Lễ tôn nghiêm là gì

Các Nhà HộiNhững Nơi Thờ Phượng Tôn Nghiêm

Bài của Giám Trợ DeanM. Davies

Đệ Nhất Cố Vấn trong Giám Trợ Đoàn Chủ Tọa

Thánh Linh của Chúa ở trong các nhà hội của chúng ta và sẽ soi dẫn cho chúng ta khi chúng ta có sự tôn kính trước mặt Ngài.

Một đồng nghiệp tận tụy đã có lần chia sẻ với tôi một kinh nghiệm mà anh ta đã có khi hoàn thành nhiệm vụ cất dọn ghế và dọn dẹp trung tâm giáo khu sau một đại hội giáo khu. Sau 30 phút thực hiện các bổn phận này, anh ta nhận ra rằng mình là người cuối cùng ở lại trong tòa nhà. Tuy nhiên, thay vì cảm thấy cô đơn với ý định vội vã ra về, thì anh ta nhận ra rằng cảm giác bình an tuyệt vời mà anh ta đã cảm thấy trong đại hội vẫn còn ở lại với anh và thậm chí còn gia tăng nữa.

Khi đã hoàn thành nhiệm vụ và rời khỏi nhà hội thì anh ta gặp một tín hữu khác dường như đang chăm chú theo dõi anh ta. Khi nhận ra điều mà người bạn của tôi đã làm, người tín hữu này đã cầm tay anh ta và nói: Thưa anh, Chúa nhìn thấy những việc nhỏ nhặt này mà anh đã làm cho Ngài, và Ngài nhìn xuống và mỉm cười hài lòng.

Nhiều năm sau trong khi phục vụ với tư cách là giám trợ, người bạn này lại thấy anh ta ở một mình một lần nữa trong nhà hội của tiểu giáo khu của anh ta. Sau khi tắt đèn trong giáo đường, anh ta nán lại một lúc khi ánh trăng chiếu qua cửa sổ lên bục giảng.

Anh ta lại cảm thấy một cảm giác bình an quen thuộc một lần nữa và ngồi xuống gần phía trước giáo đường và suy ngẫm về rất nhiều giây phút thiêng liêng mà anh ta đã cảm nhận ở nơi đónhiều lần anh đã quan sát các thầy tư tế bẻ bánh tại bàn Tiệc Thánh, những khi anh cảm thấy Đức Thánh Linh đồng hành cùng anh trong khi đưa ra một bài nói chuyện tại đại hội tiểu giáo khu, các lễ báp têm mà anh đã điều khiển, những bài hát tuyệt vời của ca đoàn mà anh đã nghe, và vô số chứng ngôn từ các tín hữu của tiểu giáo khu mà đã làm anh cảm động vô cùng. Ngồi một mình trong giáo đường tối om, anh ta đã cảm thấy lòng tràn đầy ảnh hưởng chung của những kinh nghiệm này trong cuộc sống của mình và cuộc sống của các tín hữu trong tiểu giáo khu, và anh ta cúi đầu xuống với lòng biết ơn chân thành.

Người bạn tôi đã được dạy một cách khôn ngoan và đúng đắn rằng những nơi thiêng liêng nhất trên thế gian là đền thờ và mái gia đình, nhưng qua hai kinh nghiệm kể trên, anh ta cũng bắt đầu hiểu được tính chất thiêng liêng của các nhà hội của chúng ta. Vì đã được thẩm quyền chức tư tế làm lễ cung hiến nên các cơ sở này trở thành những bối cảnh mà tại đó Chúa đổ xuống những điều mặc khải cho dân Ngài và tại đó quyền năng của sự tin kính được biểu hiện qua các giáo lễ mà diễn ra ở đó [xin xem Giáo Lý và Giao Ước 84:20].

Nhà hội kết hợp với mái gia đình để mang lại niềm vui đã được hứa mà Các Thánh Hữu trung thành có thể cảm nhận được vào ngày Sa Bát. Nó trở thành một nơi mà sự thờ phượng tập thể của các tín hữu khiến cho họ trở nên đồng tâm đoàn kết trong tình thương yêu lẫn nhau [Mô Si A 18:21] và đối với Đấng Cứu Rỗi. Để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn và tôn trọng thích hợp đối với các phước lành thuộc linh trút xuống chúng ta qua các nhà hội của mình, chúng ta nên bước vào những nơi thờ phượng này với thái độ tôn kính sâu đậm và chân thành.

Ý Nghĩa của Sự Tôn Kính

Trong văn hóa của Giáo Hội hiện đại của chúng ta, từ tôn kính đã trở thành đồng nghĩa với từ yên lặng. Mặc dù việc nói chuyện nhỏ nhẹ chắc chắn là thích hợp đối với các giáo đường của chúng ta, nhưng sự hiểu biết hạn chế này về sự tôn kính cũng không thể hiện được ý nghĩa đầy đủ của từ này. Sựtôn kính có thể bắt nguồn từ động từ tiếng La Tinh revereri, có nghĩa là kính sợ.1 Chúng ta có thể tìm thấy một thuật ngữ mô tả hùng hồn hơn những cảm xúc của tâm hồn chúng ta khi chúng ta thực sự suy ngẫm về những gì mà Đấng Cứu Rỗi đã làm cho mỗi người chúng ta không?

Tôi nhớ lại những lời của bài thánh ca tuyệt vời mà chúng ta hát trong khi ở trong giáo đường của chúng ta: Lòng cảm kích vô cùng về tình thương Chúa ban xuống cho tôi.2 Ý thức sâu sắc về lòng biết ơn, lời ngợi khen, và sự kinh ngạc là tính chất của sự tôn kính, và nó bắt buộc chúng ta tránh bất cứ loại ngôn từ hoặc hành vi nào mà có thể làm giảm bớt những cảm xúc đó trong chúng ta hoặc người khác.

Hình của người phụ nữ tại bục giảng do Tiffany Myloan Tong chụp

Các Nhà Hội và Ngày Sa Bát

Từ điều mặc khải thời nay, chúng ta biết rằng một phần chính của sự thờ phượng trong ngày Sa Bát của chúng ta là phải đến nhà nguyện và dâng Tiệc Thánh [của chúng ta] vào ngày thánh [của Chúa] [Giáo Lý và Giao Ước 59:9]. [Các] nhà nguyện mà trong đó chúng ta quy tụ vào ngày Sa Bát là những nhà hội thiêng liêng của chúng ta.

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mối liên hệ gần gũi giữa sự tôn kính của chúng ta dành cho Đấng Cứu Rỗi và những cảm xúc của chúng ta đối với ngày Sa Bát. Khi chia sẻ kinh nghiệm của riêng mình về việc tôn trọng ngày Sa Bát, Chủ Tịch Nelson đã kể lại: Tôi đã học được từ thánh thư rằng hành động và thái độ của tôi về ngày Sa Bát tạo thành một dấu hiệu giữa tôi và Đức Chúa Cha của tôi.3

Giống như hành động và thái độ của chúng ta đối với ngày Sa Bát là một dấu hiệu về sự tận tâm của chúng ta đối với Chúa, hành động, thái độ của chúng ta, và thậm chí cách ăn mặc của chúng ta trong khi ở trong nhà nguyện của Ngài cũng có thể cho thấy mức độ tôn kính mà chúng ta cảm thấy đối với Đấng Cứu Rỗi.

Các Nhà Hội và Các Giáo Lễ

Anh Cả JeffreyR. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giúp gia tăng sự hiểu biết của chúng ta về khái niệm này khi nói:

Ngoài việc dành thời gian nhiều hơn cho việc giảng dạy phúc âm đặt trọng tâm trong nhà, buổi lễ ngày Chủ Nhật đã được thay đổi nhấn mạnh vào Tiệc Thánh trong Bữa Ăn Tối của Chúa, để trở thành trọng điểm thiêng liêng, được thừa nhận trong kinh nghiệm thờ phượng hằng tuần của chúng ta. Chúng ta cần ghi nhớ theo một cách càng mang tính cá nhân càng tốt rằng Đấng Ky Tô đã chết với tấm lòng vô cùng đau khổ do phải một mình gánh lấy tất cả tội lỗi và những nỗi buồn của toàn thể gia đình nhân loại.

Vì chúng ta đã chất thêm vào gánh nặng chí tử đó, chúng ta cần phải tôn trọng hành động vĩ đại đó của Ngài.4

Điều quan trọng cần ghi nhớ rằng nơi được chỉ định cho thời gian tôn kính tột bậc này đối với Đấng Cứu Rỗi chính là giáo đường trong nhà hội. Ngoài sự tôn kính mà chúng ta cảm thấy trong giáo lễ Tiệc Thánh hằng tuần của Tiệc Thánh, cảm giác tôn kính và tôn trọng của chúng ta được gia tăng khi chúng ta suy ngẫm về các giáo lễ chức tư tế khác và các phước lành được thực hiện trong nhà hội, kể cả việc đặt tên và ban phước cho trẻ em, phép báp têm và lễ xác nhận, các lễ sắc phong cho chức tư tế và các lễ phong nhiệm cho những chức vụ kêu gọi. Mỗi giáo lễ và phước lành này có thể mang theo một sự trút xuống của Đức Thánh Linh nếu những người tham gia và những người tham dự đều có thái độ tôn kính.

Hình do James Iliff Jeffery chụp

Các Nhà Hội và Sự Thờ Phượng

Ngày Sa Bát cho chúng ta cơ hội để thờ phượng Chúa trong thời gian học tập tại nhà chúng ta và với tư cách là một giáo đoàn trong lễ Tiệc Thánh và các buổi họp khác của chúng ta. Kể từ những thời kỳ đầu tiên nhất của Giáo Hội, Các Thánh Hữu đã thích đến với nhau để giao tiếp và hình thành các mối quan hệ anh chị em. Các nhà hội của chúng ta thậm chí còn được thiết kế với không gian rộng rãi để phù hợp với các sinh hoạt như vậy trong tuần. Tuy nhiên, chúng ta cũng đừng bao giờ quên mục đích chính của các cơ sở này là để cung cấp một nơi thờ phượng.

Sự thờ phượng và sự tôn kính có liên quan chặt chẽ với nhau. Khi thờ phượng Thượng Đế, chúng ta tiếp cận Ngài bằng tình yêu thương tôn kính, lòng khiêm nhường, và sự kính mến. Chúng ta thừa nhận và chấp nhận Ngài là Vị Vua tối cao, Đấng Tạo Hóa của vũ trụ, Đức Chúa Cha yêu quý và vô cùng nhân từ của chúng ta.5

Do đó, mục đích chính của sự thờ phượng này nên ảnh hưởng đến hành động của chúng ta trong các nhà hội ngay cả khi chúng ta tham gia vào các sinh hoạt xã hội hoặc giải trí. Cần hết sức cẩn thận để giảm thiểu sự bừa bãi, xả rác, hoặc gây hư hỏng cho bất cứ phần nào của cơ sở từ các sinh hoạt của Giáo Hội, và cần hành động để kịp thời dọn dẹp hoặc sửa chữa nó nếu xảy ra trường hợp như vậy.

Trẻ em và giới trẻ có thể được giảng dạy rằng sự tôn kính và trông coi nhà hội cần phải được duy trì không chỉ trong các buổi họp vào ngày Chủ Nhật không thôi. Việc tham gia của tín hữu trong việc dọn dẹp nhà hộiđặc biệt là sự tham gia phối hợp của cha mẹ và con cáilà một cách tuyệt vời để phát triển ý thức về sự tôn kính đối với các cơ sở thiêng liêng của chúng ta. Như bằng chứng từ kinh nghiệm của người bạn của tôi trong việc dọn dẹp sạch sẽ trung tâm giáo khu của anh sau đại hội giáo khu, chính hành động chăm sóc trông coi nhà hội này là một cách để thờ phượng và mời Thánh Linh của Chúa đến.

Hình các tín hữu đứng ở bên ngoài do Massimo Criscione chụp

Nhà Hội và Đấng Cứu Rỗi

Dưới sự hướng dẫn của Vị Tiên Tri, Chủ Tịch Nelson, những nỗ lực đáng kể đang được thực hiện để bảo đảm rằng tên của Chúa Giê Su Ky Tô không bao giờ bị loại bỏ khi chúng ta đề cập đến Giáo Hội của Ngài. Theo cách tương tự, chúng ta không được để cho Đấng Cứu Rỗi bị loại bỏ khỏi trọng tâm thờ phượng của chúng takể cả những nơi thờ phượng của chúng ta.

Chúng ta đã quen với việc coi đền thờ là nhà của Chúa, đó là một cách gọi tên chính xác và quan trọng. Tuy nhiên, chúng ta có thể mau quên rằng mỗi nhà hội của chúng ta đã được thẩm quyền chức tư tế làm lễ cung hiến là nơi mà Thánh Linh của Chúa có thể ngự và là nơi mà con cái của Thượng Đếcả những người ở trong lẫn ở ngoài Giáo Hộicó thể tiến đến việc tìm hiểu về Đấng Cứu Chuộc của họ [Mô Si A 18:30].

Sáng kiến mới được công bố gần đây để trang hoàng các nhà hội của chúng ta bằng các tác phẩm nghệ thuật mà mô tả một cách kính trọng Đấng Cứu Rỗi và các sự kiện thiêng liêng trong cuộc sống trần thế và sau trần thế của Ngài là nhằm thu hút sự chú ý và tâm trí của chúng ta đến gần Ngài hơn. Khi anh chị em bước vào những ngôi nhà nguyện này để tham dự các buổi họp và các buổi sinh hoạt, chúng tôi trìu mến mời anh chị em tạm dừng lại, quan sát, và chiêm ngưỡng những bức tranh thiêng liêng này, để xem với con cái của anh chị em, và cho phép con cái mình gia tăng những cảm giác thờ phượng và tôn kính của anh chị em đối với Thượng Đế.

Tiên tri Ha Ba Cúc trong Thời Cựu Ước đã nói: Đức Giê Hô Va ở trong đền thánh của Ngài, trước mặt Ngài, cả đất hãy làm thinh [Ha Ba Cúc 2:20]. Cầu xin cho chúng ta cũng nhớ rằng Thánh Linh của Chúa ở trong các nhà hội của chúng ta và sẽ tràn ngập tâm hồn của chúng ta đến mức mà chúng ta sẽ nghiêm túc và tôn kính trước mặt Ngài.

Ghi Chú

  1. Revereri, Lexico Powered by Oxford, lexico.com.

  2. Lòng Cảm Kích Vô Cùng, Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 22.

  3. RussellM. Nelson, Ngày Sa Bát Là Ngày Vui Thích, Liahona, tháng Năm năm 2015, trang 130.

  4. JeffreyR. Holland, Kìa, Chiên Con của Đức Chúa Trời, Liahona tháng Năm năm 2019, trang 45.

  5. DeanM. Davies, Các Phước Lành của Sự Thờ Phượng, Liahona, tháng Mười Một năm 2016, trang 94.

Video liên quan

Chủ Đề