Một trận thi đấu kumite đồng đội nữ bình thường có bao nhiêu vận động viên

Các vận động viên thi đấu nội dung kata đồng đội nam. [Ảnh: TTXVN]

Ngày 23/9, tại Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao tỉnh Ninh Bình, Tổng cục Thể dục Thể thao [Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch] phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ khai mạc Giải vô địch karate quốc gia lần thứ 29 - năm 2019.

Giải quy tụ gần 300 vận động viên thuộc 34 đoàn đến từ các tỉnh, thành, ngành trên toàn quốc. Các vận động viên tranh tài ở các nội dung kata đồng đội nam, nữ; kata cá nhân nam, nữ; kumite đồng đội nam, kumite cá nhân nam, nữ với nhiều hạng cân.

Vô địch karate quốc gia lần thứ 29 được coi là giải đấu quan trọng nhất trong năm của môn karate, được tổ chức thường niên, nằm trong hệ thống thi đấu quốc gia. Giải có sự tham gia của các võ sỹ hàng đầu Việt Nam nên dự báo tính cạnh tranh về chuyên môn rất khốc liệt, hấp dẫn.

Giải đấu sẽ thúc đẩy việc tập luyện karate trong thanh thiếu niên, phát hiện và tuyển chọn vận động viên trẻ xuất sắc, chuẩn bị lực lượng kế cận cho các kỳ Sea Games, Asiad và Olympic sắp tới.

Ngoài ra, giải cũng là cơ hội để các vận động viên karate trên toàn quốc, đặc biệt là vận động viên trẻ thi đấu cọ xát, nâng cao kỹ năng, trình độ thi đấu; đồng thời là dịp kiểm tra, đánh giá năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ huấn luyện viên, trọng tài, cán bộ quản lý trong công tác huấn luyện và tổ chức thi đấu.

Giải sẽ diễn ra đến ngày 27/9.

Theo TTXVN

Tin liên quan

Ngày 8/3, tại Trung tâm Huấn luyện và thi đấu TDTT tỉnh đã diễn ra các trận thi đấu môn võ Karate trong khuôn khổ Đại hội TDTT tỉnh lần thứ VII.

Võ sỹ tham gia thi đấu môn võ Karate trong khuôn khổ Đại hội TDTT tỉnh lần thứ VII.

Môn võ Karate Đại hội TDTT tỉnh lần thứ VII thu hút sự tham gia tranh tài của 68 vận động viên, trong đó có 43 vận động nam, 25 vận động viên nữ thuộc 8 đoàn tuyển của các huyện, thành phố, ngành Giáo dục và Đào tạo trong toàn tỉnh.

Các võ sỹ tham gia thi đấu tranh 12 bộ huy chương bao gồm nhiều nội dung thi đấu: kata cá nhân nam, kata cá nhân nữ, kata đồng đội nam, kata đồng đội nữ; kumite [đối kháng] nam, nữ chia làm nhiều hạng cân. Các hạng cân nam 55kg, 60kg, 65kg, trên 65kg. Các hạng cân nữ: 44kg, 48kg, 56kg, trên 56kg... 

Sau một ngày thi đấu với sự cạnh tranh gây cấn giữa các võ sỹ của các đoàn tuyển đến từ nhiều câu lạc bộ thuộc các địa phương, cơ sở, các ngành, giải đã chính thức khép lại. Ban tổ chức đã trao nhiều phần thưởng cho các nội dung thi đấu.

Về nội dung Kata [quyền biểu diễn] giải nhất quyền cá nhân nam Phạm Trường Giang [Kim Sơn], giải nhất quyền cá nhân nữ Lê Nguyễn Thu Hà [Gia Viễn], giải nhất quyền đồng đội nữ huyện Yên Mô, giải nhất quyền đồng đội nam huyện Hoa Lư. 

Nội dung Đối kháng [kumite] nam: giải nhất hạng 55kg Vũ Quang Anh [Tam Điệp], hạng 60kg giải nhất Trịnh Tuấn Anh [Tam Điệp], hạng 65kg giải nhất Phạm Văn Đỉnh [Nho Quan], hạng trên 65kg giải nhất Tạ Văn Thắng [Kim Sơn].

 Nội dung Đối kháng nữ: hạng cân 44kg giải nhất Trần Thị Thu Hương [Sở Giáo dục và Đào tạo], hạng cân 48kg nhất Nguyễn Thị Lan [Yên Mô], hạng cân 56kg nhất Vũ Thị Lý [Sở Giáo dục và Đào tạo], hạng cân trên 56kg nhất Đoàn Thanh Huyền [Yên Khánh].

 Karate là môn thể thao có mức độ phổ biến cao được nhiều người dân trong tỉnh lựa chọn tập luyện. Từ thể thao phong trào đã xuất hiện nhiều nhân tố năng khiếu giúp bổ sung cho đội tuyển Karate tập luyện và thi đấu đỉnh cao. 

Việc tổ chức môn Karate trong Đại hội TDTT tỉnh lần thứ VII một lần nữa khẳng định sự phát triển sâu rộng và có chất lượng của phong trào Karate tại Ninh Bình. Tại kỳ SEA Games 31 lần này, Ninh Bình được lựa chọn đăng cai tổ chức thi đấu môn Karate của Đại hội thể thao Đông Nam Á. 

Phương Nam- Minh Quang 

Báo Võ Thuật Baovothuat HCM - Digital Marketing

Luật Thi Đấu Kumite - Thuật Ngữ Karate: Luật được áp dụng trong thi đấu kumite karate sẽ được cập nhật mới nhất, bổ sung kiến thức về luật thi đấu kumite kịp thời cho các bạn đam mê karate.

Báo võ thuật giới thiệu tới các bạn thuật ngữ, ngữ nghĩa và giải thích chi tiết dưới đây, kèm theo hình minh họa.

Thuật Ngữ Ngữ Nghĩa Ghi Chú
Shohu Hajime Bắt đầu trận đấu hay lượt đấu - Sau khi hô, trọng tài chính sẽ lùi lại sau một bước.
Senshu Luật ưu tiên áp dụng năm 2017

- Được tính cho vđv ghi điểm trước. Trường hợp kết thúc trận đấu, 2 vđv có kết quả bằng nhau, thì vđv có senshu dành chiến thắng

- 15 giây cuối, vđv có senshu phạm lỗi, thi sẽ bị xóa Ưu Tiên [Senshu]

Atoshi Baraku Thông báo  thời gian sắp hết, còn 15 giây - Tín hiệu sẽ được báo khi trận đấu còn 15 giây,
trọng tài chính sẽ hô "Atoshi Baraku".
Yame Dừng lại - Tạm dừng hay kết thúc trận đấu. Trọng tài sẽ thực hiện động tác
đánh thẳng tay theo hướng từ trên ra trước.
Moto No Ichi Vị trí ban đầu - Cả 2 vận động viên và trọng tài chính trở về vị trí ban đầu.
Tsuzukete Tiếp tục trận đấu - Lệnh nhắc nhở tiếp tục thi đấu khi trận đấu đang diễn ra, mà hai vận động viện ngừng thi đấu.
Tsuzukete Hajime Tiếp tục thi đấu - bắt đầu - Khi trận đậu bị dừng lại, muốn trận đấu được tiếp tục, trong tài chính sẽ hô tsuzuki hajime
Shugo Gọi trọng tài phụ - TTC gọi các TTP khi kết thúc trận đấu, hoặc lượt đấu,
hoặc hội ý về hình phạt Shikkaku.
Hantei Biểu quyết - Khi trận đấu không có kết quả, trọng tài sẽ hô "Hantei".Sau tiếng còi, TTP đưa ra quyết định bằng hiệu lệnh cờ.

TTC sẽ ra khuyết định dựa trên kết quả của 4 TTP.

Hikiwake Hòa - Trong trường hợp hòa, TTC sẽ chéo tay về phía trước,
rồi mở 2 tay sang 2 bên, lòng bàn tay về phía trước.
No Kachi VDV đai đỏ [xanh] thắng cuộc - TTC đưa tay chếch lên trên về phía VDV thắng cuộc "No Kachi".
Ippon VDV đai đỏ [xanh] ghi 3 điểm - TTC đưa tay chếch lên trên 45 [độ] về phía VDV ghi điểm.
Waza-Ari VDV đai đỏ [xanh] ghi 2 điểm - TTC đưa tay sang ngang [tầm ngang vai] về phía VDV ghi điểm.
Yuko VDV đai đỏ [xanh] ghi 1 điểm - TTC đưa tay chếch xuống dưới 45 [độ] về phía VDV ghi điểm.
Chukoku Cảnh cáo - Cảnh báo lỗi C1 hoặc C2
Keikoku Cảnh cáo - Cảnh báo lỗi C1 hoặc C2. TTC chỉ ngón tay trỏ chếch xuống dưới 45 [độ]
về VDV phạm lỗi.
Hansoku - Chui Cảnh cáo truất quyền thi đấu Cảnh báo lỗi C1 hoặc C2. TTC chỉ ngón tay trỏ ngang [tầm trung] thẳng về VDV phạm lỗi
Hansoku Truất quyền thi đấu - Cảnh báo lỗi C1 hoặc C2. TTC chỉ ngón tay trỏ chếch lên trên 45 [độ] ra ngoài, bên VDV phạm lỗi và tuyên bố đối phương thắng cuộc.
Jogai Ra ngoài thảm thi đấu mà không do đối phương gây ra - TTC chỉ ngón tay trỏ về phía VDV phạm lỗi để chỉ cho các TTP thấy rằng VDV này ra khỏi thảm.
Shikkaku  Truất quyền thi đấu " rời khỏi thảm" - TTC chỉ ngón tay trỏ chếch lên trên 45 [độ], thẳng về VDV phạm lỗi.Sau đó chỉ ra ngoài, phía sau đồng thời công bố VDV phạm lỗi "Aka[Ao] Shikkaku".

Sau đó TTC tuyên bố VDV đối phương thắng cuộc.

Kiken Bỏ cuộc - TTC chỉ ngón tay trỏ chếch xuống dưới 45 [độ] về phía vạch xuất phát của VDV.
Mobobi Tự gây nguy hiểm - TTC đưa tay chạm vào mặt mình, sau đó đưa đi đưa lại để báo cho TTP biết rằng VDV đang tự gây nguy hiểm cho chính mình

LUẬT THI ĐẤU KATA VÀ KUMITE WKF - HIỆU LỰC TỪ 1.1.2018

11.02.2018 19:45

Biên dịch từ tài liệu gốc theo link//www.wkf.net/pdf/WKFCompetitionRules2018.pdfKata and Kumite Competition Rules

Người dịch: Nidan Hồ Nguyên Huy

ĐIỀU 1: THẢM THI ĐẤU KUMITE

1.1. Thảm thi đấu phải bằng phẳng và không có chướng ngại.

1.2. Thảm đấu hình vuông, loại đã được WKF phê duyệt, chiều dài mỗi cạnh là 8m [đo từ mép ngoài của vạch] và cộng thêm 1m về các phía, đó là khu vực an toàn. Như vậy sẽ có một khu vực an toàn rõ ràng là hai mét mỗi bên. Khi thảm thi đấu nâng lên [cao] được sử dụng, khu vực an toàn sẽ được cộng thêm một [1] mét mỗi bên.

1.3. Có 2 phần thảm lật ngược với mặt màu đỏ đặt lên phía trên và cách tâm thảm đấu 1m là vị trí dành cho 2 vận động viên [VĐV]. Khi bắt đầu hoặc tiếp tục trận đấu, 2 VĐV sẽ đứng tại tâm thảm đấu và đối diện nhau.

1.4. Trọng tài chính [TTC] đứng làm trung tâm, giữa vị trí 2 đấu thủ và đối mặt với 2 đấu thủ ở khoảng cách 2 m tính từ khu vực an toàn.

1.5. Các trọng tài phụ [TTP] ngồi ở các góc và trong khu vực an toàn. TTC có thể di chuyển xung quanh thảm thi đấu, bao gồm cả khu vực an toàn mà các TTP ngồi. Mỗi TTP được trang bị 1 cờ đỏ và 1 cờ xanh.

1.6. Trọng tài giám sát [Kansa] ngồi ở 1 bàn nhỏ ngay bên ngoài khu vực an toàn, ở phía sau bên trái hoặc bên phải của TTC. Trọng tài này sẽ được trang bị 1 cờ đỏ hoặc biển hiệu và còi.

1.7. Trọng tài giám sát điểm ngồi ở bàn tính điểm chính thức [bàn thư ký] và ở giữa Trọng tài ghi điểm và Trọng tài bấm giờ.

1.8. Huấn luyện viên sẽ ngồi ngoài khu vực an toàn, ở phía tương ứng của họ tại mép của thảm đấu và đối diện với bàn thư ký. Trường hợp diện tích thảm đấu được nâng lên, các huấn luyện viên sẽ ngồi bên ngoài vùng được nâng.

1.9. Đường viền 1m bao bọc quanh thảm phải là màu khác so với phần còn lại của thảm.

* Ghi chú: Xem thêm PHỤ LỤC 5: SƠ ĐỒ THẢM THI ĐẤU KUMITE

Giải thích:

1. Tuyệt đối không được có tấm ngăn, biển, cột quảng cáo..., trong vòng 1m bên ngoài khu vực an toàn của thảm đấu.

2. Thảm sử dụng ở mặt tiếp xúc với sàn đấu không được trơn nhưng ở mặt trên của thảm phải có độ ma sát thấp. TTC phải chắc chắn rằng các phần ghép của thảm không bị xê dịch trong quá trình thi đấu, vì các khe hở có thể gây chấn thương và cản trở VĐV. Mẫu thiết kế phải được Liên đoàn Karate thế giới [WKF] công nhận.

ĐIỀU 2: TRANG PHỤC CHÍNH THỨC

2.1. Các VĐV và HLV phải mặc trang phục chính thức theo quy định dưới đây.

2.2. Hội đồng trọng tài [HĐTT] có thể tước quyền bất cứ thành viên hoặc VĐV nào không tuân thủ theo quy định.

2.2.1 Đối với trọng tài:

2.2.1.1. TTC và TTP phải mặc đồng phục chính thức do HĐTT qui định. Đồng phục này được mặc trong suốt cả giải và các buổi tập huấn.

2.2.1.2. Đồng phục chính thức được quy định như sau:

- Áo vét màu xanh đậm.

- Áo sơ mi trắng cộc tay.

- Cà vạt không được gắn kẹp cài.

- Dùng dây treo còi màu trắng.

- Quần âu màu ghi sáng không gấp nếp ở gấu. [Phụ lục 9]

- Tất màu xanh đậm hay màu đen đi với giầy "lười" màu đen dùng trên thảm đấu.

- TTC hoặc TTP là nữ có thể được dùng cặp tóc hoặc khăn trùm đầu vì lý do tôn giáo và phải là loại được WKF chấp nhận.Có thể đeo bông tai.

- TTC và TTP có thể đeo nhẫn kết hôn.

2.2.1.3. Đối với Thế vận hội, Thế vận hội Trẻ, giải Lục địa và các sự kiện đa thể thao khác, khi đồng phục của trọng tài phụ thuộc vào điều kiện cam kết [ LOC] với đơn vị tổ chức, thì đồng phục chính thức cho tổ Trọng tài có thể được thay thế bằng đồng phục chung nhưng văn bản yêu cầu phải được gửi đến WKF bởi người tổ chức sự kiện và được sự chấp thuận của WKF.

2.2.2. Đối với VĐV:

2.2.2.1. Các VĐV phải mặc võ phục màu trắng không có kẻ sọc, đường viền hoặc hình thêu cá nhân ngoại trừ các trường hợp đặc biệt được sự chấp nhận của ban chấp hành WKF, chỉ có biểu tượng hoặc cờ quốc gia của VĐV nằm ở ngực trái của áo và kích thước tổng thể không vượt quá 12cm x 8cm [xem Phụ lục 7]. Chỉ có các nhãn mác của nhà sản xuất mới được có trên áo. Ngoài ra, số hiệu nhận biết do Ban tổ chức cung cấp phải được đeo ở mặt sau của áo. Một VĐV thắt đai đỏ thì VĐV còn lại phải thắt đai xanh. Đai đỏ và đai xanh phải có bề ngang rộng 5cm và có độ dài mỗi bên đai là 15 cm tính từ đầu đến nút thắt đai nhưng không được dài quá 3/4 chiều dài đùi. Đai phải là một màu đỏ hoặc xanh đồng nhất, không có hình thêu cá nhân, quảng cáo hay dấu hiệu khác với nhãn hiệu thông thường của nhà sản xuất.

2.2.2.2. Bất kể phần 2.2.2.1 nêu trên, Ban chấp hành vẫn có thể cho phép đeo mác hoặc nhãn hiệu của nhà tài trợ.

2.2.2.3. Áo của VĐV khi thắt chặt đai quanh thắt lưng phải có độ dài tối thiểu đủ để che được phần hông nhưng không được dài quá 3/4 đùi. Đối với VĐV nữ có thể được mặc áo phông trắng bên trong áo thi đấu. Dây buộc áo phải được buộc. Áo không có dây buộc không được phép sử dụng.

2.2.2.4. Chiều dài tối đa của tay áo không được dài quá  cổ tay và không được ngắn hơn nửa cẳng tay. Tay áo không được xắn lên. Áo phải được giữ ngay ngắn bởi các dây buộc ngay từ thời điểm bắt đầu trận đấu. Trong trường hợp các dây buộc bị đứt  khi thi đấu, VĐV không cần phải đổi áo.   

2.2.2.5. Quần thi đấu phải đủ dài để che được ít nhất 2/3 cẳng chân và không được chùm mắt cá chân. Ống quần không được xắn lên.

2.2.2.6. Các VĐV phải để tóc gọn gàng, cắt ngắn để không vướng khi thi đấu. Hachimaki [băng quấn đầu] không được phép sử dụng. Nếu như TTC nhận thấy VĐV nào tóc quá dài hay không sạch sẽ, TTC có quyền truất quyền thi đấu của VĐV đó. Cấm đeo trâm cài tóc và cặp tóc bằng kim loại. Cấm sử dụng ruy băng, chuỗi hạt và các vật trang trí khác. Một hay hai dải băng chun buộc tóc kiểu đuôi ngựa đơn được cho phép.

2.2.2.7. VĐV nữ có thể dùng khăn trùm đầu vì lý do tôn giáo và phải là loại được WKF chấp nhận: Khăn trùm đầu bằng vải đen và không bao cổ họng.

2.2.2.8. Các VĐV phải cắt ngắn móng tay và không đeo đồ kim loại hay các vật khác mà có thể gây thương tích cho đối phương. Việc sử dụng niềng răng bằng kim loại phải được sự đồng ý của TTC và bác sĩ của giải đấu. VĐV phải chịu hoàn toàn bất kỳ chấn thương nào xảy ra đối với bản thân.

2.2.2.9. Những trang bị bảo vệ sau đây là bắt buộc.

2.2.2.9.1. WKF công nhận găng tiêu chuẩn dùng cho thi đấu, một đấu thủ đeo găng đỏ và đấu thủ kia đeo găng xanh.

2.2.2.9.2. Bảo vệ răng.

2.2.2.9.3. WKF chấp nhận mặc giáp [cho tất cả các VĐV] và bảo vệ ngực đối với VĐV nữ.

2.2.2.9.4. Bảo vệ cẳng chân theo tiêu chuẩn WKF, một đấu thủ đeo màu đỏ và đấu thủ kia đeo màu xanh.

2.2.2.9.5. Bảo vệ bàn chân theo tiêu chuẩn WKF, một đấu thủ đeo màu đỏ và đấu thủ kia đeo màu xanh.

Bảo vệ hạ bộ không bắt buộc. Nếu dùng phải là loại được duyệt bởi WKF.

2.2.2.10. Không sử dụng kính đeo mắt. Có thể đeo kính áp tròng nhưng VĐV phải tự chịu trách nhiệm về sự rủi ro cho bản thân.

2.2.2.11. Cấm sử dụng đồ trang sức, quần áo hay trang bị không được phép.

2.2.2.12. Tất cả các trang bị bảo vệ phải được WKF công nhận.

2.2.2.13. Nhiệm vụ của trọng tài giám sát là phải đảm bảo rằng trước mỗi vòng đấu hay trận đấu các VĐV phải mặc đúng trang bị được phê duyệt. [Trong trường hợp tại giải vô địch châu lục, quốc tế hay quốc gia, các thiết bị được phê duyệt bởi WKF phải được chấp nhận không thể từ chối].

2.2.2.14. Việc sử dụng băng gạc, miếng bịt hay các vật trợ giúp do chấn thương phải được sự đồng ý của TTC dựa vào ý kiến bác sĩ của giải.

2.2.3 Đối với huấn luyện viên:

Trong suốt thời gian diễn ra giải đấu, HLV sẽ mặc quần áo thể thao của liên đoàn quốc gia họ và đeo thẻ HLV. Ngoại trừtại các trận đấu tranh huy chươngchính thức của WKF, HLV nam cần phải mặc một bộ đồ đen, áo sơ mi và cà vạt - trong khi HLV nữ có thể chọn mặc áo đầm, đồ tây hay một sự kết hợp của áo khoác và váy màu tối. HLV nữ có thể dùng khăn trùm đầu vì lý do tôn giáo và phải là loại được WKF chấp nhận giống như TTC và TTP.

Giải thích:

1. Các VĐV chỉ được đeo 1 đai, đai đỏ là AKA và đai xanh là AO. Đai chỉ trình độ của VĐV không được phép đeo trong khi thi đấu.

2. Bảo vệ răng phải khít hàm.

3. Nếu VĐV vào thảm thi đấu mà ăn mặc không hợp lệ, VĐV này không bị truất quyền ngay, thay vào đó sẽ được cho một phút để sửa sang lại trang phục.

4. Nếu HĐTT đồng ý, các trọng tài có thể được phép cởi áo vét.

ĐIỀU 3: TỔ CHỨC THI ĐẤU KUMITE

3.1. Một giải thi đấu karate có thể bao gồm thi đấu Kumite và / hoặc thi đấu Kata. Thi đấu Kumite có thể chia thành thi đấu đồng đội [match] và thi đấu cá nhân [bout]. Thi đấu cá nhân có thể chia ra theo các độ tuổi và hạng cân. Các hạng cân được chia ra theo các trận đấu. Thuật ngữ "trận đấu [đơn] - bout" còn là chỉ thi đấu Kumite cá nhân giữa từng cặp đối kháng.

3.2. Hệ thống đấu loại với hình thức đấu vớt [repechage] sẽ được áp dụng nếu không phải là giải đấu đặc biệt. Khi hệ thống đấu bảng [round-robin] được sử dụng, nó sẽ tuân theo cấu trúc được mô tả trong phục lục 14: VÍ DỤ VỀ ĐẤU BẢNG.

3.3. Thủ tục cân đo được quy định trong phụ lục 13: THỦ TỤC CÂN ĐO

3.4. Trong thi đấu cá nhân không được phép thay VĐV khác sau khi đã nộp danh sách.

3.5. VĐV tham gia nội dung cá nhân hay đồng đội mà không có mặt khi được gọi thì sẽ bị truất quyền thi đấu [KIKEN] ở nội dung đó. Trong thi đấu đồng đội tỷ số cho lượt đấu không diễn ra sẽ được tính 8-0 nghiêng về đội khác. Truất quyền thi đấu bởi KIKEN có nghĩa là các VĐV sẽ bị loại ở nội dung đó, mặc dù nó không ảnh hưởng đến sự tham gia ở nội dung khác.

3.6. Đồng đội nam gồm 7 VĐV với 5 người thi đấu chính trong 1 vòng đấu. Đồng đội nữ gồm 4 VĐV với 3 người thi đấu chính thức trong 1 vòng đấu.

3.7. Các VĐV đều là thành viên của một đội. Không cố định VĐV dự bị.

Trước mỗi trận đấu, đại diện mỗi đội phải nộp lên bàn thư ký một bản danh sách chính thức ghi rõ họ tên và thứ tự thi đấu của các thành viên trong đội. Các VĐV được lựa chọn từ đội 7 người, hay 4 người, và thứ tự thi đấu của họ có thể được thay đổi ở mỗi vòng đấu, miễn sao thứ tự thi đấu mới phải được thông báo trước mỗi vòng đấu, nhưng một khi đã được thông báo rồi thì không được thay đổi cho đến khi vòng đấu kết thúc.

Một đội sẽ bị truất quyền thi đấu [SHIKKAKU] nếu như bất kỳ thành viên nào hoặc HLV của đội thay đổi thành phần đội hoặc thứ tự thi đấu mà không được đăng ký bằng văn bản trước khi vòng đầu diễn ra.

Trong thi đấu đồng đội, một VĐV bị thua khi nhận hình phạt Hansoku hoặc Shikkaku, bất cứ điểm nào mà VĐV bị truất quyền có được sẽ tính bằng 0 và tỷ số cho trận đấu này sẽ được tính 8-0 nghiêng về đội khác.

Giải thích:

1. Một “vòng đấu” là từng giai đoạn riêng biệt của giải nhằm để cuối cùng xác định ai được vào chung kết. Trong vòng đấu loại đầu tiên sẽ loại ra 50% VĐV tính cả những VĐV được ưu tiên. Điều này có nghĩa vòng đấu được xem như tương đương với 1 giai đoạn đấu loại hay là đấu vớt [repechage]. Thi đấu bằng cách loại trực tiếp [round robin] có nghĩa là trong 1 vòng đấu tất cả các VĐV sẽ phải đấu 1 trận với các VĐV còn lại.

2. Nhớ rằng thuật ngữ “Một trận đấu đơn [bout]” được hiểu là một trận đấu cá nhân giữa 2 VĐV. Trong khi đó “Một trận đấu đội [match]” hiểu là tổng số tất cả các trận đấu giữa các thành viên của hai đội.

3. Việc sử dụng  tên gọi của VĐV có thể gây  khó khăn trong việc phát âm và nhận dạng. Do đó các số đeo của giải sẽ được phát và sử dụng.

4. Khi xếp hàng trước trận đấu, mỗi đội sẽ cử ra các VĐV chính thức cho vòng đấu đó. Những VĐV dự bị và HLV không được tính và sẽ ngồi ở khu vực dành riêng cho họ.

5. Để tham dự thi đấu, các đội nam phải có mặt ít nhất 3 VĐV và các đội nữ ít nhất có 2 VĐV tham gia. Đội nào có ít hơn số lượng VĐV theo quy định sẽ bị tước quyền thi đấu [Kiken].

6. Khi công bố truất quyền thi đấu bởi KIKEN trọng tài sẽ báo hiệu bằng cách chỉ ngón tay về phía của VĐV hoặc đội vắng mặt, hô ” Aka / Ao No Kiken ", sau đó hô “Aka/Ao no Kachi” và ra tín hiệu Kachi [thắng] cho đối thủ.

7. Bản đăng ký thứ tự thi đấu do HLV hoặc 1 VĐV trong đội được chỉ định nộp. Nếu HLV nộp thì phải có chức danh rõ ràng, nếu không có thể bị từ chối. Bản đăng ký phải bao gồm tên quốc gia hay câu lạc bộ, màu đai được phát cho đội trong trận đấu đó và thứ tự thi đấu của các thành viên trong đội. Phải bao gồm cả tên và số đeo của các VĐV cùng chữ ký do HLV hay người được chỉ định.

8. Các HLV phải xuất trình giấy chứng nhận của họ cùng với các VĐV hoặc đội của mình tới bàn thư ký. Huấn luyện viên phải ngồi ở ghế được cung cấp và không được can thiệp vào hoạt động trơn tru của trận đấu bằng lời nói hay hành động.

9. Nếu có sai sót trong khi lập bản đăng ký, một VĐV không đúng lượt lên thi đấu thì không cần biết kết quả trận đấu thế nào, trận đấu này sẽ bị coi là không hợp lệ và bị huỷ bỏ. Để tránh những sai sót như vậy, VĐV thắng của mỗi trận đấu phải đến bàn điều hành ký xác nhận chiến thắng trước khi rời thảm đấu.

ĐIỀU 4: TỔ TRỌNG TÀI

4.1. Tổ trọng tài bao gồm 1 trọng tài chính [Shushin], 4 trọng tài phụ [Fukushin] và 1 trọng tài giám sát [Kansa].

4.2. Trọng tài chính, phụ và trọng tài giám sátcủa 1 trận đấu Kumite không được có

quốc tịch trùng, hoặc cùng một Liên đoàn Quốc giavới các VĐV đấu trong trận đó.

4.3. Triển khai TTC,TTP và phân bổ thành viên tổ trọng tài

- Ở vòng đấu loại, để thuận tiện thư kí HĐTT sẽ nhờ kỹ thuật viên hệ thống phần mềm hiển thị danh sách TTC và TTP của mỗi sàn đấu lên hệ thống bản điện tử. Danh sách này được thư kí HĐTT thực hiện mỗi lần sau khi trận đấu của các VĐV kết thúc và cuối cuộc họp của các TT. Danh sách này sẽ chỉ bao gồm  các TT có mặt tại cuộc họp và phải tuân theo tiêu chí đã đề ra ở trên. Sau cuộc họp, kỹ thuật viên sẽ nhập danh sách vào hệ thống. 4 TTP, 1 TTC và 1 TTGS [KANSA] thuộc mỗi sàn đấu sẽ được triển khai thành 1 tổ trọng tài cho mỗi trận đấu một cách ngẫu nhiên.

- Ở các trận tranh huy chương, trọng tài trưởng sàn [TTTS] sẽ nộp danh sách cho chủ tịch [tổng thư kí] HĐTT và thư kí HĐTT danh sách 8 thành viên từ sàn của họ sau khi trận thi đấu cuối cùng tại vòng đấu loại kết thúc. Khi danh sách đã được chủ tịch HĐTT thông qua, nó sẽ được kỹ thuật viên phần mềm nhập vào hệ thống. Hệ thống sẽ chọn và triển khai ngẫu nhiên thành 1 tổ trọng tài mà trong đó chỉ lấy từ 5 trong số 8 thành viên từ mỗi sàn.

4.4. Ngoài ra, để các trận đấu hoặc vòng đấu diễn ra 1 cách thuận lợi sẽ có thêm 2 TTTS, 1 trợ lý TTTS, 1 giám sát ghi điểm và 2 người ghi điểm được chỉ định. Ngoại lệ chỉ có ở các sự kiện Olympic khi đó chỉ có 1 TTTS.

Giải thích:

1. Khi bắt đầu trận đấu Kumite, TTC đứng ngoài mép của thảm đấu. Đứng bên trái TTC là TTP số 1 và 2, bên phải là TTP số 3 và 4.

2. Sau khi nghi thức cúi chào nhau của các VĐV và tổ trọng tài, TTC lùi một bước, các TTC và TTP quay vào trong và cúi chào nhau sau đó tất cả về vị trí của mình.

3. Khi thay đổi tổ trọng tài, tổ trọng tài cũ ngoại trừ trọng tài giám sát [TTGS], về vị trí như ban đầu của trận đấu, cúi chào nhau, rồi cùng rời khỏi khu vực thi đấu.

4. Khi thay đổi một TTP, TTP mới bước đến chỗ trọng tài cũ, cùng cúi chào và đổi vị trí.

5. Trong các trận thi đấu đồng đội các trọng tài cần thiết phải có trình độ tương đương, vị trí của TTC và TTP có thể xoay vòng giữa các lượt đấu.

ĐIỀU 5: THỜI GIAN CỦA TRẬN ĐẤU

5.1. Thời gian của trận đấu Kumite được quy định là 3 phút đối với kumite nam thanh niên [cả đồng đội và cá nhân] và 2 phút đối với trận đấu dành cho nữ. Dưới 21 tuổi là 3 phút đối với nam và 2 phút đối với nữ. Lứa tuổi thiếu niên và trẻ là 2 phút.

5.2. Thời gian của trận đấu bắt đầu khi TTC ra hiệu bắt đầu, và dừng lại giữa chừng khi TTC hô "YAME".

5.3. Trọng tài bấm giờ sẽ ra hiệu bằng tiếng cồng hoặc chuông, để báo còn “15 giây nữa” hay “hết giờ”. Tín hiệu “hết giờ” sẽ báo kết thúc trận đấu.

5.4. Thời gian VĐV được nghỉ ngơi giữa các trận đấu bằng thời gian tiêu chuẩn của một trận đấu. Ngoại trừ trường hợp phải thay đổi màu trang phục thì thời gian được kéo dài đến 5 phút.

ĐIỀU 6: GHI ĐIỂM

6.1. Điểm ghi được sẽ bao gồm như sau:

a. IPPON: 3 điểm

b. WAZA-ARI: 2 điểm

c. YUKO: 1 điểm

6.2. Điểm được tính khi một kỹ thuật được thực hiện theo những tiêu chuẩn sau vào vùng ăn điểm:

a. Đòn thế đẹp

b. Tinh thần thể thao

c. Mạnh [có lực]

d. Ý thức phòng thủ [Zanshin]

e. Đúng thời điểm

f. Cự ly chuẩn

6.3. IPPON được dành cho những kỹ thuật sau:

     a. Các đòn đá Jodan

     b. Bất kỳ kỹ thuật ghi điểm nào được thực hiện khi đối thủ bị quật hoặc ngã.

6.4. WAZA-ARI được dành cho những kỹ thuật sau:

    a. Các đòn đá Chudan

6.5. YUKO được dành cho những kỹ thuật sau:

    a. Chudan hoặc Jodan Tsuki

    b. Chudan hoặc Jodan Uchi

6.6. Các đòn tấn công được giới hạn trong các vùng sau:

    a. Đầu

    b. Mặt

    c. Cổ

    d. Bụng

    e. Ngực

    f. Lưng

    g. Lườn

6.7. Một kỹ thuật ăn điểm được thực hiện vào đúng lúc có hiệu lệnh kết thúc trận đấu thì được coi là có giá trị. Một kỹ thuật cho dù có hiệu quả mà được thực hiện sau khi có lệnh tạm dừng hoặc chấm dứt trận đấu sẽ không được tính điểm và người thực hiện có thể còn bị phạt.

6.8. Không một kỹ thuật nào cho dù có chuẩn về mặt kỹ thuật sẽ không được tính điểm nếu như cả 2 đấu thủ ở ngoài thảm đấu. Tuy nhiên, nếu như một trong hai VĐV ra đòn chính xác mà vẫn còn ở trong thảm đấu và trước khi TTC hô "Yame" thì đòn đó sẽ được tính điểm.

Giải thích:

Để được tính điểm, một kỹ thuật thực hiện phải nằm trong vùng được ăn điểm như mục 6.6 ở trên. Đòn đánh phải được thực hiện đúng vào vùng quy định và phải đáp ứng 6 tiêu chuẩn tính điểm như mục 6.2 ở trên.

Nidan Hồ Nguyên Huy [Theo //www.wkf.net/pdf/WKF]

Thuật ngữ

Tiêu chuẩn kỹ thuật

Page 2

 Giới thiệu

 Lịch sử Phát triển

 Tổ chức hệ phái

 Thông báo

 Bản tin hệ phái

 Tin Karate Việt Nam

 Tin Karate thế giới

 Võ đạo

 Kiến thức Karate

 Nhân vật hệ phái

 Thành viên hệ phái

 Danh bạ Karateka Sc

 Thư viện ảnh

 Danh từ kỹ thuật

 Video Tư liệu

 Kihon Karate

 Kỹ thuật Kata

 Kỹ thuật Kumite

 Binh khí Karate

 Xử lý chấn thương

 Kỷ yếu hệ phái

Page 3

Tại Việt Nam, có lẽ chưa có môn phái võ thuật nào có được Nhà lưu niệm như Suzucho Karate-Do Ryu. Đây là niềm vinh dự lớn, là công đức của các thế hệ, từ Thầy Suzuki Choji [1919 - 1995], người truyền dạy Karate cho các học trò Việt Nam tại Huế năm 1959

Page 4

Ngày 4/8, Ủy ban Olympic quốc tế [IOC] chấp thuận môn võ karatedo trở thành môn thi đấu chính thức tại Olympic Tokyo 2020.

Page 5

Lời ngỏ

Kính chào tất cả những môn đồ, môn sinh và những người yêu thích Karate.Hầu hết tất cả những người đã và đang tập luyện Suzucho KarateDo đều mong muốn biết rõ nguồn gốc cũng như tất cả những tinh hoa của hệ phái. Tuy nhiên, hiện tại các tài liệu ghi chép về hệ phái Suzucho KarateDo không nhiều, hoặc nếu có thì nhiều thông tin qua lưu truyền cũng dần bị "tam sao thất bổn", độ tin cậy không cao.Là một người đã qua nhiều năm tháng luyện tập, thu thập và nghiên cứu, tôi mong muốn được chia sẻ cùng với tất cả các bạn những kiến thức mà tôi đã tổng hợp được nhằm giúp chúng ta có cơ hội hiểu rõ hơn về truyền thống cũng như tinh thần của Hệ phái. Đặc biệt, vào thời điểm hiện nay, khi mà tất cả những cao đồ, môn đồ, môn sinh karate tâm huyết đang đóng góp sức mình vào việc xây dựng tổ đường Suzucho Karate thì việc truyền bá thông tin về hệ phái lại càng đóng vai trò quan trọng.Tuy là thế hệ đi sau, đẳng cấp cũng chưa cao nhưng nhờ được sự giúp đỡ của một số anh em tâm huyết tại CLB huyền đai, đặc biệt là thầy Lê Văn Thạnh [Huyền đai đệ cửu đẳng] - Trưởng tràng Suzucho Karatedo Ryu đã cung cấp những tài liệu do đích thân sáng tổ Choji Suzuki truyền lại. Ngoài ra, còn có sự động viên và giúp đỡ nhiệt tình của nhà nghiên cứu Phan Chi là người đã cất công nhiều năm nghiên cứu về môn võ Karate nói chung và hệ phái Suzucho nói riêng. Do vậy mà tôi đã có được những thông tin chính xác nhất để chúng ta cùng tham khảo và làm tư liệu quý giá cho những ai cần nghiên cứu sâu hơn.Cuối cùng, tôi mong tất cả chúng ta, những ai có được thông tin gì mới, những kiến thức gì hay, hoặc có góp ý cho trang web xin gửi về: Nguyễn Phú Minh - CLB Huyền đai Karate TT Huế:144 Chi Lăng - Thành phố Huế hoặc qua email: , Xin chân thành cảm ơn và ghi nhận những ý kiến quý báu của các bạn. Chúng ta hãy cùng nhau vun đắp để góp phần cho hệ phái ngày càng phát triển, đem đến những thành công cho thể thao nước nhà, vậy là chúng ta đã thực hiện được một phần ý nguyện của Sáng tổ Choji Suzuki cùng gia đình người.Chúc mọi người sức khỏe và thành công.Godan Nguyễn Phú Minh

