Ngôn ngữ cơ thể của người Việt Nam

Trên thực tế, ngôn ngữ cơ thể cũng quan trọng không kém gì lời nói nếu bạn biết cách kết hợp và thể hiện đúng cách, đúng thời điểm. Với tư thế, cử chỉ và chuyển động của mình, chúng ta có thể thuyết phục người khác rằng chúng ta tự tin, ngay cả khi chúng ta thực sự cảm thấy lo lắng hoặc mệt mỏi.

Giao tiếp bằng mắt càng nhiều càng tốt

Tác giả Michael Ellsberg, chuyên gia về ngôn ngữ cơ thể cho hay, giao tiếp bằng mắt là công cụ quan trọng và mạnh mẽ nhất khi tương tác trực tiếp với người khác. Duy trì giao tiếp bằng mắt đúng cách biểu thị sự trung thực, chân thành, dễ gần, chú ý và sẵn sàng lắng nghe.

Ngôn ngữ cơ thể của người Việt Nam
Tương tự như vậy, một người giao tiếp bằng mắt trong cuộc trò chuyện có thể mang lại cho người đối diện cảm giác an toàn, đồng thời toát lên ở họ sự tự tin. Ngược lại, nếu nhìn đi chỗ khác hoặc nhìn xuống khi nói chuyện thường là dấu hiệu của sự bất an.

Hơi rướn người về phía trước

Khi trò chuyện với người khác, bạn nên chú ý đến tư thế ngồi của mình. Hơi rướn người về phía trước cho thấy bạn đang chú ý và quan tâm đến những điều đối phương nói. Đồng thời, tư thế như vậy gửi đi thông điệp về sự tự tin, giảm bớt hoặc loại bỏ rào cản giữa bạn và người đối thoại.

Mặt khác, việc ngả người ra phía sau làm tăng khoảng cách giữa bạn và người đối diện, thể hiện sự thiếu quan tâm hoặc thiếu chú ý.

Thẳng người và cử chỉ cởi mở

Điều cần thiết là phải chú ý đến tư thế cơ thể khi giao tiếp, đặc biệt là khi bạn đang đối mặt với những thách thức quan trọng như cuộc họp hoặc phỏng vấn xin việc, tư thế rất quan trọng. Nếu muốn thể hiện sự tự tin, phải đứng thẳng và trông thoải mái. Bạn có thể đưa vai ra sau, ngẩng cao đầu một chút. Nhìn như vậy, có vẻ bạn rất khoáng đạt và tự tin.

Ngôn ngữ cơ thể của người Việt Nam
Tư thế khom người, căng thẳng, vai hướng về phía trước và cúi đầu sẽ gây ấn tượng về một người bất an, nhút nhát và lo lắng.

Khi giao tiếp, cánh tay nên mở ra, để thể hiện sự cởi mở và chú ý đến những gì người đối diện nói. Tư thế khép kín, tay chân, bắt chéo hoặc gần nhau cho người khác cảm giác ngược lại.

Ngẩng đầu

Những người hay cúi đầu khi nói chuyện với người khác có tính cách hướng nội. Biểu hiện này thường có ở người thiếu tự trọng hoặc kém tự tin. Ngược lại, nếu ai đó đi bộ hoặc nói chuyện với người khác mà ngẩng đầu, họ có vẻ là người an toàn, tự tin và kiêu hãnh.

Ngẩng đầu khi nói chuyện cũng thể hiện sự cởi mở và trung thực, bởi họ không che giấu bất cứ điều gì, không sợ người khác đọc được suy nghĩ của mình.

Bàn tay hướng ra ngoài

Joe Navarro chuyên gia giao tiếp phi ngôn ngữ, cựu nhân viên FBI, Mỹ cho hay, khi chúng ta cảm thấy thoải mái và hài lòng, máu sẽ lưu thông ở tay tốt hơn, làm chúng trở nên ấm và dẻo. Căng thẳng làm cho bàn tay của chúng ta lạnh hơn và cứng nhắc hơn.

Ngôn ngữ cơ thể của người Việt Nam
Khi mạnh mẽ và tự tin, khoảng trống giữa các ngón tay sẽ rộng hơn, khiến bàn tay trông to. Khi thấy không an toàn, khoảng trống đó biến mất.

Bạn có thể thấy mình đang thọc ngón cái vào trong nếu quá căng thẳng. Ngược lại, nếu tự tin, ngón cái sẽ giơ lên thường xuyên hơn khi bạn nói.

