những, chính , đích , ngay…

Ví dụ:  Vì không ôn tập kĩ nên kì thì này mình chỉ được 4 điểm.

Thán từ “có” này có tác dụng nhấn mạnh bạn chỉ được 4 điểm, là một điểm số thấp trong kì thi.

Thán từ là gì?

Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Một số thán từ thường gặp là: vâng, dạ, này, ơi, ừ [gọi đáp], a, á, ôi, ô hay, trời ơi, than ôi [biểu lộ cảm xúc].

Ví dụ:  Trời ơi! Tại sao trời lại mưa vào lúc này cơ chứ?

Thán từ “trời ơi” nhằm mục đích thể hiện sự thất vọng khi trời mưa không đúng lúc.

Vai trò trong câu của thán từ, trợ từ

Mục đích chính của thán từ là dùng để bộc lộ cảm xúc, biểu cảm một cách ngắn gọn và xúc tích. Còn trợ từ thì lại có vai trò làm tăng tính biểu thị, nhấn mạnh về sự vật, sự việc trong câu văn.

Ví dụ về thán từ:

  • ! Thật là tuyệt vời! [Ngạc nhiên]
  • Hay quá! LẠi ghi thÊm bàn thắng rồi. [Phấn khích]
  • Lạy chúa tôi! Chuyện gì đã xảy ra thế này? [Không hiểu nổi chuyện gì đang xảy ra]
  • Hả? Mày vừa nói cái gì cơ? [Ngạc nhiên, khó tin]

*Thán từ được in đậm

Ví dụ về trợ từ

  • Nam ăn những hai cây kem. [Chỉ số lượng]
  • Nó ôn bài rất kĩ. [Chỉ mức độ]
  • Nó đang đi chơi. [Sự tiếp diễn]
  • Bây giờ bạn phải chạy thật nhanh mới thoát được. [Nhấn mạnh]

*Trợ từ được in đậm.

Giải bài tập trợ từ, thán từ trang 70-72 sách Ngữ Văn 8 tập 1

Dưới đây là bài tập Ngữ Văn 8 mà chúng tôi muốn bạn tham khảo:

Bài 1 [trang 70]

Trong các câu dưới đây, trợ từ là:

a, Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi cuốn sách này

c, Ngay tôi cũng không biết đến việc này.

e, Cô ấy đẹp ơi đẹp

i, Tôi nhắc anh những ba bốn lần mà anh vẫn quên.

Bài 2 [trang 70]

a, Trợ từ “lấy” có tác dụng nhấn mạnh mức tối thiểu, tới việc đã rất lâu không nhận được bất cứ một lá thư, lời hỏi thăm, sự quan tâm của mẹ.

b, Trợ từ “nguyên” nhấn mạnh duy chỉ một thứ. Trợ từ “đến” nhấn mạnh mức độ cao, làm ít nhiều ngạc nhiên.

c, Trợ từ “cả” biểu thị nhấn mạnh về mức độ cao, ý bao hàm.

d, Trợ từ “cứ” biểu thị nhấn mạnh thêm về sắc thái khẳng định, không kể khách quan như thế nào.

Bài 3 [trang 71]

Thán từ trong trích đoạn văn bản Lão Hạc [Nam Cao]:

Bài 4 [ trang 72]

Các thán từ bộc lộ cảm xúc:

  • Ha ha: bộc lộ sự sảng khoái, sung sướng trước những phát hiện thú vị
  • Ái ái: tiếng thốt lên khi bị đau đột ngột [ sự sợ hãi]
  • Than ôi: biểu thị sự đau buồn, tiếc nuối

Bài 5 [trang 72]

  + Ôi! Chú chuồn chuồn ớt mới đẹp làm sao.

  + Vâng, chiều em sẽ nấu cơm giúp chị.

  + Trời ơi! Con làm gì mà bày đồ bừa ra nhà thế?

  + Than ôi, thân phận bọt bèo.

  + Chao ôi, món ăn này ngon tuyệt!

Bài 6 [trang 72]

Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ Gọi dạ bảo vâng.

  • Gọi dạ bảo vâng chỉ người biết lễ phép, có thái độ cung kính đối với người bề trên.
  • Câu tục ngữ này khuyên chúng ta phải khiêm nhường, lễ phép, lễ độ.

Tính thuần phác trong văn nghệ Đồng bằng sông Cửu Long quả thực có sức cuốn hút mạnh mẽ, bởi nó gắn với cách nghĩ, cách nói, với tính cách của người Nam Bộ. Nhiều nhà văn nhà thơ là người đang sống ở nông thôn, hoặc từng có quãng thời gian sống ở nông thôn, có điều kiện gần gũi với người nông dân tay lấm chân bùn, với đồng ruộng.

Video liên quan

Chủ Đề