Lý độ sử dụng dịch vụ công mức độ 3 mức độ 4 còn hạn chế

Nhằm công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và tổ chức, hiện công an tỉnh đang áp dụng nhiều dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) tại bộ phận 1 cửa các cấp. Đặc biệt năm 2022, nhiều dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đang được đơn vị triển khai mạnh mẽ, cùng với đó công tác thông tin tuyên truyền được đẩy mạnh nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết cho người dân, góp phần gia tăng mức độ tham gia sử dụng DVCTT.

Lý độ sử dụng dịch vụ công mức độ 3 mức độ 4 còn hạn chế

Công dân đến giải quyết TTHC thuộc các lĩnh vực quản lý của Công an tỉnh tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh


Đơn cử, Công an tỉnh đang triển khai cung cấp các dịch vụ công trực tuyến về cư trú trên Cổng dịch vụ công quản lý cư trú thuộc hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cổng dịch vụ công Bộ Công an.

Khi công dân có yêu cầu khai báo cư trú có thể truy cập địa chỉ https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn hoặc https://dichvucong.bocongan.gov.vn/ để thực hiện các thủ tục hành chính (tại công an cấp xã) gồm: đăng ký thường trú; xóa đăng ký thường trú; đăng ký tạm trú; gia hạn tạm trú...

Qua thống kê cho thấy, huyện Bình Xuyên và Tam Đảo là hai địa bàn có tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến cao nhất với 156/766 hồ sơ (đạt 20%) và 337/2529 hồ sơ (đạt 13%).

Đa phần khi triển khai dịch vụ này, người dân đều hưởng ứng, đánh giá cao. Chị Phạm Thị Vân, chủ nhà trọ tại thôn Nhân Nghĩa, xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, một người thường xuyên phải thực hiện thủ tục này cho biết: “Tôi thường xuyên phải khai báo tạm trú, tạm vắng cho người đến lưu trú, bằng hình thức trực tuyến giúp giảm thời gian, công sức đi lại rất nhiều.

Thời gian đầu còn bỡ ngỡ, nhưng giờ mọi thao tác, quy trình đã nắm rõ, tôi thất rất tiện lợi. So với trước đây, khi cần phải nộp hồ sơ cho cơ quan Nhà nước, chúng tôi phải trực tiếp đến tận nơi, thì nay, với phương thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, mọi việc có thể thực hiện ở nhà, giao dịch 24/24 giờ trong ngày, tại bất cứ đâu có kết nối internet. Đồng thời có thể theo dõi, giám sát được tình trạng giải quyết hồ sơ.

Đặc biệt, trong tình hình dịch Covid-19 phức tạp hiện nay việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến sẽ góp phần hạn chế tập trung đông người, phòng tránh nguy cơ dịch bệnh lây lan trong cộng đồng”.

Tuy nhiên, cũng theo ghi nhận, tại một số địa phương khác, tỷ lệ nộp hồ sơ trực tuyến còn khá khiêm tốn. Nguyên nhân được xác định, chủ yếu do trình độ tiếp cận, sử dụng công nghệ thông tin (máy tính, điện thoại thông minh) trên môi trường internet đối với người cao tuổi, người dân ở vùng nông thôn còn hạn chế.

Một số khác do thói quen, tâm lý chung muốn đến thẳng cơ quan hành chính để được trực tiếp hướng dẫn, giải đáp nếu có khó khăn, vướng mắc. Ngoài ra, quy trình, thủ tục, thành phần hồ sơ không phải ai cũng hiểu, nắm rõ và thực hiện đầy đủ.

Đơn cử như trường hợp anh Vũ Xuân An, thị trấn Tam Sơn, huyện Sông Lô. Anh cho biết: “Hai vợ chồng tôi làm công nhân ở khu công nghiệp Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên gần 1 năm nay, nên muốn qua công an thị trấn để làm khai báo tạm vắng.

Ra đến đây, mới biết có thể khai báo trực tuyến, song cũng hiếm khi tôi thực hiện thủ tục này, nếu có lần sau chắc cũng không nhớ được mà thao tác, thôi cứ đến trực tiếp, được hướng dẫn cụ thể có khi lại nhanh hơn”.

Ngoài việc triển khai các dịch vụ công trực tuyến về cư trú, để hướng đến mục tiêu xây dựng chính phủ điện tử, chính phủ số, hiện nay, một số các lĩnh vực trong công tác công an cũng được đơn vị triển khai áp dụng mức triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 như: Lĩnh vực đăng ký, quản lý con dấu; lĩnh vực quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT ….

Có thể thấy rõ, việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến giúp giảm thời hạn, chi phí đi lại cho việc gửi hồ sơ và nhận kết quả của các tổ chức, cá nhân; đặc biệt là tránh được tệ nhũng nhiễu, quan liêu, phiền hà từ một bộ phận cán bộ công quyền; tăng tính công khai, minh bạch và thủ tục hành chính; nâng cao trách nhiệm, tính chuyên môn và kiến thức về công nghệ thông tin của cán bộ được phân công xử lý hồ sơ thủ tục hành chính, góp phần phát triển kinh tế xã hội.

Bên cạnh việc tiếp tục củng cố, nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ được giao trách nhiệm giải quyết TTHC tại các đơn vị trong thực hiện công tác kiểm soát TTHC trên môi trường điện tử, Công an tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền truyền đến các cấp, ngành, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn về dịch vụ công trực tuyến ngành công an đã triển khai và sẽ triển khai năm 2022 để mọi công dân nắm rõ, chủ động tiếp cận, từ đó, nâng cao chất lượng quản lý hành chính trong công tác công an cũng như giảm thiểu chi phí, công sức đi lại cho người dân.

Bài, ảnh: Khánh Linh

Ngày 22/6/2022, UBND quận Hà Đông đã ban hành Kế hoạch số 222/KH-UBND triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn quận. Theo kế hoạch, Quận phấn đấu hết năm 2025, tối thiểu 80% TTHC thuộc thẩm quyền của UBND quận và UBND các phường đủ điều kiện để cung ứng trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; 100% TTHC được xác định đủ điều kiện theo quy định pháp luật và các điều kiện kỹ thuật được cung ứng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; thêm 20% số lượng TTHC được tinh gọn, đơn giản hóa, rút ngắn thời gian và tiết giảm ít nhất 50% chi phí. Đảm bảo đến năm 2025, trên 80% TTHC cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 được tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công q​uốc gia.

Tỷ lệ người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến và thực hiện TTHC trên môi trường điện tử tối thiểu đạt 50% số với tổng số hồ sơ tiếp nhận; tối thiểu từ 80% trở lên hồ sơ giải quyết TTHC được luân chuyển trong nội bộ giữa các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, hoặc các cơ quan có liên quan được thực hiện bằng phương thức điện tử; 100% hồ sơ TTHC đã giải quyết thành công được số hóa, lưu trữ và có giá trị tái sử dụng.

Tuy nhiên, việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến hiện nay trên địa bàn Quận vẫn còn hạn chế, nhất là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4. Theo thống kê của Bộ phận Một cửa của UBND Quận, tính từ đầu năm đến ngày 15/7, tổng số hồ sơ tiếp nhận và giải quyết dịch vụ công mức độ 3, 4 cấp quận là: 4316/9074, tỷ lệ 47,56%. Tổng số hồ sơ tiếp nhận và giải quyết dịch vụ công mức độ 3, 4 cấp phường là: 9152/39193, tỷ lệ 23,35%.

Việc ứng dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 được xem là khâu quan trọng, then chốt trong tiến trình cải cách hành chính và triển khai chính phủ điện tử trên địa bàn Quận.

Sử dụng dịch vụ công trực tuyến giúp giảm thời gian, chi phí đi lại cho việc gửi hồ sơ và nhận kết quả của các tổ chức, cá nhân; tăng tính công khai, minh bạch của thủ tục hành chính; hình thành cơ sở dữ liệu, phục vụ tra cứu và xác thực hồ sơ điện tử một cách nhanh chóng; nâng cao trách nhiệm, trình độ chuyên môn và kiến thức về công nghệ thông tin của đội ngũ công chức các cơ quan hành chính nhà nước được phân công xử lý hồ sơ thủ tục hành chính, đảm bảo công khai, minh bạch hồ sơ, thủ tục, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Ngoài ra, việc gửi hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến giúp tổ chức, cá nhân có thể giao dịch 24/24 giờ trong ngày, tại bất cứ đâu có kết nối internet. Nếu trước đây muốn đăng ký thủ tục hành chính phải đến trực tiếp cơ quan nhà nước nhận phiếu theo thứ tự, chờ cán bộ tiếp nhận hồ sơ, thì nay, với phương thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, mọi việc liên quan đến thủ tục hành chính, các tổ chức, cá nhân có thể thực hiện ở nhà hay ở cơ quan, đơn vị; đồng thời, có thể theo dõi, giám sát được tình trạng giải quyết hồ sơ. Vì vậy, khi tham gia sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, các tổ chức, cá nhân tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí đi lại, chi phí văn phòng phẩm.

Trước những lợi ích thiết thực mà dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 mang lại, thiết nghĩ người dân nên tích cực tham gia thực hiện các thủ tục hành chính thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến.

Lý độ sử dụng dịch vụ công mức độ 3 mức độ 4 còn hạn chế

Dịch vụ công mức độ 1, 2, 3, 4 là gì?

Theo Thông tư 32/2017/TT-BTTTT, yêu cầu đối với các mức độ của dịch vụ công trực tuyến như sau:

1. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1

Phải cung cấp đầy đủ các thông tin cơ bản sau:

- Tên thủ tục hành chính;

- Trình tự thực hiện;

- Cách thức thực hiện;

- Thành phần, số lượng hồ sơ;

- Thời hạn giải quyết;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính;

- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: ghi rõ kết quả cuối cùng của việc thực hiện thủ tục hành chính;

- Thông tin nếu có về mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính, mẫu kết quả thực hiện thủ tục hành chính, yêu cầu, điều kiện, phí, lệ phí;

- Hình thức nhận hồ sơ, trả kết quả (trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, qua môi trường mạng);

- Văn bản quy phạm pháp luật quy định trực tiếp về thủ tục hành chính, quyết định công bố thủ tục hành chính.

2. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2

Phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:

- Cung cấp đầy đủ thông tin cơ bản như dịch vụ công trực tuyến mức độ 1;

- Cung cấp đầy đủ các biểu mẫu điện tử không tương tác và cho phép người sử dụng tải về để khai báo sử dụng;

- Hồ sơ in từ biểu mẫu điện tử không tương tác sau khi khai báo theo quy định được chấp nhận như đối với hồ sơ khai báo trên các biểu mẫu giấy thông thường.

3. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3

Phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:

- Đáp ứng các yêu cầu của dịch vụ công trực tuyến mức độ 2;

- Các biểu mẫu của dịch vụ được cung cấp đầy đủ dưới dạng biểu mẫu điện tử tương tác để người sử dụng thực hiện được việc khai báo thông tin, cung cấp các tài liệu liên quan (nếu có) dưới dạng tệp tin điện tử đính kèm và gửi hồ sơ trực tuyến tới cơ quan cung cấp dịch vụ;

- Hồ sơ hành chính điện tử được sắp xếp, tổ chức, lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của ứng dụng dịch vụ công trực tuyến để bảo đảm khả năng xử lý, tra cứu, thống kê, tổng hợp, kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu của các hệ thống ứng dụng liên quan;

- Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng;

- Việc thanh toán phí, lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan cung cấp dịch vụ hoặc qua dịch vụ bưu chính.

4. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4

Phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:

- Đáp ứng các yêu cầu của dịch vụ công trực tuyến mức độ 3;

- Cung cấp chức năng thanh toán trực tuyến để người sử dụng thực hiện được ngay việc thanh toán phí, lệ phí (nếu có) qua môi trường mạng;

- Việc trả kết quả cho người sử dụng có thể được thực hiện trực tuyến, qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp. Kết quả dưới dạng điện tử của dịch vụ công trực tuyến có giá trị pháp lý như đối với kết quả truyền thống theo quy định về kết quả điện tử của cơ quan chuyên ngành.

Việc trả kết quả trực tuyến được thực hiện theo sự thống nhất của người sử dụng và cơ quan cung cấp dịch vụ qua một hoặc nhiều hình thức sau: thông báo trên cổng thông tin điện tử có dịch vụ công trực tuyến; gửi qua chức năng trả kết quả của dịch vụ công trực tuyến; gửi qua thư điện tử của người sử dụng. Khuyến khích gửi kết quả qua các kênh giao tiếp điện tử khác như: tin nhắn trên điện thoại di động, dịch vụ trao đổi thông tin trên mạng.

Xem thêm: Dịch vụ công trực tuyến toàn trình, dịch vụ công trực tuyến một phần là gì?

Châu Thanh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .