Nghị định xử lý về nhãn hàng hóa

Ngày 30/12/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định 126/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính, trong đó có lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Theo Nghị định 126/2021, mức phạt tiền đối với hành vi kinh doanh hàng hóa theo quy định phải có nhãn hàng hóa mà không có nhãn hàng hóa; không có nhãn gốc hoặc có nhãn gốc nhưng ghi không đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa, hoặc bị thay đổi (trước đây quy định là “không có nhãn gốc hoặc có nhãn gốc nhưng bị thay đổi”) như sau:

- Phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng với hàng hóa vi phạm có giá trị đến dưới 05 triệu đồng.

(Trước đây quy định là hàng hóa vi phạm có giá trị đến 05 triệu đồng).

- Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 05 - dưới 10 triệu đồng.

(Mức phạt trước đây là từ 03 - 06 triệu đồng với hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 05 - 10 triệu đồng)

- Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10 - dưới 20 triệu đồng.

(Trước đây, phạt tiền từ 06 - 10 triệu đồng với hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10 - đến 20 triệu đồng).

- Phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20 - dưới 30 triệu đồng.

(Trước đây, mức phạt này áp dụng với hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20 - 30 triệu đồng).

- Phạt tiền từ 15 - 25 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30 - dưới 50 triệu đồng;

(Trước đây, mức phạt này áp dụng với hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30 - 50 triệu đồng)…

Nghị định xử lý về nhãn hàng hóa
Xử phạt vi phạm quy định về nhãn mác hàng hóa

Căn cứ Nghị định 119/2017/NĐ-CP thì  các hành vi vi phạm quy đinh về nhãn mác hàng hóa sẽ bị xử phạt, cụ thể là

*Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa trong kinh doanh sản phẩm, hàng hóa

  • Hàng hóa có nhãn hàng hóa nhưng bị che lấp, rách nát, mờ không đọc được hoặc không đọc được hết các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa;
  • Hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về kích thước chữ và số, ngôn ngữ sử dụng, định lượng và đơn vị đo theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.

* Vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa

  • Hàng hóa có nhãn (kể cả tem hoặc nhãn phụ) hoặc tài liệu kèm theo không ghi đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
  • Hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.

Mức phạt có thể từ 500.000 đồng đến 100.000.000 đồng.  Ngoài ra, còn có một số biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc thu hồi sản phẩm, buộc tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm, buộc tiêu hủy hàng hóa có nhãn hàng hóa vi phạm.

III- Hướng dẫn chi tiết ghi nhãn với các hàng hóa cụ thể phù hợp quy định về nhãn mác hàng hóa

*  Quy định mới nhất về ghi nhãn hàng hóa đối với nhóm hàng hóa là “lương thực”

Nghị định xử lý về nhãn hàng hóa
Quy định mới nhất về ghi nhãn hàng hóa đối với nhóm hàng hóa là “lương thực”

a) Định lượng;

b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Thông tin cảnh báo (nếu có).

* Đối với nhóm hàng hóa là “Thực phẩm”, nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa  đúng với quy định về nhãn hàng hóa là:

a) Định lượng;

b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Thành phần hoặc thành phần định lượng; thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng (nếu có);

đ) Thông tin cảnh báo;

e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

* Đối với nhóm “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe” thì quy định mới nhất về ghi nhãn hàng hóa yêu cầu nội dung trên nhãn phải có:  

Nghị định xử lý về nhãn hàng hóa
Quy định về nhãn mác hàng hóa thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

a) Định lượng;

b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Thành phần, thành phần định lượng (không áp dụng ghi thành phần định lượng đối với phụ gia thực phẩm và phụ liệu) hoặc giá trị dinh dưỡng;

đ) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản: Công dụng, đối tượng sử dụng, cách dùng;

e) Công bố khuyến cáo về nguy cơ (nếu có);

g) Ghi cụm từ: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”;

h) Ghi cụm từ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đối với hàng hóa nhập khẩu, mời các bạn theo dõi bài viết Quy định về nhãn mác hàng hóa nhập khẩu (quy định về nhãn phụ)

Bạn thấy nội dung này thực sự hữu ích ?

Không