Lực ma sát lăn sinh ra khi nào cho ví dụ

LỰC MA SÁT

Các lực cản trở chuyển động của một vật, tạo ra bởi những vật tiếp xúc với nó được gọi là lực ma sát.

1. Lực ma sát trượt

Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác. Lực ma sát trượt luôn ngược hướng chuyển động.

Ví dụ: Lực ma sát trượt xuất hiện khi hãm chuyển động của người trượt patanh hay mài nhẵn bóng các mặt kim loại.

2. Lực ma sát lăn

Lực ma sát lăn sinh ra khi một lăn trên bề mặt của vật khác.

Ví dụ: Ôtô đang chạy tắt máy, hay cánh quạt trần đang quay thì bị mất điện... sẽ chuyển động chậm dần rồi dừng lại là do có sự xuất hiện của lực ma sát lăn.

Chú ý: Cường độ lực ma sát lăn nhỏ hơn của lực ma sát trượt rất nhiều lần.

3. Lúc ma sát nghỉ

Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi bị vật bị tác dụng của lực khác.

Ví dụ: người và một số động vật có thể đi lại được hoặc cầm nắm được các vật nặng là nhờ có sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ.

Đặc điểm:

- Cường độ của lực ma sát nghỉ thay đổi tùy theo lực tác dụng lên vật có xu hướng làm cho vật thay đổi chuyển động.

- Lực ma sát nghỉ luôn có tác dụng giữ vật ở trạng thái cân bằng khi có lực khác tác dụng lên vật.

Chú ý:

- Nếu vật đứng yên mà chịu tác dụng của các lực cân bằng thì không có lực ma sát nghỉ.

Nếu vật đứng yên mà chịu tác dụng của các lực không cân bằng thì có lực ma sát nghỉ.

4. Lực ma sát có thể có hại hoặc có ích

a. Lực ma sát có thể có hại

Các cách để giảm ma sát:

+ Tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc

+ Bôi trơn bằng dầu mỡ
+ Thay ma sát trượt bằng ma sát lăn [dùng các ổ bi]

b. Lực ma sát có thể có lợi

Các cách để tăng ma sát: tăng áp lực, tăng độ nhám của mặt tiếp xúc [ cắt nhiều khía ở vỏ xe, đế giày, rải cát trên đường trơn]

Sơ đồ tư duy về lực ma sát - Vật lí 8

a. Khi nào có lực ma sát trượt, lực ma sát lăn, lực ma sát nghỉ?

b. Hãy so sánh độ lớn của lực ma sát trượt và lực ma sát lăn, nêu ví dụ chứng minh?

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Lực ma sát lăn xuất hiện khi nào? Cho ví dụ”cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giảitổng hợp, biên soạn về lực ma sát là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.

Lực ma sát lăn xuất hiện khi nào? Cho ví dụ

- Lực ma sát lăn xuất hiện:

+ Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.

+ Khi một vật lăn trên một vật khác, xuất hiện nơi tiếp xúc và cản trở chuyển động lăn.

- Ví dụ:

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về Lực ma sát dưới đây nhé

Kiến thức tham khảo về lực ma sát.

I. Lực ma sát trượt

1. Khái niệm lực ma sát trượt

- Lực ma sát trượt xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi vật chuyển động trượt trên một bề mặt.

- Lực ma sát trượt có hướng ngược hướng với vận tốc, làm cản trở chuyển động của vật.

2. Độ lớn của lực ma sát trượt có đặc điểm gì, phụ thuộc yếu tố nào?

- Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.

- Tỉ lệ với độ lớn của áp lực.

- Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của 2 mặt tiếp xúc.

3. Hệ số ma sát trượt

-Hệ số tỉ lệ giữa độ lớn của lực ma sát trượt và độ lớn của áp lực gọi là hệ số ma sát trượt.

- Ký hiệu:

- Hệ số ma sát trượtμtphụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc

4. Công thức tính lực ma sát trượt

– Công thức: Fmst = μt.N

II. Lực ma sát lăn

1. Khái niệm lực ma sát lăn

- Lực ma sát lăn là lực ngăn cản sự lăn của các vật có hình tròn hay nói cách khác là cản trở chuyển động lăn, độ lớn lực ma sát lăn nhỏ hơn các lực ma sát động khác

=-> Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.

- Khi một vật lăn trên một vật khác, xuất hiện nơi tiếp xúc và cản trở chuyển động lăn.

- Ví dụ:

+ Khi đẩy hàng bằng xe đẩy thì bánh xe lăn trên mặt đường, xuất hiện lực ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường.\

+ Khi sơn tường bằng rulô, giữa rulô với mặt tường có lực ma sát lăn

+ Lực ma sát giữa các viên bi trong ổ bi với thành đờ của ổ bi là lực ma sát lăn.

+ Khi dịch chuyển vật nặng có thể đặt vật lên kệ có con lăn ở dưới để đẩy vật nhẹ nhàng. Ma sát giữa con lăn với mặt trượt là ma sát lăn.

+ Khi lăn một thùng phuy trên mặt sàn, lực ma sát giũa vỏ thùng phuy với mặt sàn là lực ma sát lăn.

2. Đặc điểm lực ma sát lăn

+ Điểm đặt lên vật sát bề mặt tiếp xúc.

+ Phương song song với bề mặt tiếp xúc.

+ Chiều ngược chiều với chiều chuyển động tương đối so với bề mặt tiếp xúc.

- Hệ số ma sát lăn nhỏ hơn rất nhiều lần hệ số ma sát trượt.

- Công thức xác định lực ma sát lăn: Fmsl = μl.N

3. Vai trò của lực ma sát lăn

Vì lực ma sát lăn rất nhỏ so với lực ma sát trượt nên để hạn chế tác hại của ma sát trượt, người ta tìm cách thay thế ma sát trượt bằng ma sát lăn nhờ các ổ bi, con lăn… Ma sát lăn giúp cho vật chuyển động dễ dàng hơn.

III. Lực ma sát nghỉ

1. Khái niệm về lực ma sát nghỉ:

Chiếc xe hoen gỉ này có tuổi thọ gần trăm năm và vẫn nằm yên ở đó theo thời gian nhờ lực ma sát nghỉ.​

- Một chiếc xe đứng yên trên mặt đất, trọng lựctác dụng lên xe cân bằng với phản lựccủa mặt đất tác dụng lên xe. - Vào một ngày đẹp trời bạn muốn bán chiếc xe cũ kỹ cho mấy bác buôn sắt vụn để đóng góp cho quỹ từ thiện của thế giới, bạn quyết định kéo chiếc xe này ra khỏi bãi đỗ của nó bằng một lực. Thật ngạc nhiên mặc dù đã cố hết sức nhưng nó vẫn không nhúc nhích, điều gì đã giữ cho chiếc xe này đứng yên, đâu còn lực nào tác dụng vào nó đâu?

- Theo định luật I Newton một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên nếu không chịu tác dụng của lực nào, hoặc hợp các lực tác dụng vào nó bằng không, điều này chứng tỏ tồn tại một loại lực cân bằng với lực kéo của bạn. Lực đó gọi là lực ma sát nghỉ.

- Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi có lực tác dụng vào vật, cùng phương, cùng độ lớn nhưng ngược chiều với lực tác dụng.

- Lưu ý:nếu lực tác dụng của bạn vào chiếc xe là 1N và chiếc xe không chuyển động khi đó lực ma sát nghỉ có độ lớn bằng 1N. Nếu lực tác dụng của bạn là 100N và chiếc xe vẫn chưa chuyển động thì lực ma sát nghỉ có độ lớn bằng 100N.

2. Đặc điểm của lực ma sát nghỉ:

- Lực ma sát nghỉ có:

+ Điểm đặt lên vật [sát bề mặt tiếp xúc].

+ Phương song song với mặt tiếp xúc.

+Chiều ngược chiều với lực [hợp lực] của ngoại lực [các ngoại lực và thành phần của ngoại lực song song với bề mặt tiếp xúc] hoặc chiều chuyển động của vật.

-Khi lực tác dụng song song với mặt tiếp xúc lớn hơn một giá trị nào đó thì vật sẽ trượt.

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu hỏi: Lực ma sát lăn là gì?

Trả lời:

Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.

Ví dụ:

Khi đẩy hàng bằng xe đẩy thì bánh xe lăn trên mặt đường, xuất hiện lực ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường.

Xem thêm các câu hỏi ôn tập môn Vật Lí lớp 8 hay và chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài 500 Công thức, Định Lí, Định nghĩa Toán, Vật Lí, Hóa học, Sinh học được biên soạn bám sát nội dung chương trình học các cấp.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề