Cách điều trị f0 tại nhà như thế nào

Ngày 3/3, Bộ Y tế đã ban hành “Hướng dẫn chăm sóc tại nhà đối với trẻ em mắc COVID-19”. Tại hướng dẫn này, Bộ Y tế đưa ra các tiêu chí lâm sàng đối với trẻ là F0 điều trị tại nhà; những thuốc, vật dụng... gia đình cần chuẩn bị như sau:

3 tiêu chí lâm sàng trẻ em mắc COVID-19 chăm sóc tại nhà

  • Trẻ em ≤ 16 tuổi mắc COVID được khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên do người chăm sóc tự làm tại nhà hoặc do nhân viên y tế, cơ sở y tế thực hiện.
  • Không có triệu chứng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ [không khó thở, không suy hô hấp, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời, nhịp thở bình thường theo tuổi].
  • Không có bệnh nền hoặc có bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định.

Theo Bộ Y tế khi trẻ em mắc COVID-19 điều trị tại nhà, cha mẹ cần theo dõi các triệu chứng bất thường của trẻ để báo nhân viên y tế hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất...

Đồng thời phải có bố, mẹ, người thân... có khả năng chăm sóc, theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ [gọi chung là người chăm sóc], có khả năng liên lạc với nhân viên y tế [qua các phương tiện như điện thoại, máy tính...] để được nhân viên y tế theo dõi, giám sát và xử trí khi có tình trạng cấp cứu.

Các vật dụng, thuốc cần thiết, gia đình cần chuẩn bị để chăm sóc trẻ em mắc COVID-19 tại nhà

Về vật dụng gồm

  1. Nhiệt kế;
  2. Máy đo SpO2 cá nhân [nếu có]; 
  3. Khẩu trang y tế;
  4. Phương tiện vệ sinh tay;
  5. Vật dụng cá nhân cần thiết;
  6. Thùng chứa chất thải lây nhiễm có nắp đậy.

Thuốc điều trị tại nhà gồm

  1.  Thuốc hạ sốt: paracetamol [gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hoặc viên hàm lượng 80mg, 100mg, 150mg hoặc 250mg, đủ dùng từ 5-7 ngày].
  2. Thuốc cân bằng điện giải: Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác.
  3.  Thuốc giảm ho [ưu tiên các thuốc từ thảo mộc], đủ dùng từ 5-7 ngày.
  4.  Dung dịch nhỏ mũi: natriclorua 0,9%, đủ dùng từ 5-7 ngày.
  5. Thuốc điều trị bệnh nền [nếu cần, đủ sử dụng trong 01-02 tuần].

Theo Bộ Y tế khi trẻ em mắc COVID-19 điều trị tại nhà, cha mẹ phải chuẩn bị các vật dụng, thuốc cần thiết như nhiệt kế, máy đo SpO2, thuốc hạ sốt, thuốc ho, Oresol, dung dịch nhỏ mũi...

Cách ly, phòng lây nhiễm khi có trẻ mắc COVID-19 chăm sóc tại nhà thế nào?

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế cần tạo không gian cách ly riêng cho trẻ nhất là khi trẻ có khả năng tự chăm sóc. Nơi cách ly phải thông thoáng, không sử dụng máy lạnh trung tâm; luôn mở cửa sổ.

Đeo khẩu trang: trẻ em mắc COVID-19 [với trẻ ≥ 2 tuổi], người chăm sóc, người trong gia đình và trẻ em ≥ 2 tuổi.

Giữ khoảng cách tối thiểu 2m giữa trẻ mắc COVID-19 và những người khác nếu có thể được.

Hướng dẫn theo dõi sức khỏe trẻ mắc COVID-19

Đối với trẻ dưới 5 tuổi

Theo dõi các dấu hiệu: tinh thần, đếm nhịp thở, mạch, đo SpO2 [nếu có máy đo], bú/ăn, đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày, mầu sắc da, niêm mạc, rối loạn tiêu hóa.

Phụ huynh cần theo dõi các triệu chứng bất thường. Khi có bất kỳ một trong các dấu hiệu sau cần báo nhân viên y tế hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám, chữa bệnh:

  • [1] Tinh thần: trẻ quấy khóc không chịu chơi, không hóng chuyện hoặc li bì, hoặc co giật
  • [2] Sốt cao liên tục >39oC và khó hạ thân nhiệt bằng các phương pháp như dùng thuốc hạ sốt + chườm/lau người bằng nước ấm. Hoặc sốt không cải thiện sau 48h
  • [3] Trẻ thở nhanh hơn so với tuổi:
  • - Trẻ < 2 tháng khi thở ≥ 60 lần/phút;
  • - Trẻ từ 2 tháng đến < 12 tháng khi thở ≥ 50 lần/phút; - Trẻ từ 12 tháng đến < 5 tuổi khi thở ≥ 40 lần/phút.
  • [4] Trẻ thở bất thường: Khó thở, thở phập phồng cánh mũi, co kéo hõm ức, cơ liên sườn...
  • [5] Dấu hiệu mất nước: môi se, mắt trũng, khát nước, đái ít...
  •  [6] Tím tái
  • [7] SpO2 < 96% [nếu có máy đo SpO2]
  • [8] Nôn mọi thứ
  • [9] Trẻ không bú được hoặc không ăn, uống được
  • [10] Trẻ mắc thêm các bệnh khác như: sốt xuất huyết, tay chân miệng... 
  • [11] Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của trẻ em mà thấy cần cấp cứu.

Đối với trẻ từ 5 tuổi trở lên

Theo dõi các dấu hiệu: tinh thần, đếm nhịp thở, mạch, đo SpO2 [nếu có máy đo], đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày, màu sắc da, niêm mạc, ăn uống, đau ngực, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, mất khứu giác, thính giác.

Phụ huynh cần theo dõi các triệu chứng bất thường. Khi có bất kỳ một trong các dấu hiệu sau cần báo nhân viên y tế hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám, chữa bệnh:

  • [1] Cảm giác khó thở.
  • [2] Ho thành cơn không dứt
  • [3] Không ăn/uống được
  • [4] Sốt cao không giảm hay sốt không cải thiện sau 48 giờ
  • [5] Nôn mọi thứ
  • [6] Đau tức ngực
  • [7] Tiêu chảy
  • [8] Trẻ mệt, không chịu chơi
  • [9] SpO2 < 96% [nếu có máy đo SpO2 ]
  • [10] Thở nhanh: Nhịp thở của trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi: ≥ 30 lần/phút, trẻ từ 12 tuổi: ≥ 20 lần/phút
  • [11] Thở bất thường: co kéo hõm ức, liên sườn...
  • [12] Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của trẻ em mà thấy cần cấp cứu. 

Admin

Để giảm tải gánh nặng cho y tế cơ sở trước tình hình số ca nhiễm COVID-19 liên tục tăng cao trong thời gian qua, Bộ Y tế đã ban hành “Hướng dẫn tạm thời về quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà” để người dân trang bị thêm kiến thức, biết cách ứng phó nếu chẳng may bản thân hoặc người thân mắc COVID-19 phải điều trị tại nhà.

F0 COVID-19 được điều trị tại nhà phải đảm bảo các yếu tố sau:

  • Trong độ tuổi từ 1 đến 50, không có bệnh nền, không mang thai, không béo phì.
  • Không triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ [không suy hô hấp; nồng độ oxy trong máu bằng hoặc trên 96% khi thở khí trời; nhịp thở từ 20 lần/phút trở xuống;
  • F0 phải có phòng cách ly riêng, khép kín và tách biệt với khu sinh hoạt chung của gia đình; có đủ dụng cụ vệ sinh cá nhân, xà phòng rửa tay, nước sạch…
  • Trong gia đình F0 không có người già, người mắc bệnh nền, phụ nữ có thai…
  • F0 có khả năng tự chăm sóc bản thân; tự dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, có khả năng liên lạc với nhân viên y tế khi cần.
  • F0 điều trị tại nhà thường có triệu chứng như sốt, ho khan, đau họng, đau mỏi cơ, tê lưỡi, đau đầu, mệt mỏi, vẫn có khả năng đi lại, sinh hoạt, ăn uống, tự chăm sóc bản thân thì hầu như không cần hoặc chỉ cần người thân hỗ trợ cung cấp thực phẩm trong thời gian cách ly.
  • Nếu F0 bị sốt trên 38,5 độ C hoặc đau người nhiều hãy uống mỗi lần 1 viên thuốc hạ sốt paracetamol 0,5g; lặp lại sau mỗi 4-6 giờ, uống không quá 4 viên/ngày.
  • Nếu uống kém, uống oresol thay cho nước.
  • Khi bị ho nhiều, uống thuốc giảm ho theo kê đơn của bác sĩ và bổ sung thêm vitamin.

