Ngôi nhà có cấu tạo chung gồm mấy phần? nêu đặc điểm các phần đó của ngôi nhà?

Đề bài Hướng dẫn giải

Những phần chính của ngôi nhà

-    Móng nhà

-   Tường nhà

-   Sàn nhà

-   Cửa chính

-   Cửa sổ

-   Khung nhà

-   Mái nhà

? Em hãy gắn các tên sau đây ở bưu điện Hà Nội, nhà sàn, nhà mái bằng, chùa Thiên Mụ, biệt thự, chợ Bến Thành với các công trình trong hình 1.1

 

? Trong các công trình trên, công trình nào thuộc nhóm nhà ở?

Xem lời giải

1. Ngoài các khu vực chính, trong nhà ở còn có những khu vực nào?

2. Trong nhà ở, một vài khu vực có thế được bố trí chung một vị trí. Em hãy chỉ ra các khu vực có thể bố trí chung với nhau trong các khu vực sau: nơi thờ cúng, nơi học tập, nơi tiếp khách, nơi ngủ nghỉ, nơi nấu ăn, nơi tắm giặt, nơi vệ sinh, nơi chăn nuôi, nơi ăn uống, nơi phơi quần áo.

3. Em hãy cho biết tên kiến trúc nhà ở trong mỗi hình dưới đây.

4. Trong các kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam, theo em, kiểu kiến trúc nào nên xây dựng bằng bê tông cốt thép?

5. Em hãy quan sát các ngôi nhà dưới đây và cho biết ngôi nhà nào có kết cấu vững chắc nhất.

6. Em hãy cho biết những ngôi nhà trong hình đưới đây đang thực hiện ở bước nào của quy trình xây dựng nhà.

Xem lời giải

Công nghệ lớp 6 bài 1: Nhà ở đối với con người

  • 1- Vai trò của nhà ở
  • 2. Đặc điểm chung của nhà ở
    • 2.1 Cấu tạo chung của nhà ở
    • 2.2 Các khu vực chính trong nhà
  • 3. Một số kiến trúc nhà ở được đặt riêng ở Việt Nam

VnDoc gửi tới các em tài liệu Giải Công nghệ 6 bài 1 Nhà ở đối với con người sách Chân trời sáng tạo. Tài liệu bao gồm hướng dẫn trả lời cho các câu hỏi trong sách Công nghệ lớp 6 Chân trời sáng tạo, giúp các em nắm vững các kiến thức được học trong bài. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

1- Vai trò của nhà ở

Em hãy quan sát Hình 1.1 và trả lời các câu hỏi dưới đây.

- Hình ảnh trên mô tả những hiện tượng gì bên ngoài ngôi nhà?

- Nhà ở giúp ích gì cho con người khi xảy ra những hiện tượng thiên nhiên như trên?

Trả lời:

- Hình ảnh trên mô tả những hiện tượng ngôi nhà:

+ Khi trời nắng

+ Khi trời mưa

+ Khi trời bão có sấm sét

+ Khi trời đông tuyết

- Nhà ở là nơi trú ngụ của con người, bảo vệ con người tránh khỏi những ảnh hưởng xấu của thiên nhiên, môi trường.

Em hãy kể những hoạt động thiết yếu thường ngày trong gia đình.

Trả lời:

Những hoạt động thiết yếu thường ngày trong gia đình là:

a. Học bài

b. Ăn uống

c. Ngủ

d. Giải trí

Các hoạt động của hình 1.2 diễn ra ở khu vực nào trong ngôi nhà?

Trả lời:

Các hoạt động của hình 1.2 diễn ra ở khu vực phòng học, phòng ăn, phòng ngủ, phòng khách của gia đình.

2. Đặc điểm chung của nhà ở

2.1 Cấu tạo chung của nhà ở

Em hãy quan sát Hình 1.3 và trả lời các câu hỏi:

1. Phần nào của ngôi nhà nằm dưới lòng đất?

2. Bộ phận nào che chở cho ngôi nhà?

3. Thân nhà có những bộ phận chính nào?

Bài làm:

1. Phần móng nhà của ngôi nhà nằm dưới lòng đất.

2. Bộ phận nào che chở cho ngôi nhà là phần mái nhà.

3. Thân nhà có những bộ phận chính là: Tường, cột, sàn, dầm nhà

2.2 Các khu vực chính trong nhà

1. Các hoạt động thường ngày của gia đình được thực hiện ở khu vực nào trong ngôi nhà?

2. Góc học tập của em được đặt ở khu vực nào trong nhà?

Bài làm:

1. Mỗi ngôi nhà thường có các khu vực chính nhự: nơi tiếp khách, nơi sinh hoạt chung, nơi học tập, nơi nghỉ ngơi, nơi nâu ăn, nơi tắm giặt, nơi vệ sinh,...

2. Góc học tập của em được đặt trong phòng riêng của em

3. Một số kiến trúc nhà ở được đặt riêng ở Việt Nam

Em hãy quan sát hình ảnh 1.5 và chọn nội dung mô tả nhà phù hợp với mỗi hình.

2. Kiến trúc nhà nào em thường thấy ở mỗi khu vực: nông thôn, thành thị, vùng sông nước?

3. Theo em, vì sao các kiến trúc nhà trên lại phố biến ở mỗi khu vực?

Bài làm:

1.

a- 4

b- 6

c- 1

d- 3

e- 5

f- 2

2. Kiến trúc nhà em thường thấy ở mỗi khu vực: nông thôn, thành thị, vùng sông nước là:

- Nông thôn: thường có kiểu nhà ba gian truyền thống; hiện nay phô biến kiểu nhà riêng lẻ, một tầng, mái ngói hoặc bê tông, xung quanh nhà thường có sân, vườn.

- Thành thị: có kiểu nhà liên kế, nhà chụng cư, nhà biệt thự,...

- Các khu vực khác: nhà sản ở vùng núi, nhà bẻ ở vùng sông nước,...

3. các kiến trúc nhà trên lại phố biến ở mỗi khu vực vì: Ở nước ta có nhiều kiểu kiến trúc nhà ở khác nhau, tuỳ theo điều kiện tự nhiên và tập quán của từng địa phương.

......................

Trên đây, VnDoc đã gửi tới các bạn tài liệu Công nghệ 6 bài 1 Nhà ở đối với con người Chân trời sáng tạo. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các em ghi nhớ các kiến thức được học hiệu quả, từ đó đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra định kì môn Công nghệ lớp 6.

Để giúp các em học sinh làm quen với bộ sách lớp 6 mới Chân trời sáng tạo, VnDoc gửi tới các em lời giải cho các sách như: Toán lớp 6 Chân Trời Sáng Tạo, Ngữ Văn 6 Chân Trời Sáng Tạo tập, Địa lí 6 Chân trời sáng tạo, Lịch Sử 6 sách Chân Trời Sáng Tạo.... Mời các em tham khảo để có sự chuẩn bị bài đầy đủ và chi tiết nhất.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới.

  • Nhóm Tài liệu học tập lớp 6
  • Nhóm Sách Chân trời sáng tạo THCS

Tháng chín 18,2019 05:26 Chiều


Một ngôi nhà ở hoàn chỉnh gồm các bộ phận cấu tạo liên kết với nhau rất chặt chẽ. Mỗi bội phận ấy đều có nhiệm vụ, vai trò riêng đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe. Ngược lại sẽ dẫn tới thi công sai kết cấu gây hậu quả khó lường. Sau đây, Kiến trúc VietAS mời bạn cùng tìm hiểu các nội dung cụ thể nhé.

Các bộ phận cấu tạo nhà ở gồm những gì?

Các bộ phận cấu tạo nhà ở chia làm mấy nhóm?

Dựa vào đặc điểm, tính chất, các bộ phận cấu tạo nhà ở được phân làm 2 nhóm chính gồm:

  • Nhóm Kết cấu chịu lực: Là nhóm gồm các bộ phận có kết cấu thẳng đứng chịu trách nhiệm gánh toàn bộ các loại tải trọng tác động lên chúng để truyền xuống đất như: Móng, tường, cột, sàn, cầu thang…
  • Nhóm Kết cấu bao che: Là nhóm gồm các bộ phận có chức năng phân chia nhà thành các không gian nhỏ cả ở bên ngoài lẫn bên trong như: tường, vách ngăn, sàn, mái, cửa sổ, cửa đi…
  • Tuy nhiên, trong các bộ phận cấu tạo nhà ở kể trên, có một số bộ phận làm cả 2 vai trò vừa chịu lực vừa bao che gồm: tường, sàn, mái…

Cấu tạo nhà ở dân dụng chia thành 2 nhóm chính gồm nhóm kết cấu chịu lực và kết cấu bao che

Các bộ phận cấu tạo nhà ở chính gồm những gì?

Các bộ phận thuộc nhóm kết cấu chịu lực:

1. MÓNG NHÀ

Là một trong những bộ phận kết cấu chịu lực quan trọng nhất của ngôi nhà. Nó nằm sâu dưới mặt đất ở bên dưới tường hay cột. Nhiệm vụ là truyền sức nặng và tải trọng của nhà xuống đất.

Lớp đất mà tải trọng của nhà truyền xuống gọi là nền. Nếu nhà có tầng hầm thì tường tầng hầm cũng đồng thời là tường móng.

Nên xem: Gia công thép móng, cầu thang và sàn biệt thự 2 tầng mái thái ở Đông Anh

2. TRỤ VÀ CỘT

Là hai trong các bộ phận nhà ở thuộc nhóm kết cấu chịu lực. Chúng tựa gối trực tiếp lên móng giúp trọng tải truyền thẳng đứng xuống móng.

3. GIẰNG TƯỜNG

Là hệ thống đai bê tông dày khoảng 7cm trở lên ẩn trong các bức tường chịu lực chính và tường chu vi ở độ cao sát bên dưới sàn hoặc ngang mép trên cửa sổ, cửa ra vào.

Giằng tường chủ yếu sử dụng trong thi công nhà gạch hay nhà block. Nó liên kết các loại tường lại với nhau tạo kết cấu ổn định, vững chắc.

4. LANH TÔ

Là dầm tường bằng gạch, bê tông cốt thép, gạch cốt thép, gỗ hay thép định hình dùng để đỡ phần tường nằm trên cửa sổ hay cửa ra vào tạo nên những lỗ cửa trên mặt tường.

5. CẦU THANG

Là những mặt sàn hay lối đi nghiêng có bậc hay không bậc để liên hệ giữa các tầng nhà với nhau. Bố cục, kiểu dáng cầu thang gồm thân thang nghiêng trên có bậc, các chiếu nghỉ, lan can và tay vịn…. Cách xây bậc cầu thang theo phong thủy đôi khi gây khó khăn cho người xây nhà.

Nắm được các bộ phận cấu tạo nhà ở nghĩa là có kiến thức cơ bản để hiểu kết cấu nhà ở là gì

Các bộ phận thuộc nhóm kết cấu bao che:

1. MÁI CHE

Định nghĩa

Là bộ phận cấu tạo nhà ở trên cùng có nhiệm vụ che cho ngôi nhà khỏi mưa, nắng và các hiện tượng khí quyển nói chung.

Cấu tạo

Giống sàn nhà, mái che gồm 2 bộ phận chính là cấu tạo chịu lực [vì kèo, dầm, dàn, vỏ…] và các bộ phận lợp.

Phần lợp có giá đỡ gồm: Cầu phong, li-tô trong mái ngói và các vật liệu không thấm nước như: ngói, tấm lợp fibro xi măng, tôn lượn sóng, giấy dầu, bê tông chống thấm…

Mái còn có máng hoặc sê nô [seno] để hứng nước mưa và dẫn đến các ống máng.

Chức năng, nhiệm vụ

Mái thường có độ dốc để thoát nước mưa nhanh. Khi mái nhà có độ dốc 5% gọi là nhà mái dốc.

2. CỬA SỔ

Định nghĩa

Là bộ phận lấy ánh sáng và thông gió cho các căn phòng.

Cấu tạo

Cửa sổ gồm có khuôn cửa và cánh cửa. Cũng có trường hợp làm cửa sổ không cần khuôn.

Cửa sổ đặt trên tường hoặc vách. Nó cách mặt sàn nhà khoảng 80-90cm và cách trần nhà khoảng 30-40cm.

Cửa sổ ở Việt Nam thường có 2 lớp: Cửa chớp bên ngoài để che nắng, thông gió và cửa kính bên trong để ngăn mưa, gió lạnh và lấy ánh sáng.

Cửa sổ ở các xứ lạnh có 2 lớp cửa kính nhưng không có cửa chớp.

3. CỬA ĐI

Định nghĩa

Cửa đi [cửa ra vào] là một trong các bộ phận nhà ở có chức năng liên hệ các phòng, các không gian bên trong với bên ngoài và ngược lại.

Cấu tạo

Giống cửa sổ, cửa ra vào cũng có khuôn cửa và cánh cửa. Có trường hợp làm cửa ra vào không cần khuôn.

Cửa đi thường ít khi có chiều cao thấp hơn 1.8m. Chiều rộng cửa đi phụ thuộc vào diện tích và nhu cầu đi lại.

Cửa đi thường được làm bằng gỗ [gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp], kim loại, nhựa, hỗn hợp gỗ - kính hay kim loại – kính…

Nên xem: Top 30 mẫu cửa chính biệt thự đẹp - Cửa gỗ 2 cánh, cửa gỗ 4 cánh pano kính và hoa sắt

4. Ô VĂNG

Là tấm mái che bằng bê tông cốt thép nằm trên các cửa sổ, cửa ra vào để che mưa nắng cho căn phòng ở bên trong.

Nhiều gia chủ muốn tiết kiệm chi phí nên làm kết hợp giằng tường, ô văng và lanh tô với nhau.

5. MÁI ĐUA

Định nghĩa

Là phần gờ tường nhô ra khỏi tường chu vi [tường ngoài chịu lực] ở phía trên cùng nhà để tạo thành các gờ hắt nước. Chúng có nhiệm vụ che cho tường khỏi bị nước mưa chảy từ trên mái xuống làm ẩm mốc tường.

Chức năng, nhiệm vụ

Giống bệ tường, mái đua cũng là một bộ phận trang trí tạo tính thẩm mỹ cho kiến trúc nhà ở. Nó tạo thành các diềm mái - bộ phận chuyển tiếp giữa mái và tường giúp kiến trúc nhà ở thêm mềm mại, duyên dáng.

Đối với các nhà mái bằng, mái đua có thể biến thành sê nô [máng nước bê tông cốt thép] nhô ra ngoài có hình dáng giống ô văng.

Thi công đúng các tiêu chuẩn kết cấu giúp ngôi nhà vững chắc, bền đẹp

Các bộ phận thuộc cả nhóm chịu lực và bao che:

1. TƯỜNG

Định nghĩa

Tường có rất nhiều vai trò khác nhau. Nó vừa là bộ phận chính phân chia các không gian nhà ở trên mặt đất, là ranh giới để phân chia không gian nội thất và ngoại thất, vừa là bộ phận chịu lực để đỡ sàn, mái truyền xuống móng.

Phân loại

Dựa vào chức năng và vị trí mà tường được phân thành 4 loại: tường trong, tường ngoài, tường chịu lực và tường không chịu lực.

Tường chịu lực lại có 2 loại: Tường ngoài chịu lực [tường chu vi] và tường trong chịu lực. Các tường không chịu một lực trọng tải nào khác ngoài bản thân chúng còn gọi là tường tự mang.

Còn một loại tường nữa là tường nhẹ không mang lực. Loại này thường tựa lên hoặc treo vào một kết cấu chịu lực khác như dầm, cột thì gọi là tường treo. Vách ngăn giữa các tường cũng được gọi là một loại tường treo.

Cấu tạo

Tường được tạo nên từ nhiều vật liệu khác nhau như: Đất, gỗ, đá, gạch, bê tông, bê tông cốt thép, kính hay nhiều loại vật liệu tổng hợp hiện đại khác.

Các bộ phận

Các bộ phận thuộc tường gồm: Bệ tường, giằng tường, lanh tô, ô văng, sê-nô, mái đua, tường chắn mái, tường bổ trụ, gờ tường [nấc], hốc tường…

2. TƯỜNG CHẮN MÁI

Là phần tường xây cao hơn mặt mái để che phần sống mái. Nó có tác dụng giúp việc đi lại trên mái được dễ dàng hơn.

3. TƯỜNG BỔ TRỤ

Là các tường mỏng, yếu được gia tăng bằng cách xây thêm các trụ lẩn một phần trong chiều dày tường. Phần trụ nổi ra ngoài gọi là bổ trụ.

Đôi khi các bổ trụ chỉ được làm thêm để phân chia mặt nhà nhằm tạo thẩm mỹ cho kiến trúc nhà.

4. BỆ TƯỜNG

Là phần chân tường nằm sát mặt đất hơi nhô ra hay hơi thụt vào giống như một vành đai phân biệt với các phần tường khác.

Kích thước của bệ tường góp phần không nhỏ vào việc tạo nên tính thẩm mỹ cũng như trực quan khiến ngôi nhà trông khỏe khoắn hay nhẽ nhõm.

Do là phần tường tiếp xúc trực tiếp xuống mặt đất nên bệ tường thường được xây dựng bằng vật liệu kiên cố hoặc phủ vật liệu bền cứng để tránh ẩm ướt, va chạm hoặc bị nước mưa ngấm vào.

5. SÀN

Định nghĩa

Là một bộ phận kết cấu tựa lên tường hay cột, sàn giúp chia không gian trong nhà thành các tầng khác nhau.

Chức năng, nhiệm vụ

Cũng giống tường, sàn vừa có nhiệm vụ chịu lực vừa có nhiệm vụ bao che.

Ngoài trọng lượng của bản thân nó, sàn còn phải gánh lực từ trọng lượng của người, các loại đồ đạc, máy móc ở trên bề mặt nó và đóng vai trò lớn trong việc đảm bộ độ cứng cho không gian nhà ở.

Các bộ phận chính

Sàn gồm có: Dầm chính, dầm phụ, mặt sàn, bản hay các tấm sàn lắp ghép [panen].

Tiểu kết

Trên đây, Kiến trúc VietAS vừa mô tả các bộ phận nhà ở dân dụng chính. Ngoài ra còn có rất nhiều bộ phận khác chúng tôi sẽ đề cập trong đề tài khác gồm: ban công, logia, bậc thềm nhà [bậc tam cấp], tầng hầm, bể phốt…

Nên xem: Cách xây bậc thềm nhà theo phong thủy

Kiến trúc VietAS

[Tham khảo sách: "Cấu tạo kiến trúc nhà ở dân dụng"

Nguyễn Đức Thiềm - Nguyễn Manh Thu, NXB KH&KT]



Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề