Mẫu đơn xin xác nhận chứng chỉ

Mẫu đơn xin xác nhận bằng tốt nghiệp là gì? Mẫu đơn xin xác nhận bằng tốt nghiệp? Hướng dẫn làm Mẫu đơn xin xác nhận bằng tốt nghiệp? Một số thông tin liên quan về bằng tốt nghiệp?

Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Sau mỗi cấp học thì học sinh, sinh viên được cấp bằng tốt nghiệp để công nhận việc đã hoàn thành cấp bậc đó. Tuy nhiên trong các trường hợp cần xác nhận bằng tốt nghiệp thì cần làm gì? làm Đơn xin xác nhận bằng tốt nghiệp như thế nào?

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Mẫu đơn xin xác nhận bằng tốt nghiệp là gì?
  • 2 2. Mẫu đơn xin xác nhận bằng tốt nghiệp:
  • 3 3. Hướng dẫn làm Mẫu đơn xin xác nhận bằng tốt nghiệp:
  • 4 4. Một số thông tin liên quan về bằng tốt nghiệp:
    • 4.1 4.1. Quy định về văn bằng, chứng chỉ:
    • 4.2 4.2. Thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ:
    • 4.3 4.3. Nguyên tắc quản lý và điều kiện cấp phát văn bằng, chứng chỉ:
      • 4.3.1 4.3.1 Nguyên tắc cấp phát văn bằng, chứng chỉ:
      • 4.3.2 4.3.2 Điều kiện cấp văng bằng, chứng chỉ

Đơn xin xác nhận bằng tốt nghiệp là văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng để đề nghị chủ thể có thẩm quyền xác nhận một/một số sự việc nào đó liên quan tới bằng tốt nghiệp của một/một số cá nhân nào đó để đảm bảo những sự việc được xác nhận là đúng với thực tế.

Mẫu đơn xin xác nhận bằng tốt nghiệp là văn bản được cá nhân, tổ chức lập ra để xin được xác nhận bằng tốt nghiệp.

2. Mẫu đơn xin xác nhận bằng tốt nghiệp:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–o0o—–

……….., ngày… tháng… năm…….

ĐƠN XIN XÁC NHẬN BẲNG TỐT NGHIỆP

Kính gửi: -Trường……………….

(Hoặc chủ thể khác có thẩm quyền như Phòng Giáo dục và đào tạo,…)

Tên tôi là:………      Sinh năm:……….

Chứng minh nhân dân số:……… do CA…………. cấp ngày…/…./……

Hộ khẩu thường trú:………

Hiện đang cư trú tại:………

Số điện thoại liên hệ:……

(Nếu là tổ chức thì trình bày những thông tin sau:

Công ty…………………………

Địa chỉ trụ sở:…………………………………….

Giấy đăng ký doanh nghiệp số:……………… do Sở kế hoạch và đầu tư………… cấp ngày…/…/…..

Hotline:……………..                      Số Fax (nếu có):…………..

Người đại diện theo pháp luật:…………………………….             Sinh năm:………..

Chức vụ:…………..

Chứng minh nhân dân số:…… Do CA………. cấp ngày…/…./……

Nơi thường trú:…………

Hiện đang cư trú tại:………

Số điện thoại liên hệ:………………

Căn cứ đại diện:………………..)

Tôi xin trình bày với Quý Trường/ Quý cơ quan/Ông/Bà……. sự việc sau:

Tôi là:…………… (tư cách của bạn trong việc làm đơn, ví dụ:

Là cựu học sinh của lớp……… Năm học…………. Khóa học……… Ngành……….. Trường………………… Đã tốt nghiệp trường…………. vào………. Theo…………..)

………………

(Bạn trình bày hoàn cảnh, lý do dẫn tới việc bạn làm đơn)

Do vậy, tôi làm đơn này kính đề nghị Quý trường/ Quý cơ quan/Ông/Bà… xác nhận việc tôi đã tốt nghiệp trường vào ngày………… theo………….. với những nội dung sau:

………………

(bạn đưa ra thông tin về thông tin trên bằng tốt nghiệp mà bạn cần xác nhận)

Tôi xin cam đoan những thông tin mà tôi đã nêu trên là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về những nội dung mà tôi đã nêu trên.

Kính mong Quý công ty/ Quý cơ quan/Ông/Bà… xem xét và xác nhận nội dung trên cho tôi.

Kèm theo đơn này, tôi xin gửi kèm những văn bản, tài liệu sau:………………….. chứng minh cho tính chính xác của những thông tin tôi đã nêu trên.

Xác nhận của …

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

3. Hướng dẫn làm Mẫu đơn xin xác nhận bằng tốt nghiệp:

– Ghi đầy đủ các thông tin trong mẫu đơn trên

–  Gửi đơn lên trường Hoặc chủ thể khác có thẩm quyền như Phòng Giáo dục và đào tạo

– Người làm đơn(Ký và ghi rõ họ tên)

4. Một số thông tin liên quan về bằng tốt nghiệp:

4.1. Quy định về văn bằng, chứng chỉ:

Luật giáo dục 2019 quy định như sau về văn bằng, chứng chỉ :

Tại Điều 12. Văn bằng, chứng chỉ:

1. Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc sau khi hoàn thành chương trình giáo dục, đạt chuẩn đầu ra của trình độ tương ứng theo quy định của Luật này.

2. Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.

3. Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp hoặc cấp cho người học dự thi lấy chứng chỉ theo quy định.

4. Văn bằng, chứng chỉ do cơ sở giáo dục thuộc các loại hình và hình thức đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân cấp có giá trị pháp lý như nhau.

5. Chính phủ ban hành hệ thống văn bằng giáo dục đại học và quy định văn bằng trình độ tương đương của một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù.

Luật giáo dục quy định văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp, cấp học hoặc trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật. Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ.

4.2. Thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ:

Thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được quy định như sau:

– Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở do Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện cấp;

– Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp;

– Bằng tốt nghiệp trung cấp, Bằng tốt nghiệp cao đẳng, Bằng tốt nghiệp đại học do Hiệu trưởng nhà trường, nơi tổ chức đào tạo các trình độ tương ứng cấp; cơ sở giáo dục đại học có trường đại học thành viên thì Hiệu trưởng trường đại học thành viên cấp bằng tốt nghiệp;

– Bằng thạc sĩ do Hiệu trưởng trường đại học được phép đào tạo trình độ thạc sĩ cấp; trường hợp viện nghiên cứu khoa học được phép phối hợp với trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ thì Hiệu trưởng trường đại học cấp bằng thạc sĩ;

– Bằng tiến sĩ do Hiệu trưởng trường đại học hoặc Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ cấp.

– Chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân do người đứng đầu cơ sở giáo dục hoặc người đứng đầu tổ chức được phép cấp chứng chỉ cấp.

Ngày 29/11/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 21/2019/TT-BGDĐT về Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân (Thông tư); Theo đó, Thông tư quy định việc phân cấp và giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý văn bằng, chứng chỉ như sau:

– Bộ Giáo dục và Đào tạo thống nhất quản lý văn bằng, chứng chỉ; quy định chi tiết nội dung chính ghi trên văn bằng, phụ lục văn bằng giáo dục đại học; quy định mẫu bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân; quy định nguyên tắc in phôi, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ.

– Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; quản lý việc sử dụng phôi, cấp phát văn bằng, chứng chỉ đối với các Phòng Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý.

– Phòng Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm quản lý việc sử dụng phôi văn bằng, chứng chỉ đã được cấp theo quy định và chịu trách nhiệm về việc cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền.

– Cơ sở giáo dục đại học, cơ sở đào tạo giáo viên tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật và quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4.3. Nguyên tắc quản lý và điều kiện cấp phát văn bằng, chứng chỉ:

4.3.1 Nguyên tắc cấp phát văn bằng, chứng chỉ:

Văn bằng, chứng chỉ được quản lý thống nhất, thực hiện phân cấp quản lý cho các sở giáo dục và đào tạo, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở đào tạo giáo viên, cơ sở giáo dục đại học theo quy định tại Điều 3 của Quy chế này.

Văn bằng, chứng chỉ được cấp một lần, trừ trường hợp quy định tại Điều 18 của Quy chế này.

Nghiêm cấm mọi hành vi gian lận trong cấp phát và sử dụng văn bằng, chứng chỉ.

Bảo đảm công khai, minh bạch trong cấp phát văn bằng, chứng chỉ.

4.3.2 Điều kiện cấp văng bằng, chứng chỉ

Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của trình độ đào tạo theo quy định và hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm của người học.

Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp hoặc cấp cho người dự thi lấy chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trên đây là thông tin bài viết về Mẫu đơn xin xác nhận bằng tốt nghiệp và hướng dẫn soạn thảo đơn mới nhất, kèm theo một số quy định của pháp luật hiện hành về bằng tốt nghiệp