Nghị định đăng ký giao dịch bảo đảm

Trong hoạt động kinh doanh hiện nay, việc các bên sử dụng đến các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là vô cùng phổ biến bởi tính hiệu quả mà nó mang lại, giúp các bên phòng tránh được rủi ro trong các hợp đồng mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ. Tuy nhiên những giao dịch bảo đảm nào cần phải đăng ký với cơ quan nhà nước, giao dịch nào không? Và việc đăng ký giao dịch bảo đảm ở đâu?, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sau.

  • 17 tuổi có được đứng tên trên giấy đăng ký xe máy không?
  • Hướng dẫn thực hiện thủ tục đăng ký khai tử chi tiết nhất 2021
  • Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị không?

Giao dịch bảo đảm là một hợp đồng dân sự do các bên tự thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Là các biện pháp để bảo đảm các bên thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết. 

  • Việc đăng ký giao dịch bảo đảm là điều kiện bắt buộc để có hiệu lực nếu pháp luật quy định.
  • Biện pháp bảo đảm sẽ được đăng ký theo sự thỏa thuận của các bên  hoặc theo pháp luật quy định.

Bài viết liên quan  Luật hôn nhân nam nữ bao nhiêu tuổi

[Căn cứ theo Điều 298 Bộ luật Dân sự 2015]

Xem thêm bài viết “Thành lập công ty trọn gói” tại chuyên mục “Dịch vụ doanh nghiệp

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm quy định

  • Thế chấp về quyền sử dụng đất;
  • Thế chấp về tài sản gắn liền với đất nếu tài sản đó được chứng nhận quyền sở hữu trên GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
  • Cầm cố hoặc thế chấp tàu bay hoặc Thế chấp tàu biển.
  • Thế chấp các tài sản là động sản khác hoặc các tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;
  • Bảo lưu quyền sở hữu đối với trường hợp mua bán các tài sản gắn liền với đất hoặc tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển;…

Căn cứ Điều 5 Nghị định 102/2017/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm quy định. Thời điểm có hiệu lực của việc đăng ký giao dịch bảo đảm là:

  • Thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung và sổ đăng ký nếu tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất hoặc tàu bay, tàu biển.
  • Thời điểm nội dung đăng ký được cập nhật vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm nếu tài sản bảo đảm là động sản khác
  • Nếu biện pháp bảo đảm bằng tàu bay thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký là: Cục Hàng không Việt Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải.
  • Nếu biện pháp bảo đảm bằng tàu biển thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký là: Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải.
  • Nếu biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký là các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký đất đai  thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
  • Nếu biện pháp bảo đảm bằng động sản hoặc các tài sản khác không thuộc thẩm quyền của các cơ quan đăng ký nêu trên thì: Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp sẽ thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm. 

Bài viết liên quan  Vốn điều lệ của công ty cổ phần

  • Thế chấp các động sản, ngoại trừ tàu bay, tàu biển [gồm cả thế chấp động sản hình thành trong tương lai]; 
  • Bảo lưu quyền sở hữu đối với trường hợp mua bán tài sản là động sản, trừ tàu bay, tàu biển đã có bảo lưu quyền sở hữu;
  • Những trường hợp thay đổi, sửa chữa, xóa đăng ký biện pháp bảo đảm đã đăng ký.
  • Văn bản thông báo việc xử lý tài sản bảo đảm đối với biện pháp bảo đảm đã đăng ký.
  • Ô tô, xe máy, tàu cá các phương tiện giao thông khác
  • Các máy móc, thiết bị, hàng hoá, nguyên vật liệu, kim khí, đá quý…
  • Tiền Việt Nam, ngoại tệ.
  • Phần vốn góp, cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ các loại giấy tờ có giá trị khác.
  • Các quyền tài sản theo Điều 115 Bộ luật dân sự, trừ quyền sử dụng đất.
  • Lợi tức, lợi ích khác thu được hợp pháp theo pháp luật
  • Các động sản khác theo khoản 2 Điều 107 của Bộ luật dân sự.
  • Nhà ở, công trình xây dựng được xây dựng tạm thời mà không chứng nhận quyền sở hữu theo khoản 2 Điều 35 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP như: tài sản được xây dựng tạm thời trong thời gian xây dựng công trình chính; Những công trình phụ trợ nằm bên ngoài phạm vi công trình chính nhằm phục vụ cho việc quản lý, sử dụng công trình chính; hoặc những tài sản khác gắn liền với đất mà pháp luật chưa quy định về chứng nhận quyền sở hữu như: nhà thép tiền chế, khung nhà xưởng, nhà lưới, nhà màng; giếng nước; giếng khoan; bể nước; sân; tường rào; cột điện;trạm bơm, hệ thống phát,..

