Nếu quan điểm mới về học tập ở bậc đại học

Có được tấm vé bước chân vào ngưỡng cửa đại học thật sự là một thành tích, bước ngoặt trong cuộc đời mỗi con người. Đứng trước một chặng đường dài, quan trọng trong đời, các bạn sinh viên chất chứa nhiều cảm xúc, nghĩ suy trong lòng. Một trong số những ưu tư và bận tâm lớn nhất chính là việc làm sao có thể khai thác, tận dụng tốt cơ hội này. Một kỹ năng, phương pháp học tập hợp lý sẽ giúp phát huy hiệu quả việc tiếp thu kiến thức, trau dồi kỹ năng, và hoàn thiện bản thân. Các kỹ năng học tập bậc đại học có vai trò và tầm quan trọng rất lớn cho sự thành công trong việc chinh phục và băng qua những thử thách này.

Một phương pháp học tập đúng đắn sẽ giúp người học dễ tiếp thu bài vở, ghi chép và lựa chọn các nội dung quan trọng cho bài học một cách hợp lý dẫn đến kết quả học tập cũng tốt hơn. Tuy nhiên, có một sự thật là phương pháp học tập ở môi trường Đại học và THPT có sự khác biệt rất lớn. Tại trường Đại học, các giảng viên sẽ ít tham gia vào quá trình học tập của sinh viên, lớp học lớn hơn đồng nghĩa với nhiều sinh viên trong một lớp. Yếu tố tự học được đề cao với việc sinh viên tự tìm hiểu, đọc bài tại nhà. Do sự khác biệt về phương pháp học tập mà bạn luôn sử dụng trong suốt 12 năm đi học, cho nên bạn cần chuẩn bị cho bản thân một phương pháp học tập mới, độc lập hơn và chủ động hơn cho 4 năm học Đại học của mình. Một số gợi ý về phương pháp học tập hiệu quả để các bạn sinh viên có thể tham khảo như sau:

Nghe hiểu và ghi chú: đây là một trong những phần quan trọng trong quá trình tìm tòi và tiếp thu kiến thức. Hãy tập trở thành một sinh viên biết lắng nghe một cách tích cực, chủ động. Làm quen và thích nghi với nhiều bối cảnh, tình huống khác nhau của các buổi lên lớp và luôn có sự chuẩn bị trước và kỹ càng cho các bài giảng. Các thông tin, kiến thức tiếp nhận được ghi chú lại theo một trình tự khoa học, hợp lý dễ gợi nhớ. Không nên đi quá sâu vào những tiểu tiết mà thay vào đó cố gắng khái quát vấn đề, tóm lược những ý chính và mối liên hệ giữa chúng với nhau.

Đọc hiểu: Kỹ năng đọc hiểu hiệu quả sẽ giúp cho bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức mà có thể dành nhiều hoạt động học tập khác. Cần xác định rõ danh mục tài liệu cần tham khảo, các nội dung chủ yếu cần nắm bắt. Tập trung vào các ý chính, các nội dung quan trọng, cần thiết có liên quan đến mục đích tìm kiếm. Cố gắng diễn dịch các nội dung, thông tin nắm bắt được theo cách thức riêng của bản thân để củng cố, gia tăng hiệu quả tiếp thu kiến thức.

Tư duy phân tích và phản biện: đây là một kỹ năng quan trọng và cần thiết trong quá trình tìm kiếm, tiếp thu, đánh giá và vận dụng kiến thức. Kỹ năng thiết yếu này không chỉ quan trọng cho việc việc mà cả sau này trong quá trình phát triển sự nghiệp và kể cả trong mọi vấn đề của đời sống hàng ngày. Kỹ năng này được hình thành thông qua các thói quen, hành vi khi nhận thức sự việc một cách khách quan, đa diện, nhiều chiều. Mọi luận điểm phải có sức thuyết phục dựa trên lập luận mang tính khoa học, hợp lý và đầy đủ các dẫn chứng khách quan, phù hợp.

Viết luận: khả năng viết luận luôn là một thử thách gian nan cho các bạn sinh viên trong suốt quá trình học tập. Tuy nhiên, đây là một chỉ dấu rõ ràng và chính xác nhất về năng lực của người học. Chính vì vai trò và tầm quan trọng như vậy, việc trau dồi và rèn luyện kỹ năng viết luận luôn được xây dựng và tạo điều kiện rất thường xuyên trong hầu hết các môn học của bậc đại học. Ngoài ra, bài luận văn còn được chọn làm hình thức đánh giá cuối kỳ mang tính quyết định cho việc hoàn tất môn học hoặc quá trình đào tạo.

Đề án nghiên cứu: đây là một trong những hoạt động đặc trưng quan trọng trong quá trình học tập ở bậc đại học. Đề án nghiên cứu là việc nghiên cứu vận dụng kiến thức tổng hợp vào trong một hoàn cảnh thực tế hoặc nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể. Đề án nghiên cứu thường bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như khảo sát thăm dò, thu thập xử lý phân tích dữ liệu, viết luận, thuyết trình, … và là cơ hội cho các sinh viên thể hiện khả năng lẫn các kỹ năng của mình trong nhiều lĩnh vực khác nhau để nhận diện, phân tích và xử lý một vấn đề cụ thể trong thực tế.

Ngoài ra, để đạt được hiệu quả tối ưu trong quá trình học tập, sinh viên còn được tạo cơ hội phát triển nhiều kỹ năng phong phú đa dạng khác như: hoạt động đội nhóm [teamwork], hợp tác trong học tập [collaborative learning], tổ chức sắp xếp công việc [planning and organizing skills], quản lý thời gian hiệu quả [time management], giải quyết vấn đề [problem solving], …

Tại Đại học Northampton Việt Nam, với nội dung chương trình được đào tạo theo phương pháp Anh Quốc, sinh viên hoàn tất các môn học của mình thông qua hình thức làm bài assignment, điều đó đồng nghĩa với việc các sinh viên được yêu cầu cao hơn về các phương pháp tự học, nghiên cứu và khảo sát nhiều hơn. Cho nên việc chuẩn bị cho bản thân mình một phương pháp học tập hiệu quả và phù hợp càng được chú trọng hơn để đảm bảo quá trình học tập và kết quả học tập tốt nhất.

Học tập là quá trình không ngừng phát triển và nâng cao, học tập tiếp thu kiến thức là trách nhiệm của mỗi bạn học sinh sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Nhận thức được vai trò học tập của bản thân mà các bạn trẻ không ngừng phấn đấu, nâng cao tinh thần ý thức học tập. Học tập trên trường lớp chưa đủ điều kiện về thời gian để các bạn nắm chắc chắn những kiến thức mình đã học và việc tự học ôn tập ở nhà là rất cần thiết. Tự học là kỹ năng mà phụ huynh luôn mong muốn con em mình rèn luyện được, phải có phương pháp tự học hiệu quả thì chất lượng đem lại mới đạt kết quả cao.Chúng ta hãy tìm hiểu về tầm quan trọng cũng như phương pháp tự học tốt nhất để phụ huynh có sự điều chỉnh phù hợp trong cách quản lý việc học tập của con em mình qua bài viết dưới đây.

1. Khái niệm tự học là gì

“Học, học nữa, học mãi” là câu nói hàm chứa ý nghĩa sâu sắc mà ông cha ta truyền lại cho thế hệ sau, câu nói như một minh chứng cho tình thần tự học quyết tâm cao. Để nắm rõ hơn về vấn đề tự học chúng ta cần hiểu rõ tự học là gì ? Có rất nhiều khái niệm khác nhau về vấn đề tự học, nhưng dù khái niệm nào cũng thể hiện ý thức và tự giác cao của các bạn trẻ.

“Tự học là sự động não, suy nghĩ sử dụng năng lực trí tuệ [quan sát, so sánh, phân tích…] và có khi cả cơ bắp [khi sử dụng công cụ] cùng các phẩm chất chính của chính bản thân người học [tính trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học] cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó theo sở hữu của mình” – Theo Nguyễn Cảnh Toàn [1997], quá trình dạy – tự học, Nxb. Giáo dục.

“Tự học có thể hiểu là hình thức hoạt động nhận thức của cá nhân nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kỹ năng do chính học sinh sinh viên tiến hành trên lớp, ở ngoài lớp theo hoặc không theo chương trình và sách giáo khoa đã quy định, tự học là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở đại học có tính độc lập cao và mang đậm nét sắc thái cá nhân như có quan hệ chặt chẽ với quá trình dạy học” – theo Lưu Xuân Mới [2000]

Tác giả Nguyễn Kỳ ở Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 7/ 1998 cũng bàn về khái niệm tự học: “Tự học là người học tích cực chủ động, tự mình tìm ra tri thức kinh nghiệm bằng hành động của mình, tự thể hiện mình.Tự học là tự đặt mình vào tình huống học, vào vị trí nghiên cứu, xử lý các tình huống, giải quyết các vấn đề, thử nghiệm các giải pháp…Tự học thuộc quá trình cá nhân hóa việc học”.

Trong bài phát biểu tại hội thảo Nâng cao chất lượng dạy học tổ chức vào tháng 11 năm 2005 tại Đại học Huế, GS Trần Phương cho rằng: “ Học bao giờ và lúc nào cũng chủ yếu là tự học, tức là biến kiến thức khoa học tích lũy từ nhiều thế hệ của nhân loại thành kiến thức của mình, tự cải tạo tư duy của mình và rèn luyện cho mình kỹ năng thực hành những tri thức ấy”.

Từ những khái niệm trên đây có thể nhận thấy rằng, khái niệm tự học luôn đi cùng với sự tự giác cao của bản thân. Tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng của mỗi cá nhân sẽ được phát triển không ngừng trong quá trình tự học của mình, tự bản thân tìm tòi kiến thức, tự làm chủ trong suy nghĩ, hành động của mình. Vấn đề tự học luôn được đề cao trong quá trình tiếp thu tri thức của các bạn trẻ.

2. Tầm quan trọng của việc tự học

Tự học có vai trò rất quan trọng trong mỗi giai đoạn học tập của trẻ, tự học cả về kiến thức lẫn tự học các kỹ năng vận dụng thực tế một cách hiệu quả. Tự học phải đem lại chất lượng kết quả cuối cùng cao thì mới đánh giá được quá trình tự học có đảm bảo hiệu quả hay không.

2.1. Tầm quan trọng của việc tự học về phía học sinh

+ Ý thức được việc tự học khi đối diện với các kỳ thi quan trọng, hay những kiến thức chưa được nắm chắc là cần thiết. Ở thời điểm này, tự học giúp các bạn tự ôn tập củng cố kiến thức một cách tốt nhất, tự rèn luyện giải các bạn toán mà trên lớp không có thời gian hoàn thành.

+ Tự học là kỹ năng giúp các bạn tu dưỡng được sự tự giác cao, làm chủ trong suy nghĩ hành động của mình, tự bản thân tìm tòi kiến thức, tự khám phá những điều tốt đẹp và mới lạ. Và khi việc tự học đã trở thành thói quen của các bạn trẻ thì kiến thức các bạn chắc chắn sẽ có hiệu quả cao và hình thành những đức tính tốt cần thiết cho cuộc sống sau này như có ý thức trong việc giúp đỡ người gặp khó khăn, tự chịu trách nhiệm khi bản thân gây rắc rối, dám nhận lỗi và sửa lỗi.

+ Tự học giúp các bạn thể hiện được khả năng bản thân một cách thoải mái nhất, tự học ở nhà các bạn sẽ có không gian học yên tĩnh, thể hiện được những điểm mạnh, năng khiếu của bản thân và tự học giúp các bạn ý thức được bản thân cần gì, đam mê gì để tự mình có thể vạch ra kế hoạch mục tiêu cho cuộc sống sau này.

+ Tự học là tự bản thân vận động giải quyết mọi vấn đề trong học tập, khi các bạn có kỹ năng tự học cao cũng là lúc các bạn có khả năng trong việc thể hiện bản thân không chỉ trong nước mà cả quốc tế. Điều đặc biệt, mở rộng nhiều mối quan hệ khi bạn là có kiến thức chuyên môn cao nhờ ý thức tự học trong thời gian dài.

+ Tự học hiệu quả giúp cho việc đánh giá sự kiên trì, nhẫn nại, tập trung cao của các bạn trẻ. Phải thực sự có nhiệt huyết, kế hoạch rõ ràng thì năng suất trong quá trình tự học mới đạt kết quả. Tự học hỏi những điều tốt đẹp từ người khác, tự giao lưu gặp gỡ, tự làm tự chịu, tự thấy hài lòng với bản thân luôn là những yếu tố cần thiết của con người hiện đại.

2.2. Tầm quan trọng của việc tự học về phía phụ huynh

+ Khi con em mình có ý thức trong việc tự học, phụ huynh cũng có sự tin tưởng và lòng tin trong việc các bạn tự học. Khi thấy con tự giác ngồi bàn học, tất bật với đống kiến thức khi các kỳ thi sắp đến thì phụ huynh càng thấy thương con em mình hơn. Và đầu tư mọi điều kiện để phục vụ con học tập hay những giải thưởng đưa ra nếu con đạt kết quả cao khiến các bạn càng có động lực và không ngừng cố gắng hơn nữa trong vấn đề tự học tập ôn luyện ở nhà.

+ Khi các bạn thấy được tầm quan trọng của kỹ năng tự học là cần thiết đối với bản thân các bạn trong quá trình đạt điểm số cao, thì lúc này việc nâng cao sự tự giác, trách nhiệm của bản thân lên hàng đầu, phụ huynh cũng không mát thời gian, công sức hay tiền bạc nhiều vào việc rèn luyện ý thức cho các bạn trẻ. Và phụ huynh dành thời gian, tiền bạc đó vào đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ việc tự học của con em mình.

+ Cha mẹ khi thấy con em mình thực sự có ý thức học tập ôn luyện thì luôn thấy tự hào, niềm vinh hạnh của cha mẹ với mọi người xung quanh khi con đạt kết quả cao, mọi người sẽ đánh giá cao ý thức của các bạn trẻ đồng thời đánh giá chất lượng hiệu quả trong cách dạy con của cha mẹ, cha mẹ luôn hãnh diện và nỗi lo lắng khi con va chạm cuộc sống bên ngoài cũng giảm dần. Vì cha mẹ biết con sẽ tự mình làm tốt mọi thứ khi con ở một mình.

2.3.Tầm quan trọng của việc tự học về phía nhà trường

+ Tự học trên trường được thể hiện qua việc các bạn trẻ tự giác tập trung lắng nghe thầy cô giảng dạy, tự ghi chép kiến thức đầy đủ, tự nghiên cứu bài tập trước mỗi buổi học và tự khám phá cách học tốt nhất phù hợp với bản thân khi học tập.

+ Thầy cô sẽ không thấy mệt mỏi cũng như không thấy căng thẳng khi dạy bảo những bạn trẻ có ý thức học tập tốt. Tự học không chỉ giúp kiến thức các bạn nắm chắc mà còn giúp quá trình dạy học của thầy cô đỡ vất vả, không mất thời công sức trong việc dạy đi dạy lại kiến thức cho những bạn không có ý thức trong học tập.

3. Phương pháp tự học hiệu quả

Tự học tập là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với thế hệ trẻ, tự học cũng là quá trình các bạn học hỏi mọi người xung quanh bằng cách tự lắng nghe, tự quan sát, tự nắm bắt cơ hội tốt. Quá trình tự mình học tập không tránh khỏi những yếu tố xung quanh làm ảnh hưởng như thiếu tập trung học khi bị thu hút bởi sự hấp dẫn của một bộ phim nào đó, của trò chơi nào đó. Để việc tự học đạt được chất lượng cao thì cần có phương pháp học tập đúng.

Một số phương pháp tự học

3.1. Lập kế hoạch và mục tiêu trong việc tự học

Làm bất kỳ việc gì dù lớn hay nhỏ thì các bạn cũng phải có kế hoạch mục tiêu cho riêng mình. Mục tiêu là nền tảng cho sự bắt đầu mọi hành động. Để áp dụng phương pháp tự học hiệu quả, các bạn trẻ phải lên cho mình một kế hoạch học tập đúng đắn có khoa học, xác định được khối kiến thức mà bạn học sinh cần trau dồi củng cố, sắp xếp được thời gian học tập cho từng môn học tốt nhất. Kế hoạch đưa ra cho thực hiện mục tiêu, phải biết bản thân tự học vì mục đích gì, phục vụ cho những vấn đề nào. Khi đó việc chủ động trong học tập sẽ cao, tự giác và có niềm hứng thú trong việc ôn tập để đạt được mục tiêu đã đề ra.