Hướng bàn chân về phía trước người đang nói chuyện

Dù có vẻ đó là chi tiết đơn giản, thậm chí không đáng nói, nhưng tư thế và hướng bàn chân khi nói chuyện thể hiện rất nhiều về bạn. Hãy nhớ, bất cứ điều gì bạn làm với cơ thể đều truyền tải thông điệp. Đôi chân cũng không ngoại lệ.

Ngôn ngữ cơ thể của người Việt Nam
Khi giao tiếp, bạn nên giữ chân thẳng hàng, lưng thẳng, thoải mái. Đây cũng là cách tốt nhất để bật tín hiệu cho đối phương rằng bạn quan tâm đến những điều họ nói.

Ngược lại, nếu bàn chân hướng ra ngoài, có thể là dấu hiệu của sự bồn chồn, lo lắng, khó chịu, thậm chí muốn nói là bạn phải nhanh chóng rời đi.

Cười nhẹ

Một nghiên cứu năm 2008, được thực hiện bởi các nhà khoa học thần kinh Mỹ cho hay, những người cười nhẹ và hơi nhướn mày khi trò chuyện thường tạo thiện cảm và sự tin tưởng khi đối thoại.

Ngôn ngữ cơ thể của người Việt Nam
Nói chung, khi chúng ta tìm kiếm sự hỗ trợ hoặc cố gắng thiết lập giao tiếp với những người khác, chúng ta tìm kiếm một người có vẻ thân thiện và sẵn sàng lắng nghe, chứ không phải một người có vẻ khó chịu, không thoải mái hoặc xa cách.

Làm chủ không gian

Nếu cảm thấy không an toàn hoặc bất an, lo lắng trong một tình huống cụ thể, bạn hay có xu hướng co mình lại. Làm vậy, bạn sẽ thấy bớt sợ hơn nhưng lại trông kém tự tin.

Nếu muốn thể hiện mình là người tự tin, nên làm chủ không gian bạn đang ngồi, thoải mái khi tận dụng nó.

Hà Hiền

Theo Brightside

Hiểu được ngôn ngữ cơ thể có thể giúp bạn thu hẹp khoảng cách giữa các mối quan hệ, bởi vì giao tiếp không lời chiếm hơn 60% ý nghĩa trong giao tiếp giữa cá nhân với nhau. [1] X Nguồn nghiên cứu Greene, J. O., & Burleson, B. R. (Eds.). (2003). Handbook of communication and social interaction skills. Psychology Press. Đi tới nguồn Để ý những dấu hiệu mà người đối thoại gửi đến thông qua ngôn ngữ cơ thể và có khả năng hiểu được chúng là một kĩ năng rất hữu ích. Với một chút tinh tế, bạn có thể học cách đọc ngôn ngữ cơ thể của người khác, và nếu luyện tập thường xuyên, nó sẽ trở thành bản năng thứ hai của bạn.

  1. 1

    Khóc. Khóc được xem là sự bùng nổ của cảm xúc ở hầu hết trường hợp. Thông thường, khóc là biểu hiện của nỗi buồn hay mất mát, nhưng cũng có trường hợp khóc vì hạnh phúc. Đôi khi, người ta cũng chảy nước mắt vì cười nhiều do tác động của sự hài hước. Vì thế cho nên bạn cần xem xét kĩ những dấu hiệu để xác định ngữ cảnh phù hợp của hành vi này.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Cũng có lúc người ta khóc một cách gượng ép để lôi kéo lòng thương cảm hoặc toan tính điều gì đó. Trường hợp này gọi là "nước mắt cá sấu", đây là câu thành ngữ rút ra từ câu chuyện về một con cá sấu giả vờ khóc khi săn mồi.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Giận dữ hoặc đe dọa. Bạn có thể nhận thấy điều này nếu người đó cau mày lại thành hình chữ V, mắt mở to, môi mở ra hay mím lại.[4] X Nguồn nghiên cứu Tipples, J. (2007). Wide eyes and an open mouth enhance facial threat.Cognition and Emotion, 21(3), 535-557. Đi tới nguồn

    • Khoanh tay cũng là một tín hiệu chứng tỏ người đó đang nổi giận và giữ khoảng cách. [5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  3. 3

    Lo lắng. Khi cảm thấy lo lắng con người thường chớp mắt nhiều hơn, cơ mặt co dãn liên tục và môi bất giác mím lại. [6] X Nguồn nghiên cứu Harrigan, J. A., & O'Connell, D. M. (1996). How do you look when feeling anxious? Facial displays of anxiety. Personality and Individual Differences,21(2), 205-212. Đi tới nguồn

    • Những người đang lo lắng thường đứng ngồi không yên, tay chân luôn cảm thấy thừa thãi.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Sự bồn chồn còn thể hiện qua động tác nhịp chân hoặc rung đùi.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  4. 4

    Biểu hiện của sự bối rối. Người ta thường cười gượng gạo, quay đi và nhìn chỗ khác khi cảm thấy ngượng.[9] X Nguồn nghiên cứu Greene, J. O., & Burleson, B. R. (Eds.). (2003). Handbook of communication and social interaction skills. Psychology Press. Đi tới nguồn

    • Nếu ai đó cứ nhìn xuống thì hẳn họ đang ngượng ngùng, bẽn lẽn hay xấu hổ. Con người cũng có xu hướng nhìn xuống khi cảm thấy giận dữ hoặc đang cố kìm nén cảm xúc. Khi người ta cứ liếc nhìn mặt đất thì có thể người đó đang có suy nghĩ hoặc cảm giác không thoải mái.

  5. 5

    Nhận biết dấu hiệu của sự tự hào. Con người thường thể hiện sự tự hào bằng tư thế ngẩng cao đầu, chống tay lên hông và nở một nụ cười nhẹ.[10] X Nguồn nghiên cứu Tracy, J. L., & Robins, R. W. (2007). Emerging insights into the nature and function of pride. Current Directions in Psychological Science, 16(3), 147-150. Đi tới nguồn

  1. 1

    Đánh giá hành vi văn hóa và sự tiếp xúc, hay khoảng cách và sự va chạm. Đây là một cách để truyền đạt thông điệp trong mối quan hệ giữa người với người. Sự gần gũi về cơ thể và đụng chạm là dấu hiệu của cảm tình đặc biệt, quý mến thậm chí tình yêu.[11] X Nguồn nghiên cứu Burgoon, J. K. (1991). Relational message interpretations of touch, conversational distance, and posture. Journal of Nonverbal behavior, 15(4), 233-259. Đi tới nguồn .

    • Những người có mối quan hệ thân mật thường đòi hỏi ít không gian cá nhân hơn so với người lạ.[12] X Nguồn nghiên cứu Burgoon, J. K., & Jones, S. B. (1976). Toward a theory of personal space expectations and their violations. Human Communication Research, 2(2), 131-146. Đi tới nguồn
    • Tuy nhiên, không gian cá nhân cũng bị ảnh hưởng bởi vùng miền; bạn nên nhớ điều được coi là bình thường ở nơi này lại có thể trở nên xa lạ khi đến một nơi khác.

  2. 2

    Đọc qua ánh mắt. Khoa học đã chứng minh rằng khi con người ở trong cuộc giao tiếp mà họ thấy hứng thú thì mắt của họ tập trung vào gương mặt của người đối thoại đến 80%. Họ không chỉ nhìn vào mắt, tuy nhiên sẽ tập trung ở mắt vài phút, sau đó di chuyển dần xuống mũi hoặc môi, rồi trở lại mắt. Chốc chốc họ cũng có thể nhìn xuống bàn rồi trở lại với mắt của đối phương.[13] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nếu người ta nhìn quanh trong suốt cuộc nói chuyện thì có thể họ đang chán và sẵn sàng để dừng cuộc đối thoại.[14] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Đồng tử nở rộng cho thấy người đó đang hứng thú với câu chuyện, trừ những trường hợp họ dùng chất kích thích như cồn, cocaine, thuốc lắc, ma túy các loại, v.v...[15] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Giao tiếp bằng mắt cũng thường xuyên được coi như một biểu tượng của sự trung thực. Khi một người có điều gì muốn giấu sẽ tránh ánh mắt của người kia, đó là một minh chứng khoa học được công nhận rộng rãi về việc nói dối.[16] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Tuy nhiên như đã nói ở trên, nói đến việc đánh giá bằng mắt và nói dối thì có rất nhiều biến thể cá nhân và ngoại lệ.

  3. 3

    Nhìn vào tư thế. Nếu một người để tay ra sau đầu hay cổ có nghĩa là họ sẵn sàng với những gì đang thảo luận hoặc có thể chỉ là đang thoải mái nói chung.

    • Khoanh tay hay bắt chéo chân là dấu hiệu cho thấy sự khước từ hoặc chấp nhận ở mức thấp đối với người đối diện. Nhìn chung, khi cơ thể một người bắt đầu chuẩn bị cho tư thế này, điều đó hàm ý là cả tinh thần, tình cảm và thể chất của họ đều đóng lại với người kia.[17] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Trong một cuộc nghiên cứu trên 2000 cuộc đàm phán được ghi hình để đánh giá ngôn ngữ cơ thể của người thương thuyết, trong những cuộc đàm phán có người tham gia khoanh tay hay bắt chéo chân, không có một sự thỏa thuận nào đạt được giữa các bên.[18] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  1. 1

    Đánh giá giao tiếp bằng mắt. Tạo ra giao tiếp bằng mắt là dấu hiệu của sự thu hút, chẳng hạn như chớp mắt nhiều hơn bình thường 6-10 lần mỗi phút.[19] X Nguồn nghiên cứu Burgoon, J. K. (1991). Relational message interpretations of touch, conversational distance, and posture. Journal of Nonverbal behavior, 15(4), 233-259. Đi tới nguồn [20] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nháy mắt cũng được xem là một tín hiệu của tự tán tỉnh hay thu hút. Tuy nhiên ở một số nền văn hóa châu Á họ sẽ cau mày khi thấy bạn nháy mắt vì điều đó là khiếm nhã.[21] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Quan sát những biểu cảm nhất định trên gương mặt. Cười là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của sự lôi cuốn. Hãy chắc rằng bạn có thể nhận diện được một nụ cười gượng gạo bằng cách nhìn vào mắt họ. Nụ cười thật sự thường tạo nên những vết nhăn nhỏ quanh mắt (gọi là chân chim). Khi ai đó nở nụ cười giả tạo bạn có thể sẽ không thấy các vết nhăn.[22] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn [23] X Nguồn nghiên cứu Burgoon, J. K. (1991). Relational message interpretations of touch, conversational distance, and posture. Journal of Nonverbal behavior, 15(4), 233-259. Đi tới nguồn

    • Nhướng chân mày cũng được xem là hành động tán tỉnh.[24] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  3. 3

    Cân nhắc về tư thế, điệu bộ và thái độ. Thông thường những người bị thu hút bởi người đối diện sẽ cố gắng thu hẹp khoảng cách giữa họ. Điều đó có nghĩa là họ sẽ hơi nghiêng người về phía người đó hoặc thậm chí thể hiện rõ ràng hơn ở sự va chạm cơ thể. Một cái chạm nhẹ hoặc vuốt ve lên cánh tay có thể là dấu hiệu của sự hấp dẫn.

    • Sự thu hút cũng thể hiện ở đôi chân cứ hướng về đối tượng mà chúng ta quan tâm.[25] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Lòng bàn tay ngửa lên là dấu hiệu của sự quan tâm lãng mạn vì nó cho thấy người đó đang mở lòng.[26] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  4. 4

    Giới tính khác nhau cũng thể hiện sự thu hút khác nhau. Đàn ông và phụ nữ có những cách quyến rũ riêng biệt thông qua ngôn ngữ cơ thể.

    • Đàn ông có xu hướng hơi nhoài người về phía đối tượng anh ta quan tâm trong khi phụ nữ sẽ nghiêng nửa người và ngả về phía sau một chút.[27] X Nguồn nghiên cứu Grammer, K. (1990). Strangers meet: Laughter and nonverbal signs of interest in opposite-sex encounters. Journal of Nonverbal Behavior, 14(4), 209-236. Đi tới nguồn
    • Đàn ông thường đưa tay lên trên đầu thành một góc vuông khi họ đang cảm thấy hứng thú.[28] X Nguồn nghiên cứu Grammer, K. (1990). Strangers meet: Laughter and nonverbal signs of interest in opposite-sex encounters. Journal of Nonverbal Behavior, 14(4), 209-236. Đi tới nguồn
    • Khi phụ nữ muốn thể hiện sự cuốn hút, hai cánh tay sẽ ngửa ra và bàn tay chạm vào những vùng gợi cảm trên cơ thể như giữa hông hay cằm.[29] X Nguồn nghiên cứu Grammer, K. (1990). Strangers meet: Laughter and nonverbal signs of interest in opposite-sex encounters. Journal of Nonverbal Behavior, 14(4), 209-236. Đi tới nguồn

