Mẫu quyết định nâng lương mới nhất

Như bạn trình bày: Đến ngày 19 tháng 4 năm 2016 sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Đồng nai có quyết định về việc công nhận kết quả tuyển dụng viên chức của Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú năm 2015 thì trong quyết định có nói là thời gian tính nâng lương lần sau là 1/4/2016. Như vậy  thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên đối với các ngạch và chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên là 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh tính từ thời điểm 1/4/2016

Khi nào người lao động được tăng lương? Ai có thẩm quyền quyết định trong việc tăng lương? Mẫu quyết định tăng lương mới nhất hiện hành đang được sử dụng là mẫu nào? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết Quyết định tăng lương năm 2022 dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.

Mẫu quyết định nâng lương mới nhất
Quyết định tăng lương năm 2022

Nội dung bài viết:

1. Quy định pháp luật về tăng lương như thế nào?

Hiện nay trong các văn bản pháp luật về lao động- tiền lương chỉ ghi nhận về các nguyên tắc xây dựng về thang lương, bảng lương. Theo đó về việc tăng lương sẽ do cơ quan có thẩm quyền lập thang bảng lương và nội quy của công ty về điều kiện tăng lương. Trong đó, quy định cụ thể về việc xây dựng thang lương và bảng lương như sau:

– Tùy vào tình hình sản xuất, lao động mà đưa ra các quyết định về thang lương, bảng lương đối với lao động

– Bội số thang lương là một hệ số thể hiện sự chênh lệch của mức lương về công việc, vị trí có yêu cầu trình độ kỹ thuật ở mức cao nhất so với mức lương về công việc, vị trí có yêu cầu trình độ kỹ thuật ở mức thấp nhất.

Theo đó số bậc của thang lương, bảng lương sẽ phụ thuộc vào mức độ phức tạp yêu cầu của vị trí, công việc. Nhưng phải đảm bảo khoảng cách chênh lệch của hai bậc lương liền kề ít nhất là bằng 5% – điều này khuyến khích người lao động nâng cao nghiệp vụ và trình độ chuyên môn, kinh nghiệm từ đó phát triển tài năng.

– Mức lương khởi điểm thấp nhất về công việc, chức danh phải đơn giản nhất phải đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Vào mỗi thời điểm khác nhau, Chính phủ sẽ điều chỉnh mức lương tối thiểu từng vùng để phù hợp.

Trong đó, mức lương tối thiểu vùng quy định tại điều 3 nghị định số 90/2019/NĐ-CP nêu rõ như sau:

+ Doanh nghiệp thuộc địa bàn ở vùng I mức lương tối thiểu là: 4 420 000 đồng/tháng

+ Doanh nghiệp thuộc địa bàn ở vùng II mức lương tối thiểu là:3 920 000 đồng/tháng

+ Doanh nghiệp thuộc địa bàn ở vùng III mức lương tối thiểu là: 3430 000 đồng/tháng

+ Doanh nghiệp thuộc địa bàn ở vùng IV mức lương tối thiểu là: 3 070 00 đồng/tháng

– Mức lương ít nhất về yêu cầu công việc, vị trí đã được đào tạo hoặc học nghề phải cao hơn tối thiểu là 7% so với mức của lương tối thiểu vùng

– Mức lương ít nhất về yêu cầu công việc, vị trí thuộc điều kiện làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm, nặng nhọc thì phải cao hơn tối thiểu 5%; các công việc, vị trí thuộc điều kiện làm việc trong môi trường đặc biệt độc hại, nguy hiểm, nặng nhọc phải cao hơn tối thiểu là 7% so với mức lương của công việc có vị trí công việc xử lý phức tạp với làm làm việc ở điều kiện lao động bình thường.

– Khi lập thang lương, bảng lương phải đảm bảo tiêu chí bình đẳng, không được phân biệt đối xử giới tính, màu da, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, HIV,….Đồng thời nên xây dựng một tiêu chuẩn cụ thể để nâng lương

– Định kỳ rà soát từ đó bổ sung, sửa đổi sao cho phù hợp về điều kiện của công ty và tuân thủ theo đúng quy định pháp luật.

– Thời điểm xây dựng, bổ sung, thay đổi về thang lương, bảng lương phải thực hiện tham khảo các ý kiến từ bên tổ chức đại diện tập thể của người lao động ở doanh nghiệp. Ngoài ra cần phải công bố công khai trực tiếp tại nơi làm việc người lao động sau đó mới được thực hiện thi hành, từ đó gửi lên cơ quan về quản lý nhà nước lao động ở cấp huyện tại nơi mà cơ sở sản xuất doanh nghiệp.

Nếu là công ty TNHH một thành viên nhưng do Nhà nước là chủ sở hữu thì phải thực hiện tiến hành báo cáo cho chủ sở hữu và  chủ sở hữu sẽ cho ý kiến trước thời điểm thực hiện.

Nếu là công ty mẹ thuộc tập đoàn kinh tế nhà nước hoặc công ty mẹ Tổng công ty của hạng đặc biệt phải đồng thời gửi thông báo tới Bộ lao động – thương binh và xã hội để từ đó theo dõi và giám sát.

2. Ý nghĩa của việc tăng lương là gì?

Tăng lương có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người lao động, về cơ bản tăng lương có ý nghĩa như sau:

– Giúp người lao động cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua việc tăng mức thu nhập hàng tháng;

– Tạo động lực giúp người lao động hăng hái làm việc và cống hiên hơn;

– Tăng tiền nộp thuế thu nhập cá nhân và ngân sách quốc gia về thuế;

– Tuyên dương những lao động tiên tiến thông qua việc tăng lương giúp những người lao động khác cùng cố gắng hơn nữa;

3. Thẩm quyền quyết định tăng lương?

Theo quy định tại điều 93, Bộ luật lao động năm 2019 có hiệu lực vào ngày 1/1/2021  thì với trường hợp xây dựng thang lương, bảng lương lao động – hay việc tăng lương là người sử dụng lao động phải có trách nhiệm thực hiện. Với những trường hợp lao động đặc biệt là người quản lý, nắm giữ những vị trí quan trọng, thẩm quyền ra quyết định tăng lương theo pháp luật doanh nghiệp và điều lệ công ty.

Với những người lao động thông thường sẽ do người đại diện theo pháp luật, có vị trí điều hành doanh nghiệp quyết định, thường là giám đốc, tổng giám đốc. Theo đó, khi thực hiện tiến hành xây dựng cần phải lấy ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động ở cơ sở, đồng thời phải gửi lên cơ quan quản lý nhà nước của lao động cấp huyện nơi mà cơ sở thực hiện sản xuất hoặc kinh doanh của bên phía người sử dụng lao động. Và đương nhiên khi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện tăng lương cho người lao động thì cần thực hiện soạn thảo mẫu quyết định tăng lương.

4. Khi nào công ty tăng lương cho nhân viên?

Tiền lương là một trong những quan tâm hàng đầu của người lao động bên cạnh chế độ đãi ngộ, cơ hội thăng tiến và văn hóa công ty, họ đa phần có xu hướng tìm việc lương cao để chi trả cho cuộc sống. Do đó, nếu doanh nghiệp có chính sách lương phù hợp sẽ giúp người lao động gắn bó và cống hiến lâu dài. Do đó công ty thường có chính sách tăng lương thường dựa trên một số điều kiện như:

– Tăng lương định kỳ theo thỏa thuận của công ty với người lao động;

– Tăng lương đột xuất để khen thưởng cho nhân viên;

– Xét năng lực để tăng lương,…

5. Mẫu quyết định tăng lương có danh sách kèm theo

Mẫu quyết định số 1:

TÊN ĐƠN VỊ
Số:…..CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Địa danh, ngày…tháng…năm…

QUYẾT ĐỊNH

Về việc tăng lương cho người lao động

Căn cứ tại quy chế, điều lệ của công ty……..

Căn cứ vào hợp đồng lao động với người lao động

Xét những đóng  góp của người lao động và đề nghị của trưởng phòng nhân sự

GIÁM ĐỐC CÔNG TY QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Tính từ ngày … tháng … năm… , quyết định ông (bà):…………….. Sẽ tăng lương từ:          ….. triệu đồng lên mức …..triệu đồng.

Điều 2: Bộ phận nhân sự, phòng kế toán và ông (bà): ……. Thi hành thực hiện quyết định này.

 GIÁM ĐỐC
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)  

Mẫu quyết định số 2:

CƠ QUAN……………….
CÔNG TY…………………CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————–Số: …………/QĐ – ……..………., ngày……tháng…..năm…..

QUYẾT ĐỊNH
V/v tăng lương……………………………….

Giám đốc điều hành công ty………………………

– Căn cứ quyết định số ……….v/v bổ nhiệm giám đốc điều hành, ngày………….;

– Căn cứ bản chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của giám đốc điều hành số………………

– Căn cứ quy chế lương của công ty.

– Căn cứ hợp đồng lao động số ….., ngày …. tháng …. năm ….;

– Căn cứ những đóng góp thực tế của Ông/Bà ……………. đối với sự phát triển của Công ty

– Xét đề nghị của Trưởng phòng HCNS

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Kể từ ngày …….. tháng ……… năm ……., mức lương của Ông/Bà ………… sẽ là: ……….. (Bằng chữ).

Điều 2: Các ông/bà Phòng Nhân sự, Phòng Tài chính Kế toán và Ông/Bà……. căn cứ quyết định thi hành.

Nơi nhận:TỔNG GIÁM ĐỐC
Như Điều 2
Lưu HS, HCCÔNG TY…………………
Giám đốc điều hành

6. Hướng dẫn soạn quyết định tăng lương như thế nào?

Khách hàng chú ý với mẫu quyết định tăng lương mà chúng tôi vừa cung cấp Khách hàng có thể sử dụng với doanh nghiệp của mình, song khi thực hiện chú ý đầy đủ các nội dung về:

– Mục tên công ty ghi rõ tên công ty như trên giấy đăng ký kinh doanh

– Về mức lương ghi rõ mức lương bằng chữ, số và ngày tháng bắt đầu áp dụng quyết định này.

– Ký và xác nhận rõ họ và tên của giám đốc kèm đóng dấu.

7. Những câu hỏi thường gặp

7.1 Quyết định tăng lương được viết khi nào?

Mẫu quyết định tăng lương được sử dụng khi xét thấy năng lực và thâm niên làm việc của nhân viên đã đạt được mức độ nào đó hay có thành tích xuất sắc trong công việc.

7.2 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về Quyết định tăng lương không?

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về Quyết định tăng lương uy tín, trọn gói cho khách hàng.

7.3 Công ty Luật ACC có hướng dẫn viết tờ Quyết định tăng lương cho khách hàng sử dụng dịch vụ không?

Là đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng, Công ty Luật ACC với kinh nghiệm gặp gỡ, làm việc với cá nhân, doanh nghiệp luôn là sự lựa chọn chính xác cho những khách hàng cần tư vấn pháp lý. Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện công việc khách hàng yêu cầu một cách nhanh chóng, hiệu quả, chi phí phải chăng, đáp ứng hoàn hảo nhất mong muốn của khách hàng.

7.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về Quyết định tăng lương của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi Quyết định tăng lương năm 2022 mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ: