Muốn xác định tính giai cấp của nhà nước

Bản chất của nhà nước trong hệ thống khoa học pháp lý

Nói tới bản chất của nhà nước là nói tới tổng hợp những mặt, những mối quan hệ, những tính có tính tất nhiên, tương đối ổn định bên trong nhà nước, quy định sự tồn tại, phát triển của nhà nước.

Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền  lực chính trị, một bộ máy chuyên lám nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm thực hiện mục đích bảo vệ địa vị, lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội và duy trị trật  tự xã hội, vì sự tồn tại và phát triển của cả xã hội.

 Việc xác định, đánh giá bản chất của nhà nước phải xuất phát từ việc xem xét đánh giá cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội của nhà nước. Cơ sở kinh tế và xã hội của nhà nước ở mỗi thời kì phát triển khác nhau thì khác nhau nên nội dung bản thân của nhà nước cũng biến đổi  theo những thay đổi trong cơ sở  kinh tế cấu giai cấp của xã hội.

Nhà nước là  một hiện tượng xã hội, nó sinh ra từ hai nhu cầu cơ bản là : nhu cầu tổchức quản lý xã hội và nhu cầu bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị nên bản chất của nhà nước  cũng được xem xét chủ yếu trên hai phương diện là xã hội và giai cấp với hai thuộc tính cơ bản là xã hội và giai cấp:

Tính xã hội của nhà nước:Ở phương diện xã hội, nhà nước là một  tổ chức của xã hội, được sinh ra từ xã hội  để duy trì, quản lý xã hội khi xã hội khi xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định. Xã hội muốn tồn tại ổn định, có trật tự và phát triển thì đòi hỏi phải có sự tổ chức và quản lý chặt chẽ, nếu không xaxhooij sẽ không hỗn loạn. Bỡi, xã xã hội nào cũng luôn có hàng loạt các vấn đề mang tính chất chung của toàn xã hội, mà không phải là của riêng một cá nhân hay lực lượng nào như sản xuất, thiên tai, địch họạ, trật tự an toàn xã hội… Để giải quyết các vấn đề đó, xã hội cần phải có một tổ chức thay mặt xã hội. nhân danh xã họi để tổ chức, tập hợp, quản lý toàn thể xã hội. Tổ chức ấy phải mang quyền lực chung[quyền lực công] của toàn xã hội. Những  công việc này trước đây do đổ chức thị tộc, bộ lạc đảm nhiệm, khi nhà nước xuất hiện, nó phải thay mặt cho xã hội, đứng ra tổ chức dân cư giải quyết câc vấn đề đó vì sự ổn định, sống còn của cả xã hội  chứ không riêng của một giai cấp, cá nhân nào.Nhà nước tạo điều kiện  cho các lĩnh vực hoạt động của xã hội  được tiến hành bình thường, có hiệu quả, giúp xã hội phát triển vì lợi ích  chung của cả cộng đồng, đưa lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mỗi thành viên và cả cộng đồng. Do vậy, trong xã hội  có giai cấp, nếu nhà nước này bị lật đổ thì phải có nhà nước khác thay thế để tổ chức quản lý xã hội, giữ cho xã hội ổn định và phát triển.

Mặt khác, trong xã hội có giai cấp thì các giai cấp dù là thống trị hay bị trị thì cũng là một bộ phận thống nhất tạo nên xã hội. Vì vậy, nhà nước vừa bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị, vừa phải bảo vệ lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác, tất nhiên chỉ trong giới hạn mà lợi ích của giai cấp thống trị cho phép. Theo Ph.Ăngnghen, những hoạt động về mặt xã hội là cơ sở của sự thống trị chính trị và sự thống trị chính trị cũng chỉ kéo dài chừng nào nó còn thực hiện những hoạt động về mặt xã hội của nó. Như vậy, những hoạt động về mặt xã hội của nhà nước không mang tính chất thuần túy xã hội như của tổ chức thị tộc, bộ lạc, mà nó vẫn biểu hiện ở mức độ này hay mức độ khác lợi ích của giai cấp thống trị, bởi suy cho cùng nó cũng bị chi phối bởi ý chí của giai cấp thống trị.

Mặc dù được sinh ra, tồn tại trong lòng xã hội nhưng nhà nước có vị trí đặc biệt trong xã hội, nó tựa hồ như “đứng trên xã hội”, đại diện cho cả xã hội. Do vậy, tính xã hội của nhà nước là một vấn đề khách quan. Ngày nay, tính xã hội của nhà nước không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà nó được mở rộng ra đối với toàn nhân loại, các nhà nước phải liên kết nhau nhiều hơn trong việc giải quyết các vấn đề chung của nhân loại như vấn đề môi trường, giáo dục, y tế …

Như vậy, nhà nước là tổ chức quyền lực công, tổ chức nhân danh xã hội thực hiện việc quản lý xã hội, nhà nước không thể tồn tại nếu chỉ phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị mà không tính đến lợi ích, nguyện vọng của các giai cấp, các lực lượng khác trong xã hội.

+ Tính giai cấp của nhà nước: Ở phương diện này, nhà nước là công cụ bảo vệ lợi ích cho các giai tầng trong xã hội, mà chủ yếu là của giai cấp thống trị, thực hiện các mục đích mà giai cấp thống trị đề ra.

Nhà nước bị giai cấp chiếm địa vị chủ yếu trong hệ thống sản xuất xã hội nắm giữ và lợi dụng. “Nhà nước theo nghĩa chung nhất chỉ là sự thể hiện [dưới hình thức tập trung nhất] những nhu cầu kinh tế bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của xã hội có giai cấp và những mâu thuẫn không thể điều hòa được do chúng tạo ra giữa các giai cấp đối kháng đã sinh sự cần thiết khách quan buộc giai cấp thống trị trong những quan hệ kinh tế đó phải tập trung sức mạnh của mình vào nhà nước. Nói cách khác, giai cấp thống trị về kinh tế của xã hội trong điều kiện tồn tại mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp đòi hỏi phải trở thành giai cấp thống trị thông qua nhà nước. Sự thống trị về chính trị của giai cấp còn được gọi là chuyên chính giai cấp. Giai cấp có kinh tế sử dụng nhà nước để chống lại các giai cấp khác, bảo vệ lợi ích cho giai cấp mình.

Tuy nhiên, để thực hiện quyền lực chính trị của mình, trong những điều kiện nhất định, bên cạnh nhà nước, giai cấp thống trị còn sử dụng các tổ chức chính trị -xã hội khác, song nhà nước là công cụ quan trọng nhất. Cần lưu ý là, để thực hiện sự thống trị giai cấp một cách có hiệu quả, giai cấp thống trị còn thực hiện sự tác động về tư tưởng đối với giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội. Thông qua nhà nước, giai cấp thống trị xây dựng hệ tư tưởng của mình thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội, bắt các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội phải nghe theo, phải làm theo điều mà giai cấp thống trị mong muốn.

Như vậy, nhà nước xét dưới góc độ giai cấp thể hiện ở chỗ nó nằm trong tay giai cấp thống trị và chủ yếu phục vụ lợi ích cho giai cấp thống trị. Với cách tiếp cận đó cho thấy nhà nước là công cụ thực hiện những nhiệm vụ kinh tế, chính trị và tư tưởng của giai cấp thống trị đối với các giai cấp khác.

Tính giai cấp của nhà nước phải được hiểu theo nghĩa rộng, nó không chỉ dừng lại ở vấn đề giai cấp mà các nhà nước còn phải bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc khỏi sự xâm hại bên ngoài.

Tính xã hội và giai cấp là hai mặt cơ bản thống nhất thể hiện bản chất của bất kỳ nhà nước nào, chúng luôn gắn bó chặt chẽ, đan xen nhau. Dù trong xã hội nào, nhà nước cũng một mặt bảo vệ lợi ích của giai cấp [lực lượng] cầm quyền, nhưng đồng thời cũng phải chú ý đến lợi ích chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, mức độ và sự thể hiện [công khai hay kín đáo, tế nhị] của hai thuộc tính trên ở mỗi nhà nước khác nhau thì khác nhau, trong mỗi giai đoạn khác nhau có thể cũng khác nhau tùy thuộc vào điều kiện và nhận thức của lực lượng cầm quyền. Việc giải quyết các vấn đề xã hội và giai cấp không chỉ trong nội bộ một quốc gia mà ngày càng mang tính chất quốc tế.

Lịch sử phát triển của nhà nước cho thấy, từ chỗ công khai thể hiện tính giai cấp [công cụ chuyên chính] tới chỗ kín đáo hơn với vấn đề giai cấp, tang dần vai trò xã hội, trách nhiệm của nhà nước đối với xã hội. Đây cũng là sự phát triển của văn minh nhân loại, của tri thức con người từ mông muội, dã man đến văn minh, nhân đạo.

Tóm lại, nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị công đặc biệt, một bộ máy đặc biệt để cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý xã hội phục vụ lợi ích và thực hiện mục đích của giai cấp thống trị và của toàn xã hội.

Nhà nước là cụm từ mà chúng ta vẫn thường được nghe từ các phương tiện thông tin đại chúng hoặc đọc trên các báo, internet. Tuy nhiên trên thực tế nhà nước được định nghĩa như thế nào và bản chất của nhà nước là gì vẫn nhiều người chưa giải đáp được. Cùng theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nhé!

Ngoài ra, nếu như bạn đang gặp khó khăn trong viết luận văn, tiểu luận quản lý nhà nước...bạn có thể sử dụng dịch vụ viết thuê tại Luận Văn 2S để có ngay những bài luận ưng ý một cách nhanh chóng. Để biết thêm chi tiết về dịch vụ viết thuê tiểu luận của chúng tôi, hãy truy cập: //luanvan2s.com/viet-thue-tieu-luan-thac-si-bid8.html để tìm hiểu dịch vụ tốt nhất hiện nay nhé.

Bản chất của nhà nước là gì?

Bản chất là những cái bên trong của sự vật, sự việc, cái cốt lõi của sự vật gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của sự vật, sự việc đó. Từ đó, chúng ta liên tưởng được bản chất của nhà nước, đó là cốt lõi bên trong gắn liền với sự hình thành và phát triển của nhà nước.


Khái niệm bản chất nhà nước

Bản chất của nhà nước được thể hiện như thế nào?

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Bản chất của nhà nước được thể hiện qua hai thuộc tính: Bản chất giai cấp và bản chất xã hội.

Bản chất giai cấp của nhà nước

Nhà nước được sinh ra trong xã hội có giai cấp nên bao giờ cũng thể hiện bản chất giai cấp sâu sắc. Tính giai cấp của Nhà nước được thể hiện qua việc nhà nước là công cụ thống trị trong xã hội. Nhà nước sinh ra là để thực hiện ý chí của giai cấp thống trị, củng cố và bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị. Nhà nước thiết lập nên hệ thống pháp luật, các thiết chế xã hội, chính phủ, tòa án, quân đội… để duy trì trật tự xã hội theo ý muốn của giai cấp thống trị.

Bản chất xã hội của nhà nước

Ngoài bản chất giai cấp thì Nhà nước còn thể hiện bản chất xã hội của mình. Tính xã hội của Nhà nước hay còn được gọi là vai trò kinh tế - xã hội của Nhà nước. Bản chất này được thể hiện qua vai trò quản lý xã hội của Nhà nước. Nhà nước có trách nhiệm phải giải quyết tất cả các vấn đề nảy sinh trong xã hội như: đói nghèo, bệnh tật, chiến tranh, thiên tai… nhằm đảm bảo lợi ích chung cho toàn xã hội.

Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước

Tính xã hội và giai cấp là hai mặt cơ bản thống nhất, chúng luôn có mối quan hệ tương tác, gắn bó chặt chẽ với nhau nhằm thể hiện bản chất của của bất kỳ nhà nước nào. Dù ở trong xã hội nào, bản chất của nhà nước cũng đều thể hiện ở hai mặt: Một mặt bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền. Đồng thời, mặt còn lại vẫn sẽ chú ý đến lợi ích chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, mức độ và sự thể hiện của hai thuộc tính này sẽ có sự khác nhau ở từng nhà nước và ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Bởi nó phụ thuộc vào các yếu tố như: nhận thức của giai cấp cầm quyền, điều kiện kinh tế - xã hội…

Theo như lịch sử phát triển của nhà nước cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại, của tri thức con người cho thấy, tính giai cấp trong bản chất của nhà nước thay đổi từ công khai thể hiện tới kín đáo hơn với vấn đề giai cấp và tăng dần vai trò, trách nhiệm của nhà nước đối với xã hội. 

     >>> XEM THÊM: Khái niệm quản lý nhà nước là gì?

Trình bày bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tương tự như những Nhà nước khác, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng tồn tại bản chất giai cấp và bản chất xã hội.

Bản chất giai cấp của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện rõ nét trong Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Cụ thể: “Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và giới trí thức”.

Bản chất của Nhà nước của dân, do dân và vì dân được thể hiện qua các đặc trưng sau:

Nhân dân là chủ thể tối cao của Nhà nước

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước do dân mà nòng cốt là liên minh công – nông – trí thức. Quyền lực của Nhà nước Việt Nam không phụ thuộc vào bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào mà thuộc về toàn thể nhân dân. Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau trong đó hình thức cơ bản nhất là thông qua bầu cử để lập ra cơ quan đại diện cho quyền lực của mình. 

Ngoài ra, nhân dân còn thực hiện quyền lực của mình thông qua việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước cũng như trực tiếp trình bày hoặc đưa ra ý kiến, kiến nghị của mình đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng nhau sinh sống suốt dọc chiều dài của đất nước. Các dân tộc anh em đoàn kết một lòng, đó là truyền thống lâu dài, là nguồn sức mạnh to lớn của đất nước mỗi khi có ngoại xâm. Ngày nay, tính dân tộc ấy lại càng được thể hiện rõ nét, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong cuộc sống hàng ngày và trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam được tổ chức và hoạt động dựa trên nguyên tắc bình đẳng trong mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân

Thực vậy, công dân có đầy đủ các quyền trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội của đất nước. Công dân có quyền tự do, dân chủ trong việc quyết định những vấn đề sống còn của đất nước. Tuy nhiên, song song với quyền lợi thì công dân cũng phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước. Đó là mối quan hệ được xác lập trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của nhau.

Tính chất dân chủ rộng rãi của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế - xã hội

Về chính trị, nhà nước tạo ra cơ sở pháp lý, cụ thể là pháp luật để đảm bảo quyền tự do, dân chủ của công dân.

Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, “Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN”. Nền kinh tế thị trường là phương tiện để Nhà nước và xã hội thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Đối với vấn đề văn hóa – xã hội, Nhà nước chú trọng giải quyết các vấn đề xã hội như bệnh tật, giáo dục, thiên tai, tệ nạn xã hội, nghèo đói… Nhà nước cũng kiên quyết trừng trị các hành vi phá hoại, xâm hại đến an ninh quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Nhà nước thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới

Nhà nước mở rộng giao lưu văn hóa, hữu nghị với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau trên cơ sở đôi bên cùng có lợi đồng thời ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân trên toàn thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Ý nghĩa của việc nghiên cứu bản chất nhà nước CHXHCN Việt Nam

Việc nghiên cứu bản chất của nhà nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng cả về mặt nhận thức và thực tiễn đối với công dân Việt Nam nói chung và đối với đội ngũ trí thức, nghiên cứu trẻ [nghiên cứu sinh, sinh viên, học viên…] nói riêng. Đây là cơ hội để chúng ta tìm hiểu và nắm vững bản chất của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Từ đó củng cố niềm tin vào chế độ nhà nước và vào tương lai của đất nước “dân chủ– công bằng – văn minh - tiến bộ” trong tương lai gần.

Và hơn hết, nghiên cứu bản chất nhà nước sẽ giúp công dân thực hiện tốt quyền - nghĩa vụ của mình đối với đất nước và xã hội. Tạo tiền đề cho sự tham gia tích cực vào các hoạt động củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Góp phần nâng cao ý thức tinh thần trách nhiệm và ý thức thực hiện nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc của công dân.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về bản chất của Nhà nước nói chung và bản chất của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam nói riêng. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho những câu hỏi và thắc mắc của bạn trong vấn đề học tập và cuộc sống.

Video liên quan

Chủ Đề