Trong trường hợp F0 có các triệu chứng sau, cần liên hệ ngay cơ sở y tế quản lý để được cấp cứu kịp thời:

  • Khó thở [thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động]
  • Nhịp thở nghỉ ngơi lớn hơn 20 lần/phút
  • Chỉ số bãi hòa oxy trong máu giảm [SpO2 < 96%]
  • Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg
  • Mạch đập nhanh > 120 nhịp/phút hoặc < 50 lần/phút
  • Thường xuyên đau tức ngực, bó thắt ngực, đau tăng lên khi hít sâu
  • Thay đổi ý thức: ngủ rũ, lú lẫn, mệt lả…
  • Môi tím tái nhợt nhạt, đầu móng tay và móng chân tím, ngón tay và ngón chân lạnh, da xanh
  • Không thể uống.

Triệu chứng phổ biến của người mắc Covid-19

F0 điều trị tại nhà cần đảm bảo chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng đủ chất:

Bệnh nhân F0 nên uống nước ấm [khoảng 35 độ C, tương ứng 1 sôi 2 nguội] nhiều lần trong ngày, chia nhỏ lượng nước, mỗi 10 phút uống 1 lần.

Nên uống tối thiểu 2 lít nước/ngày, tăng thêm 200ml nước nếu sốt tăng 1 độ [tăng 500ml nước khi nhiệt độ môi trường cao, trời nóng].

Không uống các loại nước gây kích thích như trà, cà phê, nước canh gừng sả quất… sẽ ảnh hưởng tới cơ địa đang nhạy cảm, tăng nguy cơ kích thích đường ruột, thần kinh, gan thận.

Nên nhớ nước tốt nhất cho bệnh nhân Covid – 19 là nước lọc ấm.

Đối với F0 không có triệu chứng, có thể ăn uống bình thường, đầy đủ dinh dưỡng.

Còn F0 có triệu chứng nhẹ và trung bình nên ăn thức ăn dễ tiêu, ít đạm, ít béo. Không cần và không nên ăn nhiều thực ăn giàu đạm [thịt, tôm, cua, cá…] khi đang mệt, khó thở, ho nhiều, mất khẩu vị. Chỉ cần ăn cháo loãng dễ nuốt, không cần mùi vị đặc biệt. Chia bữa ăn thành nhiều lần, cách nhau 1 – 2 giờ.

  • Vận động cơ thể và nghỉ ngơi hợp lý

F0 không có triệu chứng có thể sinh hoạt bình thường, tập thể dục và tập thở vừa phải.

F0 có triệu chứng nhẹ và trung bình nên nằm nghỉ ngơi, không tập thể dục, nên tập thở nhẹ và dành thời gian ngủ nhiều nhất có thể. Khi ngủ cần nằm cao đầu 45 độ [kê người từ mông trở lên, không nên kê mỗi cổ].

Áp dụng tư thế nằm sấp nếu mệt và khó thở nhiều hơn hoặc khi ngủ không nằm đầu cao được: nằm nghiên, úp chân từ hông xuống, đầu vẫn ở tư thế nằm nghiêng [tương tự như khi ngủ ôm gối ôm].

F0 điều trị tại nhà cần uống nhiều nước ấm

  • F0 điều trị tại nhà cần giữ vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý 0,9%, giúp đường thở thông thoáng, không có nhầy đờm cản trở không khí.
  • Rửa tay thường xuyên, trước và sau khi ăn, trước và sau khi ho – hắt hơi – xì mũi – sau khi chạm vào vật dụng – bề mặt và sau khi đi vệ sinh, thu gom rác bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch rửa tay khô có chứa cồn.
  • F0 cần nghỉ ngơi trong phòng riêng, thông thoáng khí, đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m với người khác.
  • Phòng nghỉ của F0 không được sử dụng điều hòa chung hệ thống với các phòng khác, tránh luồng khí thổi từ phòng người nhiễm vào không gian sống chung. Chỉ nên bật quạt, máy lọc không khí.
  • Đồ đạc, quần áo, vật dụng của F0 cần để riêng và ngâm xà phòng tối thiểu 30 phút trước khi vệ sinh.
  • Rác thải của F0 cần được bỏ riêng vào thùng rác có nắp đậy.

F0 và tất cả mọi người trong nhà cần đeo khẩu trang, kính chắn giọt bắn [nếu có] khi tiếp xúc, tuân thủ khoảng cách 2m và tuyệt đối không được ra khỏi nhà cho tới khi được nhân viên y tế và cán bộ địa phương cho phép.

Dùng máy đo nồng độ oxy 3 lần/ngày hoặc theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

  • Khi nồng độ oxy của F0 trên 94%, hãy tiếp tục theo dõi nồng độ oxy.
  • Nếu nồng độ oxy của F0 bằng hoặc ít hơn 94% cần gọi ngay cho cán bộ y tế phụ trách; dùng thuốc theo chỉ định và thay đổi các tư thế nằm trên giường: nằm sấp, nằm nghiêng, ngồi thẳng lưng, mỗi lần khoảng 2 giờ.

Lưu ý: Bất kể nồng độ oxy là bao nhiêu, nếu F0 cảm thấy khó thở, đau tức ngực, hoa mắt, chóng mặt, không thể ngồi dậy… hãy gọi ngay cho cơ sở y tế phụ trách để được hỗ trợ kịp thời.

Người bệnh F0 cần lưu lại số liên hệ của đơn vị y tế phụ trách. Khi phát hiện bất kỳ một trong các triệu chứng bất thường như: không thể hạ sốt, khó thở tăng nặng, mệt mỏi, lờ đờ, không thể tự chăm sóc bản thân, nồng độ oxy trong máu xuống dưới mức an toàn… phải liên hệ ngay với cơ sở y tế quản lý để được cấp cứu và chuyển viện kịp thời.

Trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tăng cao mỗi ngày tại các địa phương, bác sĩ Chu Quang Liên – Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Hồng Ngọc khuyến cáo: “Mỗi người dân cần tự bảo vệ bản thân và có trách nhiệm với cộng đồng trong phòng chống dịch COVID-19 bằng việc tuân thủ 5k của Bộ Y tế. Tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng cách bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng trong thực đơn hằng ngày. Đặc biệt, khi có các triệu chứng như ho, sốt, đau họng, khó thở… cần liên hệ ngay tới các đơn vị y tế phụ trách để được hướng dẫn xử trí các bước tiếp theo”.

**Lưu ý: Hiện tại Bệnh viện Hồng Ngọc không điều trị F0 tại nhà. Để được tư vấn chi tiết về các dịch vụ khám bệnh tại nhà khác của bệnh viện [xét nghiệm máu tổng quát, xét nghiệm vi chất cho trẻ, khám nhi, khám nội, khám cho người cao tuổi, điều dưỡng…] khách hàng vui lòng điền thông tin theo mẫu dưới đây:

Thông tin liên hệ:

KHÁM TẠI NHÀ – BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG NGỌC

Tel: 0949.416.006 – 0947.616.006 – 0911.858.616

Hotline cấp cứu 24/24: 1900 636 555

Email:

**Nguồn tham khảo thông tin trong bài viết: //suckhoedoisong.vn/10-viec-can-chuan-bi-neu-ban-la-f1-f0-cach-ly-tai-nha-169210719111553707.htm

Video liên quan

Chủ Đề