  1. 1

    Chú ý giao tiếp bằng mắt. Giao bằng mắt là một kênh của giao tiếp cử chỉ và là cách cơ bản đầu tiên mà con người thể hiện quyền lực. Một người muốn củng cố uy thế của mình sẽ tự do nhìn chằm chằm và quan sát kĩ lưỡng người kia khi hai người đang giao tiếp bằng mắt. Người có quyền lực hơn cũng sẽ là người cuối cùng phá vỡ giao tiếp bằng mắt ấy.[30] X Nguồn nghiên cứu Greene, J. O., & Burleson, B. R. (Eds.). (2003). Handbook of communication and social interaction skills. Psychology Press. Đi tới nguồn

    • Nếu bạn đang tìm cách để thể hiện quyền lực thì nhìn chằm chằm là cách để đe dọa tốt nhất.[31] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Đánh giá nét mặt. Một người đang khẳng định uy quyền cũng sẽ hạn chế cười để giữ giao tiếp ở mức độ nghiêm trọng và họ có thể cau mày hoặc mím môi.[32] X Nguồn nghiên cứu Greene, J. O., & Burleson, B. R. (Eds.). (2003). Handbook of communication and social interaction skills. Psychology Press. Đi tới nguồn

  3. 3

    Đánh giá hành vi và thái độ. Cử chỉ đầy uy quyền; thường xuyên chỉ vào người khác và sử dụng điệu bộ trịch thượng là cách họ cho người khác thấy địa vị của mình. Ngoài ra, một người có lập trường cao và rộng thường tỏ ra rất thoải mái, đây cũng là một cách chứng tỏ bản lĩnh.[33] X Nguồn nghiên cứu Greene, J. O., & Burleson, B. R. (Eds.). (2003). Handbook of communication and social interaction skills. Psychology Press. Đi tới nguồn

    • Cá nhân chiếm ưu thế cũng sẽ có một cái bắt tay chắc chắn. Họ thường đặt tay mình lên trên với lòng bàn tay hướng xuống phía dưới; cái bắt tay sẽ rất chặt chẽ và được duy trì nhằm thể hiện thế thượng phong.[34] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  4. 4

    Xem xét cách một người quản lí không gian cá nhân của họ. Những người có địa vị cao thường có nhiều khoảng cách vật lý với cấp dưới để thể hiện quyền lực và sự thống trị ở nơi làm việc.[35] X Nguồn nghiên cứu Greene, J. O., & Burleson, B. R. (Eds.). (2003). Handbook of communication and social interaction skills. Psychology Press. Đi tới nguồn Ngoài ra, tư thế có vẻ bành trướng cũng là dấu hiệu của sức mạnh và quyền hành.[36] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Quyền lực cũng thể hiện thông qua đứng với ngồi. Đứng – nổi bật và riêng biệt - là một tư thế đầy uy quyền.[37] X Nguồn nghiên cứu Greene, J. O., & Burleson, B. R. (Eds.). (2003). Handbook of communication and social interaction skills. Psychology Press. Đi tới nguồn
    • Một tấm lưng thẳng và bờ vai mạnh mẽ cho thấy sự tự tin. Còn người tự ti có dáng đi khá nặng nề, lưng hơi khom về phía trước.[38] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Cá nhân thống lĩnh thường dẫn đầu và đi trước một nhóm hoặc là người bước qua cửa đầu tiên. Họ thích trở thành nhân vật tiên phong.[39] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  5. 5

    Nhìn vào cách một người chạm vào người khác. Những người ý thức được địa vị của mình thường có nhiều lựa chọn khi chạm vào người khác vì họ cảm thấy tự tin khi ở vị trí đó. Nhìn chung trong ngữ cảnh mà một người có ưu thế hơn thì anh ta sẽ chạm vào người còn lại thường xuyên và mạnh dạn.[40] X Nguồn nghiên cứu Greene, J. O., & Burleson, B. R. (Eds.). (2003). Handbook of communication and social interaction skills. Psychology Press. Đi tới nguồn

    • Trong tình huống xã hội mà hai người có địa vị ngang tầm thì cả hai sẽ đáp lại những va chạm vật lý theo các cách tương tự nhau.[41] X Nguồn nghiên cứu Greene, J. O., & Burleson, B. R. (Eds.). (2003). Handbook of communication and social interaction skills. Psychology Press. Đi tới nguồn

  1. 1

    Đọc ngôn ngữ cơ thể là một việc không dễ dàng. Hành vi tự bản thân nó đã phức tạp vì mỗi người mỗi khác và có cách thể hiện bản thân không giống nhau.[42] X Nguồn nghiên cứu Knapp, M., Hall, J., & Horgan, T. (2013). Nonverbal communication in human interaction. Cengage Learning. Đi tới nguồn Hiểu được ngôn ngữ cơ thể thật sự là một thử thách, vì muốn giải mã những tín hiệu mà người khác gửi đi thì bạn phải đem chúng vào văn cảnh chung. Chẳng hạn, có phải anh bạn đó đã đề cập với bạn rằng anh ta vừa cãi nhau với vợ hay là không được đề bạt trong công việc? Hoặc trông anh ta trông có vẻ lo lắng trong bữa trưa?

    • Khi giải mã ngôn ngữ cơ thể của người khác thì điều quan trọng là bạn phải đưa vào với tính cách cá nhân, yếu tố xã hội, hành vi không lời và hoàn cảnh. Những thông tin này rất hữu ích, tuy vậy chúng không phải lúc nào cũng có sẵn. Con người rất phức tạp, vì thế bạn không phải bất ngờ bởi cách mà họ sử dụng cơ thể của mình để truyền đạt cũng phức tạp không kém!
    • Bạn hãy so sánh việc đọc ngôn ngữ cơ thể với xem một bộ phim truyền hình yêu thích; sau tất cả, bạn không chỉ xem một cảnh trong bộ phim mà là toàn bộ tập phim thì mới hiểu được ý nghĩa của một cảnh. Bạn cũng phải ghi nhớ những tập trước, lịch sử nhân vật và cốt truyện như một tổng thể. Đọc ngôn ngữ cơ thể cũng vậy, bạn cần phải nhìn vào bức tranh lớn hơn khi muốn phân tích một chi tiết trong đó!

  2. 2

    Đừng quên xem xét sự khác biệt cá nhân. Không có một quy luật chung nào khi nói đến việc đọc ngôn ngữ cơ thể, thậm chí bạn còn phải “nghiên cứu” người đó một thời gian. Đôi khi điều đúng với người này lại không hợp lý với người kia.

    • Ví dụ, khi nói dối, một số người cố phá vỡ giao tiếp bằng mắt trong khi số khác lại duy trì giao tiếp bằng mắt còn nhiều hơn bình thường để không bị phát hiện việc mình đang nói dối.

  3. 3

    Ngôn ngữ cơ thể cũng khác nhau ở mỗi nền văn hóa. Đối với một số biểu cảm và sự bày tỏ của ngôn ngữ cơ thể thì ý nghĩa của thông điệp có thể được hiểu theo khác nhau tùy theo đặc thù văn hóa.

    • Như trong văn hóa Phần Lan chẳng hạn, khi một người tạo ra giao tiếp bằng mắt thì đó là tín hiệu có thể đến gần. Ngược lại ở Nhật Bản, nếu một người nhìn thẳng vào mắt bạn, hãy cẩn thận vì đó là lời cảnh báo về sự giận dữ.[43] X Nguồn nghiên cứu Akechi H, Senju A, Uibo H, Kikuchi Y, Hasegawa T, et al. (2013). Attention to Eye Contact in the West and East: Autonomic Responses and Evaluative Ratings. PLoS ONE 8(3): e59312. Đi tới nguồn
    • Một ví dụ khác ở phương Tây, khi một người cảm thấy thoải mái với bạn, họ sẽ nghiêng người về trước và điều chỉnh sao cho cả gương mặt lẫn cơ thể trở nên trực diện với bạn.[44] X Nguồn nghiên cứu Greene, J. O., & Burleson, B. R. (Eds.). (2003). Handbook of communication and social interaction skills. Psychology Press. Đi tới nguồn
    • Một số người mắc những chứng bệnh đặc biệt có thể có những ngôn ngữ cơ thể đặc trưng. Ví dụ: người bị bệnh tự kỉ thường tránh giao tiếp bằng mắt khi nghe người khác nói và thường tỏ ra bồn chồn.
    • Mặc dù biểu cảm của cơ thể là khác nhau giữa các vùng miền, nhưng những nghiên cứu cho thấy một số nhất định cách diễn đạt của ngôn ngữ cơ thể là phổ thông với hầu hết các nền văn hóa. Điều này đặc biệt đúng trong giao tiếp bề trên và cấp dưới. Nền văn hóa nào cũng thế, cá nhân ở vị trí thấp hơn thì phải nghe theo sự chỉ thị.[45] X Nguồn nghiên cứu Eibl-Eibesfeldt, I., & Salter, F. K. (Eds.). (1998). Indoctrinability, ideology, and warfare: evolutionary perspectives. Berghahn Books Đi tới nguồn

  4. 4

    Lưu ý rằng sự hiểu biết là khác nhau phụ thuộc vào các kênh phi ngôn ngữ. Kênh phi ngôn ngữ là phương tiện truyền đạt thông điệp hay dấu hiệu mà không cần đến lời nói. Những kênh phi ngôn ngữ bao gồm giao tiếp cử chỉ (giao tiếp bằng mắt, biểu cảm gương mặt và ngôn ngữ cơ thể), cảm giác xúc giác (sự va chạm vật lý) và không gian giao tiếp (không gian cá nhân). Nói cách khác chúng là những phương tiện truyền tải thông tin giữa người và người.[46] X Nguồn nghiên cứu Greene, J. O., & Burleson, B. R. (Eds.). (2003). Handbook of communication and social interaction skills. Psychology Press. Đi tới nguồn

    • Như một quy luật chung, con người ta thường dễ dàng đọc biểu cảm gương mặt hơn cả, sau đó đến ngôn ngữ cơ thể và cuối cùng là không gian cá nhân và va chạm xúc giác.[47] X Nguồn nghiên cứu Greene, J. O., & Burleson, B. R. (Eds.). (2003). Handbook of communication and social interaction skills. Psychology Press. Đi tới nguồn
    • Kể cả với mỗi kênh đều có sự đa dạng. Như với biểu cảm gương mặt, không phải tất cả đều dễ hiểu. Chúng ta có thể đọc được nét mặt hài lòng dễ dàng hơn so với nét mặt khó chịu. Một nghiên cứu cho thấy đa số cá nhân có thể giải mã cảm xúc hạnh phúc, mãn nguyện, xúc động tốt hơn so với tức giận, buồn bã, sợ hãi và chán ghét.[48] X Nguồn nghiên cứu Wagner, H. L., MacDonald, C. J., & Manstead, A. S. (1986). Communication of individual emotions by spontaneous facial expressions. Journal of Personality and Social Psychology, 50(4), 737. Đi tới nguồn

  • Đừng đánh giá người khác chỉ bằng ngôn ngữ cơ thể của họ. Đó không phải là thước đo duy nhất thể hiện địa vị xã hội, trạng thái cảm xúc hay mức độ mối quan hệ của ai đó đối với bạn.

  1. Greene, J. O., & Burleson, B. R. (Eds.). (2003). Handbook of communication and social interaction skills. Psychology Press.
  2. http://www.psychologistworld.com/bodylanguage/eyes.php
  3. http://www.psychologistworld.com/bodylanguage/eyes.php
  4. Tipples, J. (2007). Wide eyes and an open mouth enhance facial threat.Cognition and Emotion, 21(3), 535-557.
  5. https://www.psychologytoday.com/blog/fulfillment-any-age/201206/the-ultimate-guide-body-language
  6. Harrigan, J. A., & O'Connell, D. M. (1996). How do you look when feeling anxious? Facial displays of anxiety. Personality and Individual Differences,21(2), 205-212.
  7. https://www.psychologytoday.com/blog/fulfillment-any-age/201206/the-ultimate-guide-body-language
  8. https://www.psychologytoday.com/blog/fulfillment-any-age/201206/the-ultimate-guide-body-language
  9. Greene, J. O., & Burleson, B. R. (Eds.). (2003). Handbook of communication and social interaction skills. Psychology Press.

  1. Tracy, J. L., & Robins, R. W. (2007). Emerging insights into the nature and function of pride. Current Directions in Psychological Science, 16(3), 147-150.
  2. Burgoon, J. K. (1991). Relational message interpretations of touch, conversational distance, and posture. Journal of Nonverbal behavior, 15(4), 233-259.
  3. Burgoon, J. K., & Jones, S. B. (1976). Toward a theory of personal space expectations and their violations. Human Communication Research, 2(2), 131-146.
  4. http://www.psychologistworld.com/bodylanguage/eyes.php
  5. http://www.psychologistworld.com/bodylanguage/eyes.php
  6. http://www.psychologistworld.com/bodylanguage/eyes.php
  7. http://www.psychologistworld.com/bodylanguage/eyes.php
  8. http://www.businessinsider.com/how-to-read-body-language-2014-5?op=1
  9. http://www.businessinsider.com/how-to-read-body-language-2014-5?op=1
  10. Burgoon, J. K. (1991). Relational message interpretations of touch, conversational distance, and posture. Journal of Nonverbal behavior, 15(4), 233-259.
  11. http://www.psychologistworld.com/bodylanguage/eyes.php
  12. http://www.psychologistworld.com/bodylanguage/eyes.php
  13. http://www.businessinsider.com/how-to-read-body-language-2014-5?op=1
  14. Burgoon, J. K. (1991). Relational message interpretations of touch, conversational distance, and posture. Journal of Nonverbal behavior, 15(4), 233-259.
  15. https://www.psychologytoday.com/articles/200712/fast-forces-attraction
  16. https://www.psychologytoday.com/articles/200712/fast-forces-attraction
  17. https://www.psychologytoday.com/articles/200712/fast-forces-attraction
  18. Grammer, K. (1990). Strangers meet: Laughter and nonverbal signs of interest in opposite-sex encounters. Journal of Nonverbal Behavior, 14(4), 209-236.
  19. Grammer, K. (1990). Strangers meet: Laughter and nonverbal signs of interest in opposite-sex encounters. Journal of Nonverbal Behavior, 14(4), 209-236.
  20. Grammer, K. (1990). Strangers meet: Laughter and nonverbal signs of interest in opposite-sex encounters. Journal of Nonverbal Behavior, 14(4), 209-236.
  21. Greene, J. O., & Burleson, B. R. (Eds.). (2003). Handbook of communication and social interaction skills. Psychology Press.
  22. http://www.psychologistworld.com/bodylanguage/eyes.php
  23. Greene, J. O., & Burleson, B. R. (Eds.). (2003). Handbook of communication and social interaction skills. Psychology Press.
  24. Greene, J. O., & Burleson, B. R. (Eds.). (2003). Handbook of communication and social interaction skills. Psychology Press.
  25. http://psychologia.co/dominant-body-language/
  26. Greene, J. O., & Burleson, B. R. (Eds.). (2003). Handbook of communication and social interaction skills. Psychology Press.
  27. http://www.businessinsider.com/how-to-read-body-language-2014-5?op=1
  28. Greene, J. O., & Burleson, B. R. (Eds.). (2003). Handbook of communication and social interaction skills. Psychology Press.
  29. https://www.psychologytoday.com/blog/fulfillment-any-age/201206/the-ultimate-guide-body-language
  30. http://psychologia.co/dominant-body-language/
  31. Greene, J. O., & Burleson, B. R. (Eds.). (2003). Handbook of communication and social interaction skills. Psychology Press.
  32. Greene, J. O., & Burleson, B. R. (Eds.). (2003). Handbook of communication and social interaction skills. Psychology Press.
  33. Knapp, M., Hall, J., & Horgan, T. (2013). Nonverbal communication in human interaction. Cengage Learning.
  34. Akechi H, Senju A, Uibo H, Kikuchi Y, Hasegawa T, et al. (2013). Attention to Eye Contact in the West and East: Autonomic Responses and Evaluative Ratings. PLoS ONE 8(3): e59312.
  35. Greene, J. O., & Burleson, B. R. (Eds.). (2003). Handbook of communication and social interaction skills. Psychology Press.
  36. Eibl-Eibesfeldt, I., & Salter, F. K. (Eds.). (1998). Indoctrinability, ideology, and warfare: evolutionary perspectives. Berghahn Books
  37. Greene, J. O., & Burleson, B. R. (Eds.). (2003). Handbook of communication and social interaction skills. Psychology Press.
  38. Greene, J. O., & Burleson, B. R. (Eds.). (2003). Handbook of communication and social interaction skills. Psychology Press.
  39. Wagner, H. L., MacDonald, C. J., & Manstead, A. S. (1986). Communication of individual emotions by spontaneous facial expressions. Journal of Personality and Social Psychology, 50(4), 737.

Cùng viết bởi:

Huấn luyện viên cuộc sống

Bài viết này đã được cùng viết bởi Cher Gopman. Cher Gopman là người sáng lập công ty NYC Wingwoman, cung cấp dịch vụ tư vấn hẹn hò tại New York. 'NYC Wingwoman' cung cấp dịch vụ kết đôi và tư vấn hẹn hò, huấn luyện 1 đối 1 và tổ chức chương trình huấn luyện chuyên sâu cuối tuần. Cher là huấn luyện viên cuộc sống, từng là y tá khoa bệnh tâm thần và công việc của cô đã được giới thiệu trên Inside Edition, Fox, ABC, VH1 và New York Post. Bài viết này đã được xem 35.922 lần.

Chuyên mục: Giao tiếp xã hội

Trang này đã được đọc 35.922 lần.