Bài viết liên quan  Vợ sinh mổ chồng được nghỉ mấy ngày

Trên đây là tư vấn về vấn đề Đăng ký giao dịch bảo đảm ở đâu? Trường hợp có bất kỳ vấn đề nào liên quan, Xin vui lòng liên hệ với Công ty Luật Inslaw để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.

Bạn đang xem bài viết “Đăng ký giao dịch bảo đảm ở đâu? Thủ tục như thế nào? Trong bao lâu?” tại chuyên mục “Kiến thức chung”

Ngày 19 tháng 3 năm 2021, Chính Phủ đã ban hành Nghị Định 21 hướng dẫn Bộ Luật Dân Sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ [Nghị Định 21/2021]. Nghị Định 21/2021 thay thế Nghị Định 163 của Chính Phủ ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm [Nghị Định 163/2006] từ ngày 15/5/2021.

Quyền tự do thỏa thuận của các bên

Nghị Định 21/2021 dường như cho phép các bên trong giao dịch bảo đảm thỏa thuận bất kỳ vấn đề gì liên quan đến giao dịch bảo đảm miễn là thỏa thuận đó tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Bộ Luật Dân Sự 2015, không vi phạm các điều kiện để giao dịch có hiệu lực, không vi phạm giới hạn thực hiện quyền dân sự theo quy định của Bộ Luật Dân Sự 2015 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Không rõ liệu các bên có thể thỏa thuận về việc không tuân theo các quy định của Nghị Định 21/2021 miễn là các thỏa thuận đó tuân thủ các điều kiện đã đề cập này hay không. Ví dụ, Điều 9.1 của Nghị Định 21/2021 quy định việc mô tả tài sản bảo đảm do bên nhận bảo đảm và bên bảo đảm thỏa thuận, nhưng việc mô tả tài sản bảo đảm này cũng được yêu cầu phải phù hợp với một số quy định khác của Nghị Định 21/2021. Không rõ liệu các bên có thể áp dụng Điều 4 để mô tả tài sản bảo đảm theo cách thức khác với quy định của Nghị Định 21/2021 hay không, hoặc ngay cả khi các bên có quyền thỏa thuận về việc mô tả tài sản bảo đảm, thì việc mô tả đó phải tuân theo Điều 9.1 của Nghị Định 21/2021.

Khái niệm về người có nghĩa vụ được bảo đảm và bên có quyền

Nghị Định 21/2021 định nghĩa rằng “người có nghĩa vụ được bảo đảm” là người mà nghĩa vụ của họ được bảo đảm bằng biện pháp bảo đảm. Nghị Định cũng nêu rõ rằng người có nghĩa vụ được bảo đảm có thể đồng thời hoặc không đồng thời là “bên bảo đảm”.

Điều thú vị là Nghị Định 21/2021 loại bỏ mô tả rõ ràng trong Nghị Định 163/2006 rằng bên có quyền là bên nhận bảo đảm trong một nghĩa vụ được bảo đảm. Không rõ liệu thay đổi này có tạo ra khả năng bên nhận bảo đảm không cần phải là bên có quyền trong giao dịch bảo đảm hay không [xem thêm phần thảo luận Tại đây].

Mô tả tài sản bảo đảm

Ngoài vấn đề nêu trên, các quy định liên quan đến mô tả tài sản bảo đảm theo Nghị Định 21/2021 có một số vấn đề sau:

·    nếu tài sản bảo đảm là bất động sản, động sản phải đăng ký, việc mô tả phải phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký của tài sản đó. Không rõ liệu yêu cầu này có nghĩa là mô tả  phải hoàn toàn giống với thông tin trong giấy chứng nhận đăng ký, hay mô tả không được trái với thông tin đó;

·    đối với tài sản bảo đảm là quyền tài sản, việc mô tả phải bao gồm tên và căn cứ pháp lý phát sinh quyền tài sản. Không rõ liệu việc mô tả căn cứ pháp lý có phải nêu chính xác các điều khoản của văn bản pháp luật quy định về quyền tài sản đó hay không;

·    Việc mô tả tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá, chứng khoán, số dư tiền gửi phải phù hợp với quy định đối với các loại tài sản này. Điều khoản này có vấn đề. Mặc dù khá dễ dàng để sở hữu những loại tài sản này, các quy định về giấy tờ có giá, chứng khoán và số dư tiền gửi là luật chuyên ngành và phức tạp, và rất khó để xác định việc mô tả phải tuân theo phần nào của các quy định này. Yêu cầu rằng việc mô tả phải phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành khó hơn nhiều so với yêu cầu trong Bộ Luật Dân Sự 2015, đó là chỉ yêu cầu việc mô tả có thể xác định được; và

·    Nghị Định 21/2021 có yêu cầu không rõ ràng như sau: nếu một dự án phải có căn cứ pháp lý khác thì phần mô tả về dự án đó với tư cách là một tài sản bảo đảm phải thể hiện được căn cứ pháp lý này. Yêu cầu như vậy là có vấn đề vì nó đòi hỏi phải mô tả cụ thể một thứ không rõ ràng.

Giới hạn trong việc tạo lập biện pháp bảo đảm đối với vốn góp

Bên bảo đảm khi tạo lập biện pháp bảo đảm đối với vốn góp của một công ty phải tuân thủ các yêu cầu quy định trong điều lệ công ty đó. Điều này có thể gây trở ngại cho các bên bảo đảm vì họ có thể không kiểm soát được việc thay đổi điều lệ của công ty có liên quan [nếu họ là cổ đông/thành viên thiểu số của công ty đó].

Hiệu lực của hợp đồng bảo đảm và hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp bảo đảm

Nghị Định 21/2021 quy định rõ rằng hiệu lực của hợp đồng bảo đảm khác với hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp bảo đảm. Hơn nữa, hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp bảo đảm là có điều kiện dựa vào hiệu lực của hợp đồng bảo đảm.

Không làm rõ quyền truy đòi tài sản bảo đảm

Nghị Định 21/2021 không làm rõ ý nghĩa của “quyền truy đòi” tài sản bảo đảm. Trong dự thảo Nghị Định 21/2021, quyền truy đòi tài sản bảo đảm được định nghĩa là quyền của bên nhận bảo đảm trong một biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được yêu cầu bất kỳ bên thứ ba nào trả lại tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, quy định này đã bị loại bỏ trong Nghị Định 21/2021 chính thức.

Không có quyền thu giữ tài sản bảo đảm rõ ràng

Khác với Nghị Định 163/2006, Nghị Định 21/2021 không còn quy định cho bên nhận bảo đảm quyền thu giữ tài sản bảo đảm nếu bên giữ tài sản không giao tài sản đó đúng thời hạn quy định trong thông báo xử lý tài sản bảo đảm. Trong trường hợp đó, Nghị Định 21/2021 chỉ cho phép bên nhận bảo đảm kiểm tra tài sản bảo đảm để ngăn chặn việc tẩu tán, để xử lý hoặc yêu cầu tòa án giải quyết. Trong hội thảo góp ý dự thảo Nghị Định 21/2021, nhiều ngân hàng đã yêu cầu ưu tiên hàng đầu là được quyền thu giữ tài sản bảo đảm tương tự như quy định tại Nghị Quyết 42 về đề án thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Việc không có quyền này trong Nghị Định 21/2021 có thể làm suy yếu khả năng xử lý tài sản bảo đảm trên thực tế.

Tuy nhiên, Nghị Định 21/2021 nêu rõ, trường hợp bên nhận bảo đảm xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm thì không cần sự ủy quyền hoặc đồng ý của bên bảo đảm. Về mặt lý thuyết, quy định này có thể được coi là tốt hơn quy định về “quyền thu giữ”.

Quy định khó hiểu khi tài sản thế chấp là đối tượng của giao dịch vô hiệu

Điều 36 Nghị Định 21/2021 quy định rằng bên nhận bảo đảm [cụ thể là bên thế chấp] trong một giao dịch thế chấp sẽ được coi là bên thứ ba ngay tình nếu tài sản thế chấp đã được chuyển giao cho bên nhận bảo đảm. Nếu bên thế chấp là một bên thứ ba ngay tình thì thế chấp sẽ vẫn có hiệu lực ngay cả khi tài sản thế chấp là đối tượng của một giao dịch vô hiệu. Tuy nhiên, không rõ việc chuyển giao tài sản thế chấp khác với giao tài sản đó như thế nào.

Nhận tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ

Với Điều 59 của Nghị Định 21, việc nhận tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ trở thành một lựa chọn rất mạnh để xử lý tài sản bảo đảm. Điều 59 quy định việc nhận tài sản bảo đảm này là cơ sở để bên nhận bảo đảm xác lập quyền sở hữu của mình đối với tài sản bảo đảm, và hợp đồng bảo đảm có thể được sử dụng để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành các thủ tục thay đổi quyền sở hữu đối với tài sản bảo đảm từ bên bảo đảm sang bên nhận bảo đảm.

Bài viết được thực hiện bởi Nguyễn Hoàng Duy và biên tập bởi Nguyễn Quang Vũ.

Video liên quan

Chủ Đề