Nghĩa vụ thu dọn mỏ tiếng anh là gì

Về cơ bản, các phương án ngừng hoạt động được xác định bởi các yếu tố như tuổi của giàn khoan và độ sâu của đáy biển. Các giếng được đóng bằng bê tông trong một quá trình được gọi là “đóng và bỏ”. Các thiết bị, phương tiện của công trình được làm sạch, tháo dỡ tại chỗ hoặc kéo vào bờ để tái chế kim loại phế liệu.

Tư duy hiện tại xác định 3 cách mà các giàn khoan có thể được tháo dỡ: vận hành thang máy đơn, thường áp dụng cho các công trình lắp đặt nhỏ hơn; lắp đặt ngược lại, trong đó giàn được lắp dựng ở dạng mô-đun được tháo dỡ theo cùng một cách; và cách tiếp cận từng phần, theo đó một nhóm máy xúc và một đội phá dỡ sẽ tháo dỡ từng mảnh giàn khoan.

Năm 1995, Shell đã thất bại khi ngừng hoạt động của các giàn khoan Brent ở Biển Bắc, khi tìm cách đổ một giàn khoan dầu thừa xuống đáy biển Đại Tây Dương. 4 giàn khoan đang được tháo dỡ trong một quá trình bắt đầu từ 11 năm trước và sẽ chỉ hoàn thành vào năm 2020. Shell đã tham vấn với 180 bên liên quan, từ ngư dân đến cộng đồng địa phương, các tổ chức phi chính phủ về môi trường và học giả.

Hiện câu hỏi vẫn là 55.000 km đường ống chỉ riêng ở châu Á - Thái Bình Dương sẽ đi đến đâu? Viễn cảnh về một nghĩa địa giàn khoan dầu, tương tự như những bãi biển bị vỡ tàu ở Chittagong, Bangladesh, nơi được mệnh danh là nghĩa địa của thế giới đối với đội tàu buôn toàn cầu, các tàu chở dầu và tàu du lịch bị vứt bỏ. Thông thường các chủ tàu thường tìm cách trốn tránh trách nhiệm đối với môi trường và quyền con người, gây hậu quả kinh hoàng.

Nghĩa vụ thu dọn mỏ tiếng anh là gì
Nghĩa địa giàn khoan ở Chittagong, Bangladesh. Ảnh: Shutterstock.

Vậy có sự đồng thuận trên toàn thế giới về các qui trình cần thực hiện khi dự án ngừng hoạt động hay không?

Không có hiệp ước toàn cầu, ràng buộc pháp lý nào dành riêng cho việc tháo dỡ giàn khoan và các cấu trúc khác một cách an toàn và có trách nhiệm với môi trường. Công ước Bảo vệ Môi trường biển Đông Bắc Đại Tây Dương (OSPAR), theo đó 15 chính phủ và EU hợp tác, OSPAR yêu cầu các công trình ngoài khơi phải được dỡ bỏ hoàn toàn khỏi các khu vực biển và đưa vào bờ để tái sử dụng, tái chế hoặc xử lý theo cách khác. Quy định quốc tế khác có ảnh hưởng trực tiếp đến việc ngừng hoạt động là sắc lệnh của Tổ chức Hàng hải Quốc tế liên quan đến an toàn hàng hải. Qui định này ghi rằng bất kỳ cấu trúc nào cũng phải được cắt xuống một độ sâu nhất định dưới mực nước biển, thường là khoảng 85 feet.

Kể từ giữa những năm 1990, tất cả các công trình ngoài khơi của Shell đều phải được xây dựng với kế hoạch được dự trù đến việc ngừng hoạt động. Các công ty lớn sẽ quan tâm đến danh tiếng của họ, ngay cả khi họ hoạt động ở những khu vực ngoài tầm với của OSPAR.

Khu vực châu Á gần nhất tương đương với OSPAR là Hội đồng ASEAN về Dầu mỏ (ASCOPE), đã ban hành hướng dẫn ngừng hoạt động các công trình dầu khí vào năm 2015.

Tại Thái Lan, Đạo luật Dầu khí Quốc gia thiết lập nền tảng pháp lý cho việc ngừng hoạt động trong khi chính phủ cũng đã ban hành hướng dẫn. Luật pháp Thái Lan cũng cho phép các tổ chức phi chính phủ có hành động pháp lý trực tiếp bảo vệ môi trường, chống lại các công ty tư nhân. Tuy nhiên, ở Indonesia, các khuôn khổ yếu hơn do thiếu các điều khoản về an ninh và thu dọn trong các hợp đồng năng lượng. Trung Quốc cũng có những quy định yếu kém tương tự. Các tổ chức quốc tế và khu vực có thể ban hành hướng dẫn nhưng khi liên quan đến quy định thì phải do pháp luật của các quốc gia.

Nghị định số 95/2015/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam, Điều 46 qui định các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí phải thực hiện các công việc có liên quan đến bảo vệ môi trường. Chương VI, Điều 77, 78, 79 qui định nghĩa vụ thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí.

Mức trích lập quỹ thu dọn mỏ dầu khí của mỗi tổ chức, cá nhân có được tính vào chi phí thu hồi không?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 78 Nghị định 95/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Quỹ thu dọn mỏ
1. Việc bảo đảm nghĩa vụ tài chính cho việc thu dọn mỏ phải được thực hiện theo phương thức lập quỹ.
2. Đối với việc bảo đảm nghĩa vụ tài chính cho việc thu dọn mỏ theo quy định tại Điều này, nếu trong các hợp đồng dầu khí đã ký kết có thỏa thuận khác về biện pháp bảo đảm nghĩa vụ thu dọn mỏ so với quy định của Nghị định này thì nhà thầu thực hiện theo thỏa thuận trong các hợp đồng dầu khí đó.
3. Trong thời hạn một (01) năm, kể từ ngày khai thác thương mại đầu tiên, tổ chức, cá nhân phải lập quỹ thu dọn mỏ.
4. Quỹ thu dọn mỏ được trích lập hàng năm. Mức trích lập quỹ của mỗi tổ chức, cá nhân tương ứng với tỷ lệ phần tham gia của tổ chức, cá nhân đó trong hợp đồng dầu khí và được tính vào chi phí thu hồi.
5. Giá trị thanh lý tài sản công trình cố định, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí thu được trong quá trình thu dọn được xử lý như sau:
a) Trường hợp công trình cố định, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí đã được thu hồi chi phí, khoản tiền thanh lý thu được trong quá trình thu dọn mỏ thuộc sở hữu của nhà nước Việt Nam theo quy định của hợp đồng dầu khí;
b) Trường hợp công trình cố định, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí chưa được thu hồi chi phí, khoản tiến thanh lý thu được trong quá trình thu dọn mỏ thuộc sở hữu của nhà thầu.

Như vậy, mức trích lập quỹ thu dọn mỏ dầu khí của mỗi tổ chức, cá nhân có được tính chi phí thu hồi.

Và quỹ thu dọn mỏ được trích lập hàng năm. Mức trích lập quỹ của mỗi tổ chức, cá nhân tương ứng với tỷ lệ phần tham gia của tổ chức, cá nhân đó trong hợp đồng dầu khí.

Nghĩa vụ thu dọn mỏ tiếng anh là gì

Thu dọn mỏ dầu khí (Hình từ Internet)

Thu dọn mỏ dầu khí là nghĩa vụ của ai?

Thu dọn mỏ dầu khí là nghĩa vụ của ai, thì theo khoản 1 Điều 51 Nghị định 45/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 01/07/2023) như sau:

Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt kế hoạch thu dọn công trình dầu khí, điều chỉnh kế hoạch thu dọn công trình dầu khí
1. Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày có dòng dầu, khí đầu tiên được khai thác thương mại từ diện tích hợp đồng dầu khí, trên cơ sở kế hoạch thu dọn công trình dầu khí do nhà thầu lập được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thông qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình 02 bộ hồ sơ (gồm 01 bộ hồ sơ gốc và 01 bộ hồ sơ bản sao, gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính) đề nghị phê duyệt kế hoạch thu dọn công trình dầu khí. Hồ sơ bao gồm:
...

Như vậy, thu dọn mỏ dầu khí là nghĩa vụ của nhà thầu.

Trước đây, căn cứ theo khoản 1 Điều 77 Nghị định 95/2015/NĐ-CP Nghị định 45/2023/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ ngày 01/07/2023) như sau:

Nghĩa vụ thu dọn mỏ
1. Nhà thầu có nghĩa vụ thu dọn mỏ theo quy định của Nghị định này và văn bản pháp luật có liên quan.
2. Nhà thầu phải lập kế hoạch thu dọn và trích lập quỹ thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí theo quy định của pháp luật, trình Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt.
3. Nhà thầu có trách nhiệm thu dọn mỏ theo kế hoạch đã được Bộ Công Thương phê duyệt. Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân và được Bộ Công Thương chấp thuận hoặc theo yêu cầu của Bộ Công Thương, tổ chức, cá nhân có thể không thu dọn toàn bộ hoặc từng phần công trình cố định, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí.
4. Trong quá trình hoạt động dầu khí, tổ chức, cá nhân phải tiến hành ngay việc thu dọn từng phần hoặc toàn bộ công trình cố định, thiết bị và phương tiện bị hư hỏng nặng hoặc xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an toàn và hiệu quả của hoạt động dầu khí.
5. Việc thu dọn mỏ phải bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ lòng đất, khôi phục trạng thái môi trường sinh thái, an toàn giao thông và các nguồn lợi khác của biển.
6. Thực hiện việc giám sát môi trường và độ ổn định địa chất của các giếng khoan.
7. Chi phí thu dọn mỏ được tính vào chi phí dầu khí được thu hồi.

Như vậy, thu dọn mỏ dầu khí là nghĩa vụ của nhà thầu.

Nhà thầu phải lập kế hoạch thu dọn và trích lập quỹ thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí theo quy định của pháp luật, trình Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt.

Điều chỉnh và quyết toán quỹ thu dọn mỏ được thực hiện như thế nào?

Điều chỉnh và quyết toán quỹ thu dọn mỏ được quy định khoản 4, 5, 6, 7 Điều 52 Nghị định 45/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 01/07/2023) như sau:

Quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí
...
4. Trong thời hạn 01 năm trước khi kết thúc hợp đồng dầu khí hoặc kết thúc thời hạn khai thác dầu khí theo kế hoạch phát triển mỏ dầu khí hoặc kế hoạch phát triển mỏ dầu khí điều chỉnh đã được phê duyệt, nhà thầu phải cập nhật kế hoạch thu dọn công trình dầu khí, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 51 Nghị định này.
5. Trường hợp số dư của quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí thấp hơn dự toán chi phí theo kế hoạch thu dọn công trình dầu khí cuối cùng đã được phê duyệt, trong thời hạn 06 tháng trước khi kết thúc hợp đồng dầu khí hoặc kết thúc thời hạn khai thác dầu khí, mỗi nhà thầu phải đóng góp bổ sung quỹ theo tỷ lệ quyền lợi tham gia trong hợp đồng dầu khí. Trường hợp cần thiết, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam yêu cầu nhà thầu mở bảo lãnh ngân hàng để bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí với số tiền bảo lãnh tương đương số tiền còn thiếu.
6. Trường hợp số dư của quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí lớn hơn dự toán chi phí theo kế hoạch thu dọn công trình dầu khí cuối cùng đã được phê duyệt, khoản chênh lệch sẽ được xử lý khi quyết toán theo quy định tại Điều 54 Nghị định này hoặc được trả lại cho nhà thầu tại thời điểm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiếp nhận quyền sử dụng quỹ đảm bảo nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí (trong trường hợp nhà thầu được phép để lại toàn bộ hoặc một phần công trình dầu khí) với điều kiện nhà thầu phải hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với nước chủ nhà theo quy định của hợp đồng dầu khí và pháp luật có liên quan. Phần chênh lệch đã trả lại cho nhà thầu sẽ được xử lý theo nguyên tắc theo quy định tại khoản 5 Điều 54 Nghị định này.
7. Nếu trong hợp đồng dầu khí đã ký kết có thỏa thuận khác về biện pháp bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí so với quy định của Nghị định này thì nhà thầu thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng dầu khí đó.

Theo đó, điều chỉnh và quyết toán quỹ thu dọn mỏ được thực hiện như trên.

Trước đây, căn cứ theo Điều 79 Nghị định 95/2015/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ ngày 01/07/2023) quy định như sau: