Lê trúc phương sinh năm bao nhiêu

Á hậu Trúc Phương cùng ông xã và con trai trong ngày Thank giving tại Mỹ.

Độc giả chắc sẽ không còn xa lạ với người mẫu Lê Trúc Phương, 6 năm trước tên tuổi người mẫu đến từ tỉnh Sóc Trăng Lê Trúc Phương được biết đến với vẻ đẹp vô cùng rực rỡ, gương mặt đẹp quyến rũ cùng nụ cười tỏa nắng. Đặc biệt sức hút của hình thể với thân hình sexy quyến rũ cô thường xuyên xuất hiện trên các trang bìa tạp chí tại Việt Nam. Vẻ đẹp khả ái cùng cách giao tiếp nhẹ nhàng và thiện cảm, người đẹp Lê Trúc Phương nhanh chóng được lòng giới truyền thông cũng như các nhà tổ chức.

Cuộc sống hạnh phúc của Á hậu Trúc Phương bên gia đình nhỏ của mình.

Từ danh hiệu Hoa khôi thời trang mùa xuân năm 2012 đến năm 2014 Lê Trúc Phương mạnh dạn đăng ký đấu trường nhan sắc quốc tế. Đến với cuộc thi Hoa hậu thế giới người Việt tại Mỹ nhờ lợi thế kinh nghiệm lâu năm trên sàn diễn, với cách biểu cảm ấn tượng, Lê Trúc Phương đoạt danh hiệu Á hậu cùng giải thưởng phụ [Người đẹp có hình thể đẹp nhất].

Từ danh hiệu Á hậu thế giới người Việt tại Mỹ, con đường sự nghiệp của Trúc Phương lên như diều gặp gió… Thời điểm ấy Á hậu Lê Trúc Phương nhận nhiều show diễn thời trang và là gương mặt đại diện quảng cáo cho nhiều nhãn hiệu thời trang, beauty làm đẹp.

Á hậu Trúc Phương tại thời điểm đăng quang danh hiệu Á hậu người Việt thế giới.

Tưởng rằng Lê Trúc Phương sẽ phát triển sự nghiệp với nền tảng sẵn có… Nhưng bất ngờ, gác lại ánh hào quang showbiz, bỏ lại nối tiếc của người hâm mộ, cô gái miền sông nước miền Tây đã quyết định “theo chồng bỏ cuộc chơi”. Thời điểm ấy, đám cưới của Á hậu Lê Trúc Phương cũng chỉ tổ chức một buổi tiệc nhẹ nhàng ấm cúng tại quê nhà. Bạn bè, khách mời tham dự đám cưới của cô chủ yếu chỉ là những người bạn thân tình nhất. Không tổ chức rình rang tại TP. Hồ Chí Minh, Lê Trúc Phương cho biết: cô muốn ngày trọng đại của mình là buổi tiệc thân tình của bà con lối xóm và bạn bè thân nhất, không muốn truyền thông đưa tin, những hình ảnh về đám cưới của Á hậu Lê Trúc Phương cũng hạn chế và không được tiết lộ.

Được biết vị hôn phu của Á hậu Lê Trúc Phương là một Việt kiều Mỹ, anh là một doanh nhân sống và định cư lâu năm trên đất nước cờ hoa.

Vẻ đẹp khả ái của Á hậu Trúc Phương

Sau khi kết hôn, Á hậu Lê Trúc Phương đã theo chồng sang Mỹ định cư. Từ đó hình ảnh của Á hậu Lê Trúc Phương cũng không còn xuất hiện trên báo chí, cô rất kín tiếng với cuộc sống đời tư của mình. Thời điểm đó mạng xã hội đã phát triển, nhưng để giữ gìn hình ảnh gia đình và đặc biệt là ông xã, Á hậu Lê Trúc Phương không sử dụng mạng xã hội.

Chia sẻ về cuộc sống hiện tại của mình, Á hậu thế giới người Việt cho biết: Ông xã của Phương là một doanh nhân bình thường, anh ấy không phải là đại gia nhưng rất tâm lý và chiều chuộng Trúc Phương. Biết tính cách của chồng không muốn bị ảnh hưởng bởi thông tin mạng, hay cuộc sống gia đình bị sẻ chia nhiều ra cộng đồng, mình hạn chế và gần như dành hẳn thời gian cho gia đình. Cuối tuần bọn mình dành thời gian cho nhau, đi du lịch hoặc thăm thú bạn bè thân thiết. Hiện tại Lê Trúc Phương đã sinh cho ông xã Việt kiều 2 nhóc tì rất dễ thương, hai cậu con trai, Mason 3 tuổi và Johnson 4 tuổi là niềm vui và cũng chiếm gần hết thời gian trong ngày của Lê Trúc Phương.

Người đẹp cho biết thêm, ngoài việc chăm sóc 2 con, Lê Trúc Phương đang nghiên cứu về lĩnh vực làm đẹp. Lê Trúc Phương muốn tận dụng kiến thức làm đẹp trước đó của mình cùng với kiến thức bài bản, chuyên môn sâu để hoạt động trong ngành làm đẹp chuyên nghiệp hơn.

Đọc sách để thư giãn là sở thích của Á hậu Trúc Phương.

Mặc dù rất bận rộn với 2 con, nhưng cuối tuần là thời gian Trúc Phương và ông xã dành cho nhau, cả gia đình quây quần viên mãn với hạnh phúc hiện tại của mình, Á hậu Lê Trúc Phương bộc bạch thế!

HX [Theo Công lý & xã hội]

Nguồn: //conglyxahoi.net.vn/van-hoa/giai-tri/cuoc-song-cua-a-hau-le-truc-phuong-gio-ra-sao-sau-nhieu-nam-dinh-cu-tai-my-101983.html

  • Tag
  • Á hậu Lê Trúc Phương
  • sao việt
  • Á hậu thế giới người Việt

Tên thật: Nguyễn Thiên Lộc

Nghệ danh: Trúc Phương [Nhạc Sĩ]

Ngày sinh: Đang cập nhật

Quê quán: Trà Vinh

Quốc gia: Việt Nam

Giải thưởng:

Đang cập nhật

Thông tin thêm:

Trúc Phương, tên thật là Nguyễn Thiên Lộc [1933 - 1995] là một nhạc sĩ nhạc vàng nổi tiếng tại miền Nam Việt Nam trước ngày 30 tháng 4 năm 1975. Trúc Phương sinh năm 1933 tại xã Mỹ Hoà, quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, một xứ chùa tháp ở hạ lưu sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam. Ông sinh hoạt văn nghệ tại Ty Thông tin tỉnh Vĩnh Bình cuối thập niên 1950 trong một thời gian ngắn rồi lên Sài Gòn. Trúc Phương bắt đầu học nhạc ở lớp nhạc của nhạc sĩ Trịnh Hưng chung với Đỗ Lễ, Thanh Thúy, Ánh Tuyết...và lập nghiệp luôn ở đó. Những sáng tác đầu tay của Trúc Phương là hai bản Tình thương mái lá, Tình thắm duyên quê viết vào năm 1957, sau đó là Chiều làng em [1958] và Đò chiều [1959]... Bản nhạc Tàu đêm năm cũ bất hủ của ông được viết vào đầu thập niên 1960, tặng cho những người sĩ quan phải đi xa nhà vì lúc đó chính quyền Ngô Đình Diệm có sắc lệnh hoán chuyển công tác sĩ quan, công chức miền Nam ra miền Trung và ngược lại. Trúc Phương có một số lượng sáng tác gần 70 bài hát, được biết đến từ những năm cuối thập niên 1950 và được phổ biến nhiều trong suốt thập niên 1960 và sau này tại hải ngoại như: Nửa đêm ngoài phố, Buồn trong kỷ niệm, Thói đời, Hai lối mộng, Kẻ ở miền xa... Nhiều ca sĩ nổi tiếng nhờ trình bày những tác phẩm của ông như Thanh Thúy, Chế Linh... Cuối thập niên 60, ông có mở một lớp nhạc ở số 33/230, đường Gia Long, Gò Vấp gọi là Trúc Phương Tự Lực đào tạo được một số ca sĩ như Thy Lệ Dung, Thy Lệ Huyền, Chinh Thông, nhưng không mấy thành công.

Năm 1975, Trúc Phương không di tản và sống tại Sài Gòn. Ông vượt biên lần đầu năm 1976 nhưng không thành công, do vậy bị tịch thu nhà số 301 Lý Thường Kiệt, Quận 11. Những năm sau đó ông vượt biên thêm 2 lần nhưng vẫn không thành công. Lúc ra tù, vợ con li tán, ông sống không nhà cửa, không giấy tờ tuỳ thân. Khoảng giữa năm 1985, ông được nhận vào công tác tại Hội Văn nghệ Cửu Long và được cấp một căn phòng tại số 6 Hưng Ðạo Vương, thị xã Vĩnh Long để ở. Không lâu sau, ông trở về sống ở Thành phố Hồ Chí Minh

Trúc Phương [1933–1995] là nhạc sĩ nhạc vàng tiêu biểu tại Việt Nam Cộng hòa trước 30 tháng 4 năm 1975. Nhiều ca khúc viết bằng giai điệu Bolero của ông trở thành bất hủ và vẫn được yêu thích cho đến tận nay.

Trúc Phương

Nhạc sĩ Trúc Phương lúc sinh thời

Thông tin nghệ sĩTên khai sinhNguyễn Thiên LộcSinh1933
Mỹ Hòa, Cầu Ngang, Trà Vinh, Nam Kỳ, Liên bang Đông DươngMất18 tháng 9, 1995[1995-09-18] [61–62 tuổi]
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt NamNguyên nhân mấtBệnh viêm phổiDòng nhạcNhạc vàngNghề nghiệpNhạc sĩDân tộcKinhNăm hoạt động1957–1996Ca khúc tiêu biểuNửa đêm ngoài phố
Thói đời
Tàu đêm năm cũCa sĩ trình bày thành côngThanh Thúy
Chế Linh
Hoàng Oanh

Nhạc sĩ Trúc Phương và tôi không hẹn nhưng đã gặp nhau trên con đường sống cho kiếp tằm. Anh trút tâm sự qua cung đàn, còn tôi qua tiếng hát. Trong khoảng thập niên 60, tên tuổi anh và tôi như đã gắn liền với nhau.

— Thanh Thúy, [1]

Trúc Phương tên thật là Nguyễn Thiên Lộc, sinh năm 1933 tại Mỹ Hòa, Cầu Ngang, Trà Vinh.

Ông sinh hoạt văn nghệ tại Ty Thông tin tỉnh Vĩnh Bình cuối thập niên 1950 trong một thời gian ngắn rồi lên Sài Gòn học nhạc ở lớp nhạc của nhạc sĩ Trịnh Hưng. Hai sáng tác đầu tiên của ông là Tình thương mái lá và Tình thắm duyên quê viết vào năm 1957. Tiếp sau đó là Chiều làng em [1958] và Đò chiều [1959]. Bản nhạc Tàu đêm năm cũ bất hủ của ông được viết vào đầu thập niên 1960, tặng cho những người sĩ quan phải đi xa nhà vì lúc đó chính quyền Đệ Nhất Cộng hoà có sắc lệnh hoán chuyển công tác sĩ quan, công chức miền Nam ra miền Trung và ngược lại. Tổng số lượng sáng tác của ông gần 70 bài, nhiều bài phổ biến trong suốt thập niên 1960 và cho đến tận hiện nay. Xin cảm ơn đời là bản nhạc cuối cùng mà ông viết vào tháng 3 năm 1995 với ca từ coi như những tâm tình, uẩn khúc mà ông muốn gửi lại cho đời lần sau chót.[2]

 

Bìa bản nhạc Thói đời một trong những ca khúc nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của ông.

Ông từng mở lớp nhạc ở số 33/230, đường Gia Long, Gò Vấp gọi là "Trúc Phương Tự Lực", đào tạo được một số ca sĩ như Thy Lệ Dung, Thy Lệ Huyền, Chinh Thông nhưng không mấy thành công. Tuy vậy, nhiều ca sĩ nổi tiếng nhờ trình bày những sáng tác của Trúc Phương như Thanh Thúy, Chế Linh, Duy Khánh... Với Thanh Thúy, ông viết tặng riêng 5 bài: Hình bóng cũ, Lời ca nữ, Mắt em buồn, Tình yêu trong mắt một người và Mắt chân dung để lại.

Năm 1976, Trúc Phương vượt biên nhưng không thành công và bị tịch thu nhà số 301 Lý Thường Kiệt, Quận 11. Những năm sau, ông vượt biên thêm 2 lần nhưng vẫn không thành công. Lúc ra tù, vợ con ly tán, ông sống không nhà cửa, không giấy tờ tuỳ thân rồi lưu lạc về Trà Vinh, Vĩnh Long và vài nơi khác.

Giữa năm 1985, ông được nhận vào công tác tại Hội Văn nghệ Cửu Long, được cấp một căn phòng tại số 6 Hưng Đạo Vương, thị xã Vĩnh Long để ở. Thời gian này ông sáng tác và tặng bản thảo chép tay cho bạn bè một số bài nói về tình yêu cây lá, tình yêu quê hương như Chiều phố huyện, Hoa sách về xa, Trà Vinh trong những tình mật ngọt, Về An Quảng Hữu... Hầu hết những bài này chính ông xác nhận rằng không thành công lắm, lý do bởi không còn cảm hứng dồi dào như những bài tình ca đã được đón nhận từ trước năm 1975.

Ít lâu sau, ông trở về sống ở Thành phố Hồ Chí Minh rồi qua đời vào ngày 18 tháng 9 năm 1995 vì bệnh sưng phổi, được gia đình an táng tại nghĩa trang Lái Thiêu, tỉnh Sông Bé.

Lúc ông mất, nhạc sĩ Nhật Ngân [lúc này đã định cư ở Mỹ] viết tặng bài Gửi người về cát bụi với lời nhạc có nhắc tên một số bài hát của ông.

Năm 2014, Trung tâm Asia thực hiện chương trình Asia 74: Trúc Phương – Ông hoàng của dòng nhạc Bolero để vinh danh ông.

Danh sách này không đầy đủ; bạn có thể giúp đỡ bằng cách mở rộng nó.

  • 24 giờ phép
  • Ai cho tôi tình yêu
  • Áo cưới mùa đông
  • Bóng nhỏ đường chiều
  • Bông cỏ may
  • Buồn anh theo bước em[3]
  • Buồn một mình
  • Buồn trong kỷ niệm
  • Chắp tay lạy người
  • Chiều cuối tuần
  • Chiều làng em
  • Chín dòng sông hò hẹn
  • Chuyện chúng mình
  • Chuyện ngày xưa
  • Con đường mang tên em [Còn chuyện chúng mình]
  • Để trả lời một câu hỏi[4]
  • Đêm gác trọ
  • Đêm tâm sự
  • Đêm trên vùng đất lạ[5]
  • Đêm Việt Nam
  • Đò chiều
  • Đôi mắt người xưa[6]
  • Đường chiều cao nguyên
  • Hai chuyến tàu đêm[7]
  • Hai lối mộng
  • Hình bóng cũ
  • Kẻ ở miền xa
  • Lời ca nữ
  • Mắt chân dung để lại
  • Mắt em buồn
  • Một lần thương nhớ
  • Một người đi xa[8]
  • Mưa nửa đêm
  • Mười đầu ngón tay
  • Người giãi bày tâm sự
  • Người nhập cuộc
  • Người xa về thành phố
  • Người xóm cũ
  • Người yêu lên tiếng
  • Nhận diện tình đời
  • Những lời này cho em [Cho chuyện chúng mình]
  • Nửa đêm ngoài phố
  • Quê hương ai nhớ thì về
  • Sau lưng kỷ niệm
  • Sông núi miền Tây
  • Siết chặt bàn tay [Văn Khánh][9]
  • Tàu đêm năm cũ
  • Thói đời
  • Thư gửi người miền xa [Viết thư tình]
  • Tiếng chày bên sông
  • Tình ca nữ
  • Tình người chiến binh [Tình đôi mươi]
  • Tình thắm duyên quê
  • Tình thương mái lá
  • Tình yêu trong mắt một người
  • Trả nhau ngày tháng cũ
  • Trên bốn vùng chiến thuật[10]
  • Trước mặt tình yêu [Lại chuyện chúng mình]
  • Tơ vương
  • Tôi thương tôi
  • Tự tình trong đêm
  • Tuổi tình yêu
  • Vòng tay lửa [Nhận diện thời gian]
  • Xin cảm ơn đời

Trúc Linh ‒ con trai ông chia sẻ:

"Ba tui không bao giờ uống rượu. Ba lấy má tui trong những năm cuối 50 chớ không phải sau năm 70, năm nay tui 5 bó rồi. Má tui con nhà giáo, gia đình cũng khá nhưng ở Bến Tre. Chiều Làng Em là bài ba tui viết cho má tui. Ông già tui không phải tự học nhạc, mà có thầy dạy đàng hoàng. Chung quanh nhà bà nội tui ở Trà Vinh không hề có tre trúc gì hết ráo, mà nhà má tui ở Bến Tre thì có nhiều. Gia đình tui cũng không nghèo, ba tui thường lái Mazda và Peugeot 404. Thời xưa cũng có lúc khó khăn khi ông còn viết nhạc, nhưng sau này ba má tui làm ăn cũng khá lắm. Khi ‘giải phóng’ vào thì có sa sút, nhưng đó là tình trạng chung của tất cả dân miền Nam thời bao cấp. Gia đình tui có tới 6 anh chị em, có nghĩa là ba và má tui chung sống cũng khá lâu. Họ ly dị vào khoảng năm 1979. Nguyễn Trung viết rằng khi ba tui qua đời, chết chỉ còn đôi dép là nói LÁO. Ông không giàu có gì, nhưng cũng không đến nỗi thê thảm như vậy. Tui đã từng về thăm ông 3 tháng trước khi ông mất, cho thấy điều này ông Trung quá bôi bác gia đình chúng tôi. Nói như ông Trung có nghĩa là các con của ông không hề quan tâm tới ông. Điều này không đúng sự thật. Chúng tôi lúc nào cũng quan tâm đến ông."[11]

  1. ^ Đình Phùng [18 tháng 3 năm 2021]. “Số phận bi đát của "cha đẻ" nhạc phẩm đánh dấu sự gắn bó giữa Thanh Thúy và dòng nhạc Trúc Phương”. Báo Pháp Luật. Truy cập 25 tháng 6 năm 2021.
  2. ^ Bolero và kỷ niệm với nhạc sĩ Trúc Phương
  3. ^ "Lời ca nữ" phiên bản đầu tiên. Trúc Phương soạn nhạc, Hoàng Bảo viết lời.
  4. ^ "Cho Dzũng Chinh, thằng bạn vai em, vì đời trôi dạt về miền quê hương tôi. Cho tất cả bạn hữu của Dzũng Chinh vùng KBC 3054."
  5. ^ Khác với bài Đêm trên đường phố lạ của Tú Nhi.
  6. ^ Không phải ca khúc mở đầu bằng "Chuyện tình của tôi, tan vỡ từ lâu rồi tưởng không bao giờ còn nhớ...", bài đó của nhạc sĩ Ngân Giang [nhạc sĩ] và có tựa gốc là "Tình Nào Trong Mắt Em". Bài "Đôi mắt người xưa" của nhạc sĩ Trúc Phương là bài Nhớ Người Tình Xưa mà Chế Linh thâu cho Trung tâm Làng Văn.
  7. ^ Viết chung với Y Vân.
  8. ^ Có giai điệu tương tự "Mưa nửa đêm" nhưng khác lời ca.
  9. ^ Bài này Trúc Phương viết lời chứ không phải soạn nhạc.
  10. ^ Có giai điệu tương tự "Chuyện ngày xưa" nhưng được sáng tác sau và khác lời ca.
  11. ^ Đoàn Dự [ngày 9 tháng 8 năm 2014]. “Nhạc sĩ Trúc Phương và các bản Boléro nổi tiếng”. Văn Học Nguồn Cội. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2017.

  • Vũ Đức Sao Biển, Trúc Phương đi chuyến đò chiều
  • Du Tử Lê, "Trúc Phương và những tình khúc đổ vỡ, chìa lìa"

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Trúc_Phương&oldid=68517887”

Video liên quan

Chủ Đề