[* Lưu ý: Trong website hiện nay ngoài những nội dung của riêng hệ phái Suzucho còn có bổ sung thêm tư liệu được tổng hợp từ các hệ phái khác nhằm giúp chúng ta có điều kiện mở rộng hơn nữa những kiến thức về Karate]

Page 6

Võ sư Trần QuýHuyền đai Đệ Lục Đẳng

Trưởng Bộ môn Suzucho Karate Đại Lộc-Quảng NamNhân kỷ niệm ngày truyền thống Hệ phái 10 - 6 - 1990 Bộ môn Suzucho Karatedo Đại Lộc đã bước đầu hình thành và phát triển, mới đầu vài chục võ sinh, nhưng do sự tận tâm của ban huấn luyện cũng như sự trợ giúp của bạn đồng môn thuộc bộ môn Suzucho Đại học Đà Nẵng, Karate Đại Lộc ngày càng phát triển với nhiều câu lạc bộ, điểm tập trên nhiều Huyện thuộc Quảng Nam.

Page 7

Thư kêu gọi ủng hộ giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn do lũ lụt miền trung 2020

Kính gửi quý Mạnh thường quân trong và ngoài Hệ phái Suzucho Karate-DoTình hình lũ lụt tại một số tỉnh miền trung những ngày qua đã gây thiệt hại nghiêm trọng đối với bà con, dân cư vùng lũ, trong đó có rất nhiều môn đồ bổn phái.

Với truyền thống "Tương thân tương ái", "Lá lành đùm lá rách", chúng tôi mạo muội kêu gọi sự đóng góp của quý anh chị, các nhà hảo tâm, các môn đồ của hệ phái hãy cùng chung tay giúp đỡ, chia sẻ những hoàn cảnh khó khăn do bão lũ vừa qua.

Page 8

Sáng 6/2 [2 Tết Kỷ Hợi], hàng trăm cao đồ, môn đồ tại Huế và một số tỉnh, thành: Khánh Hòa, Đồng Nai, Quảng Bình... có mặt tại tại Tổ đường Suzucho Karate - Do [8 Nguyễn Chí Thanh – TP. Huế] thực hiện nghi thức bái Tổ đầu năm nhằm tưởng nhớ công ơn của Tổ sư Choji Suzuki – người sáng lập hệ phái Suzucho Karate - Do.

Page 9

 Giới thiệu

 Lịch sử Phát triển

 Tổ chức hệ phái

 Thông báo

 Bản tin hệ phái

 Tin Karate Việt Nam

 Tin Karate thế giới

 Võ đạo

 Kiến thức Karate

 Nhân vật hệ phái

 Thành viên hệ phái

 Danh bạ Karateka Sc

 Thư viện ảnh

 Danh từ kỹ thuật

 Video Tư liệu

 Kihon Karate

 Kỹ thuật Kata

 Kỹ thuật Kumite

 Binh khí Karate

 Xử lý chấn thương

 Kỷ yếu hệ phái

Page 10

Danh từ kỹ thuật Karate

02.06.2013 18:38

Cũng giống như các lễ nghi, đếm, tên đòn đánh và các điều khiển bằng tiếng Nhật là một đặc tính của Karate. Dưới đây là một số các danh từ thông dụng thường được sử dụng trong tập luyện KarateI. Nghi thức [Soho]-    Chào đứng [ritsu rei]: chuẩn bị[Yoi], nghiêm[Heisoku], chào [rei]-    Chào quỳ gối [zarei]: quỳ ngồi [seiza]-    Chào quốc kỳ, chào tổ sư, chào ban tổ chức: Somen ni-    Chào thầy : Sensei ni-    Chào nhau: Otagai niII. Đếm -    Một - Ichi phát âm Itch -    Hai - Ni -    Ba - San -    Bốn - Shi -    Năm  - Go -    Sáu - Roku phát âm Rokk -    Bảy - Shichi phát âm Shitch -    Tám - Hachi phát âm Hatch -    Chín  - Ku -    Mười - Ju -    Hai mươi - Ni ju -    Ba mươi - San ju -    Bốn mươi -  Yon ju -    Năm mươi - Go ju -    Sáu mươi - Roku ju -    Bảy mươi - Nana ju -    Tám mươi - Hachi ju -    Chín mươi - Ku ju -    Một trăm - Hiyaku juIII. Danh từ kỹ thuật

Video liên quan

Chủ Đề