Lợi ích của việc nuôi thú cưng bằng tiếng anh

Ở những thành phố lớn, hầu như tất cả các loại thú cưng đều được nuôi trong nhà. Chúng trở thành người bạn đồng hành cùng chủ nhân trong cuộc sống căng thẳng. Tuy nhiên, việc nuôi chúng đòi hỏi bạn phải bỏ ra một ít thời gian và trách nhiệm, nhất là khi nuôi trong nhà.

Vậy nên ai cũng nên biết về những ưu nhược điểm của việc nuôi thú cưng trước khi bắt đầu hành trình này. Hãy cùng Coolmate tìm hiểu câu chuyện được rất nhiều người quan tâm này nhé!

Nuôi thú cưng tại nhà có nhiều ưu điểm nhưng cũng nhiều khó khăn

Lợi ích tuyệt vời của việc nuôi thú cưng

Nhiều người được khuyên là hãy chăm sóc một vật nuôi, bất cứ loài vật nào mà bạn thích. Chúng sẽ trở thành người bạn tinh thần bên cạnh bạn trong những thời khắc khó khăn trong cuộc sống, giúp bạn sống tốt và khỏe hơn. Điều này không chỉ là nói suông. Rất nhiều nghiên cứu khoa học như của Hiệp hội Tim mạch Mỹ cho rằng thú cưng giúp bạn duy trì nhịp tim ổn định, kéo dài tuổi thọ lâu hơn.

Thú cưng giúp người nuôi cải thiện được sức khỏe và tinh thần hiệu quả

Cũng theo những nghiên cứu của tổ chức này, những vật nuôi thích vận động sẽ trở thành động lực cho cho chủ nhân. Chúng sẽ kéo bạn ra khỏi bốn bức tường, ra ngoài và vận động nhiều hơn. Việc đi bộ với chó cưng sẽ giúp bạn đốt cháy hơn 200 calo mỗi lần ra ngoài. Hơn nữa, chó rất dễ khiến chủ mũi lòng bằng sự trung thành và tình cảm của mình. Vì thế, rất nhiều người không thích hoạt động bên ngoài nhưng sau khi nuôi chó đã yêu thích việc đi dạo hơn, cải thiện được cả sức khỏe lẫn tâm trạng.

Chó là động vật trung thành và giàu tinh cảm 

Người trẻ hiện nay thường bị căng thẳng mỗi ngày vì nhiều áp lực từ công việc, cuộc sống và xã hội. Lúc này, những vật nuôi nhỏ xinh và đáng yêu có thể giúp bạn cải thiện tinh thần rất nhiều. Việc chơi đùa hay tâm sự với những "người bạn" tinh nghịch thực sự xua tan được nhiều mệt mỏi, giúp bạn giàu năng lượng tích cực hơn.

Thú cưng là người bạn đồng hành tuyệt vời giúp bạn sống vui vẻ và khỏe mạnh hơn

Ưu điểm của việc nuôi thú cưng trong nhà

Hiện nay, đa số thú cưng đều được nuôi trong nhà nhất là ở những thành phố lớn. Điều này có nhiều thuận lợi nhưng cũng mang đến không ít thử thách cho cả người nuôi lẫn thú cưng. Vậy nên trước khi đưa ra quyết định, bạn nên xem qua ưu nhược điểm của việc nuôi thú cưng trong nhà trước.

Thú cưng nuôi trong nhà

1. Môi trường sạch sẽ, dễ chăm sóc và vệ sinh

Ở trong nhà, vật nuôi sẽ được tránh được bụi bẩn hay vi khuẩn gây bệnh bên ngoài. Để thú nuôi trong nhà, bạn sẽ dễ dàng cho ăn, tắm, vệ sinh và chăm sóc hơn đặc biệt nếu cho chúng một không gian riêng như chuồng hay lồng.

Môi trường trong nhà giúp bạn dễ chăm sóc thú cưng hơn

2. Quản lý thú cưng tốt hơn, hạn chế đi lạc

Một số loại thú cưng như chó, mèo khi thả tự do có thể đi lạc. Tuy nhiên, nếu nuôi trong nhà, bạn sẽ tránh được một phần vì chúng chỉ quanh quẩn ở nhà. Bất cứ lúc nào bạn cần chúng đều có mặt.

Thú cưng tự do rất dễ đi lạc hoặc bị bắt mất

3. An toàn hơn cho vật nuôi

Môi trường bên ngoài ngôi nhà có một số bất lợi với vật nuôi như xe cộ hay tranh chấp với những động vật khác. Trường hợp của chó, chúng rất dễ gặp tai nạn giao thông hay cắn phá khi gặp kẻ thủ.

Môi trường trong nhà sẽ an toàn và sạch sẽ hơn với thú cưng

Hạn chế của việc nuôi thú cưng trong nhà

Song song với những ưu điểm thì có không ít những khó khăn mà bạn có thể phải đối mặt nếu nuôi thú cưng trong nhà.

1. Có thể có mùi, ảnh hưởng đến môi trường sống

Nếu sống trong phòng trọ hay căn hộ hẹp, bạn sẽ chia sẻ không gian với thú cưng. Điều này thời gian đầu sẽ chẳng hề dễ chịu bởi mùi từ chất thải hay lông của thú cưng ảnh hưởng đến môi trường sống của bạn. Thế nên, bạn phải cân nhắc giải quyết câu chuyện vệ sinh để đảm bảo điều kiện sống tốt nhất cho cả bạn lẫn thú cưng.

Mùi của thú cưng không hề dễ chịu với một số người

2. Xáo trộn không gian trong nhà

Hầu hết mọi người đều thích nuôi chó vì chúng thông minh và trung thành. Thế nhưng, bạn cần biết một số giống chó rất hiếu động và không chịu ở yên trong nhà. Những ngày đầu không gian trong nhà của bạn có thể bị xáo trộn không ít với sự có mặt của thú cưng. Thậm chí, một số đồ vật sẽ không còn nguyên vẹn.

Ưu nhược điểm của việc nuôi thú cưng trong nhà thường đi đôi với nhau không thể tránh khỏi

3. Không có nhiều không gian cho vật nuôi vận động

Như đã nói, một số vật nuôi có thể nhốt trong chuồng nhưng một số thì không. Chó thường rất hiếu động và một số loài mèo có nguy cơ bị trầm cảm nếu thường xuyên ở một mình không được tiếp xúc với con người hay đồng loại. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của thú nuôi.

Một số loại thú cưng rất hiếu động, khó mà ở yên một chỗ

4. Tiềm ẩn nguy cơ đối với sức khỏe

Dù được vệ sinh thường xuyên thì một số động vật như chó, mèo, thỏ hay chim cảnh vẫn có thể mang vi khuẩn hoặc ký sinh trùng trên người. Điều này có thể gây một số bệnh cho người, nhất là trẻ nhỏ. Những điều này có thể giải quyết bằng việc tiêm phòng hay thăm khám định kỳ. Thế nhưng bạn vẫn nên lưu tâm vào đây khi cân nhắc nuôi thú cưng tại nhà.

Lông thú cưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khỏe

Chuẩn bị gì để mang thú cưng về nhà?

Chính vì vừa có những ưu điểm lẫn hạn chế nhất định nên bạn cần phải chuẩn bị kỹ trước khi quyết định đón thú cưng về nhà. Dù bạn chọn vật nuôi nào thì đó cũng sẽ là một bước ngoặt thay đổi kha khá cuộc sống thường nhật của bạn. Ngoài vật dụng và không gian cần thiết thì chuẩn bị thần cũng rất quan trọng.

Bạn cần chuẩn bị tinh thần sẽ thích ứng với thú cưng tại nhà

1. Tìm hiểu về loài vật định nuôi

Mỗi loài động vật có một đặc tính và cách chăm sóc khác nhau. Một số thích vận động, một số loài thích tĩnh lặng. Để chăm sóc thú cưng tốt nhất, bạn cần tìm hiểu về chúng trước. Để đỡ bỡ ngỡ, bạn có thể hỏi ý kiến của những người đang nuôi thú cưng khác để tham khảo.

Hiểu vật nuôi sẽ giúp bạn dễ dàng chăm sóc chúng hơn

2. Tạo ra một "phòng riêng" cho thú cưng

"Phòng riêng" ở đây có thể hiểu là một khu vực riêng để chúng sinh hoạt. Đó sẽ là nơi chúng ngủ và nghỉ ngơi như chuồng nuôi. Tuy nhiên, bạn phải học cách huấn luyện cho thú cưng thích nghi với chuồng như nhà riêng của mình.

Việc cho thú cưng đi lại tự do tất nhiên là cũng không phải vấn đề nếu bạn vệ sinh thường xuyên. Tuy nhiên, việc có không gian riêng vẫn an toàn cho chúng hơn. Bên cạnh đó, bạn cùng thú cưng sẽ tránh những tình huống khó chịu khi chúng quấy phá bạn khi ngủ hay leo ra ban công nguy hiểm.

Bạn có thể tận dụng những ưu nhược điểm của việc nuôi thú cưng trong nhà để chuẩn bị tinh thần trước

3. Mua sắm vật dụng cần thiết

Thú cưng sẽ cần đến một số vật dụng, phụ kiện tối thiểu, bạn cần mua trước cho chúng sinh hoạt. Đó là thức ăn, khay thức ăn, nệm ngủ, cát vệ sinh... Bên cạnh đó, thú cưng rất thích những món đồ chơi, bạn nên cần nhắc bổ sung nếu có điều kiện. Như thế, việc ở nhà nhiều sẽ trở nên bớt nhàm chán hơn với chúng.

Thú cưng cần một số dụng cụ thiết yếu

4. Đảm bảo an toàn thú cưng

Thời gian đầu, bạn nên lưu ý đến cửa sổ để tránh mèo bị bắt hoặc đi hoang. Ngoài ra, ban công có thể khiến thú cưng gặp nguy hiểm nên cần có rào chắn an toàn. Bên cạnh đó, vật nuôi mới về nhà cần thời gian để làm quen với các đồ vật.

Chúng có thể cắn trúng hoặc ăn những vật dụng của bạn. Ngoài ra, một số loài cây trồng như lưỡi hổ hay lô hội cũng gây hại cho vật nuôi khi cắn trúng. Vì thế, bạn nên hạn chế để gần thú cưng những vật dụng nguy hiểm, nhất là khi chúng còn nhỏ.

Bạn cần rào chắn để thú cưng luôn an toàn trong nhà

5. Dành thời gian cho thú cưng

Cũng như con người, thú cưng cần thời gian để thích nghi với nơi ở mới. Chúng có thể gây ồn ào những đêm đầu tiên. Bạn cần dành thời gian giúp chúng làm quen với nhà mới cũng như tập các thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Bạn nên chuẩn bị tinh thần phải dành thời gian cho vật nuôi khi "rước" ẻm về nhà

Lời kết

Ưu nhược điểm của việc nuôi thú cưng trong nhà là điều mọi người đều nên biết trước khi đưa ra quyết định. Tất nhiên sẽ có khó khăn nhưng nếu muốn, bạn đều có cách để khắc phục và thay đổi để chia sẻ không gian sống với “người bạn mới”. Bí quyết nuôi thú cưng trong nhà của bạn là gì, hãy cùng chia sẻ với Cool Blog nhé. 

“Coolmate – Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới”

>>> Xem thêm: 

Video liên quan

Chủ Đề