3.2. Phương pháp tự học đi kèm với sự kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm cao

Tự học tập không phải là điều đơn giản, không chỉ là việc ngồi vào bàn học ghi chép hay cầm quyển sách, để có hiệu quả cao trong việc tự học cần có phương pháp học khoa học, mỗi bạn trẻ có một tính cách một cách tự học khác nhau nhưng dù cách tự học nào đi nữa thì sự kiên trì, nhẫn nại trong học tập vẫn phải đề cao. Kiên trì trong sự tìm tòi tri thức học tập, kiên trì nhẫn nại trước những thất bại trong quá trình tự học. Có như thế, bạn mới lĩnh hội được tri thức tốt nhất và kết quả đem lại là sự hài lòng lớn.

3.3. Có sự kỷ luật cao khi tự học

Hãy rèn luyện cho bản thân tính kỷ luật trong mọi vấn đề cần thiết nhất là kỷ luật trong việc học tập. Không chỉ có tính kỷ luật trong việc học trên lớp mà cũng cần có sự nghiêm khắc kỷ luật khi các bạn tự học tập ở nhà. Hãy tập trung cao độ trong quá trình tự học để không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố của môi trường bên ngoài, quan điểm học tập rõ ràng không bị phân tâm giữa cảm xúc trong học tập khiến việc tự học không đạt hiệu quả. Kỷ luật trong việc tự học cũng giúp các bạn trẻ rèn luyện được tính kỷ luật cho bản thân để phục vụ cho cuộc sống sau này.

3.4. Tìm kiếm tài liệu học tập, kiểm tra lại kiến thức một cách khoa học khi tự học

Việc học tập trên trường đôi khi không đủ thời gian để bạn học kiến thức một cách hoàn hảo, khi nghe giáo viên giảng về vấn đề nào mà bạn quan tâm muốn tìm hiểu sâu, hãy tìm tài liệu đó trong việc tự học của mình, tự tìm tài liệu qua sách báo, các trang mạng, bạn bè để hiểu sâu hơn về kiến thức đó. Mặc dù, việc tìm kiếm tài liệu bổ ích không phải ai cũng tìm kiếm được nhanh và chính xác, nhưng chỉ cần sự cố gắng và quyết tâm rèn luyện thì việc tìm kiếm sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tìm kiếm tài liệu chỉ khó trong thời gian đầu, và khi thành thói quen nó là công cụ giúp bạn tham khảo được nhiều kiến thức hiệu quả  phục vụ việc học ở nhà tốt nhất. Kiểm tra lại kiến thức bản thân bằng cách tự làm bài kiểm tra ngắn, tự mình sáng tạo nội dung đề tài cho chính mình thực hiện cũng là cách để củng cố lại kiến thức đã học, giúp cho việc tự học được nâng cao hơn.

3.5. Hiểu sâu và phải thường xuyên ôn tập lại kiến thức khi tự học

Hiểu sâu kiến thức sẽ giúp các bạn luôn nhớ lâu và biết cách áp dụng chúng vào từng hoàn cảnh cụ thể phù hợp nhất, việc ôn tập thường xuyên kiến thức đã học là công việc khi tự học ở nhà cần có. Đừng chủ quan với kiến thức bản thân coi là chắc chắn vì nếu không ôn tập thường xuyên thì kiến thức sẽ mờ nhạt dần và lâu dần kiến thức sẽ trở lên như mới. Tự học ở nhà là các bạn phải biết ôn tập một cách hiệu quả và khoa học.

Phụ huynh cũng nên tạo điều kiện cho con em mình để việc học ở nhà đem lại chất lượng cao bằng cách tạo không gian phòng học ở nơi thoáng mát đầy đủ ánh sáng cho các bạn học tập, quan tâm theo dõi, sát sao động viên các bạn khi thấy con em mình có những biểu hiện không tốt trong việc học ảnh hưởng đến quá trình học tập ở nhà. Phụ huynh hãy luôn ủng hộ ý kiến và quan điểm của con em mình dù tốt hay không tốt, nhẹ nhàng đưa ra đóng góp cũng như lời khuyên bổ ích cho các bạn để các bạn nhận được sự quan tâm của những người thân yêu và có tâm lý thoải mái trong quá trình tự học ở nhà.

Video liên quan

Chủ Đề