Người hiến kế hỏa thiêu liên Hoàn Xích Bích là ai

Xích Bích là trận đánh lớn trong "Tam Quốc Diễn Nghĩa". Đến nay, các chuyên gia lịch sử còn tranh luận gay gắt về những bí ẩn của đại chiến này.

Sau trận đại chiến này, thế chân vạc [Ngụy - Thục - Ngô] chính thức được hình thành, mở ra giai đoạn định đoạt thiên hạ hàng chục năm sau đó mà không bên nào giành thắng lợi tuyệt đối, cho đến khi cha con Tư Mã Ý thống nhất thiên hạ.

Trận đánh đã được hầu hết sử gia miêu tả trong các tác phẩm lịch sử, ghi dấu ấn công lao của nhiều nhân vật lừng danh. Đồng thời, tài năng, tính cách của những Chu Du, Gia Cát Lượng, Tôn Quyền, Tào Tháo…cũng được khắc họa chi tiết.

Những tranh cãi

Từ trước đến nay, đại chiến Xích Bích thường gắn liền những miêu tả trong Tam Quốc Diễn Nghĩa.

Theo La Quán Trung, lực lượng quân Tào tham chiến và hoàn toàn bị tiêu diệt ở trận này lên tới 800.000 người. Tuy nhiên, đây có thể là con số không chính xác.

Các tư liệu sử học chính thống còn lưu giữ được cho thấy số quân Tào Tháo tham chiến ở Xích Bích không lớn như La Quán Trung nêu ra mà ít hơn rất nhiều, khoảng 200.000 người. 

Đại chiến Xích Bích được dựng lại thành phim.

Sau khi chiếm được Kinh Châu, Tào Tháo thu nhận hàng binh từ Lưu Biểu, giúp quân số tăng lên gần 300.000. Thậm chí, theo Tam Quốc Chí của Trần Thọ, quân số thực sự có thể chiến đấu của Tào Ngụy chỉ khoảng 150.000 người.

Ở phía bên kia chiến tuyến, Tôn Quyền có 30.000 thủy quân. Lưu Bị có 10.000 thủy quân và gần 10.000 bộ binh. Như vậy, liên minh Thục - Ngô về cơ bản có khoảng 50.000 - 60.000 quân lính.

Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, La Quán Trung miêu tả việc Gia Cát Lượng dùng diệu kế “người cỏ mượn tên” để thu về hàng vạn mũi tên của Tào Tháo mà chẳng cần mất binh tốt nào.

Những chi tiết miêu tả của La Quán Trung hết sức ly kỳ, đã tôn vinh tài trí của Khổng Minh lên mức “thánh thần”. Ví dụ, việc ông biết âm mưu của Chu Du muốn giết mình, rồi những dự đoán về sự biến đổi của thời tiết trong những ngày tiếp theo…

Tình tiết Gia Cát Lượng đi cùng Lỗ Túc và 30 thuyền cỏ trong sương mù, khiến Tào Tháo không dám xuất quân mà chỉ bắn tên ra. Tuy nhiên, theo sách 100 điều chưa biết về Gia Cát Lượng của các nhà sử học Trung Quốc, “thuyền cỏ mượn tên” không phải là kế của Không Minh, mà của Tôn Quyền.

Ai nghĩ ra kế 'hỏa công'?

Đây cũng chính là một trong những chi tiết gây tranh cãi trong trận đánh lịch sử này. Dùng “hỏa công” để tiêu diệt đại quân của Tào Tháo là chủ kế của Khổng Minh, Chu Du hay danh tướng nào khác?

Theo La Quán Trung, “hỏa công” là chủ ý của Khổng Minh và Chu Du. Cụ thể, diệu kế này được 2 người họ cùng nghĩ ra và viết lên tấm lụa trắng.

Tuy nhiên, theo ghi chép của nhiều nhà sử học, kể cả Tam Quốc Chí của Trần Thọ, người đề xuất kế đốt cháy quân Tào chính là lão tướng Hoàng Cái. Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, ông đã “trá hàng” quân Tào trước đó.

Trần Thọ trong phần Ngô thư - Ngô chủ truyện viết: "Du, Phổ làm tả hữu Đô đốc, mỗi người lĩnh vạn quân, hợp sức cùng Bị. Đụng độ tại Xích Bích, đại phá Tào công. Công đốt thuyền rút lui, sĩ tốt đói mệt, chết quá nửa".

Bộ tướng Du là Hoàng Cái nói  Địch đông ta ít, khó đánh lâu dài. Nay quan sát thấy thuyền Tào nối liền đầu đuôi, có thể dùng hỏa công... nên gửi thư cho Tào công trước, giả vờ đầu hàng. Đợi quân sĩ Tào công chủ quan, Cái phóng hỏa. Thuận gió mạnh, lửa ắt thiêu cháy doanh trại trên bờ'".

Trong phần Hoàng Cái truyện của Tam Quốc Chí, tác giả Trần Thọ đã ghi danh Hoàng Cái là nhân vật đã có công theo Chu Du kháng Tào ở Xích Bích, "hiến kế hỏa công".

Ngoài những tranh cãi ở trên thì hàng nghìn năm nay, địa điểm chính thức từng diễn ra trận Xích Bích vẫn là bí mật, với nhiều ý kiến khác nhau của giới sử học.

Người ta vẫn chưa thể xác định được nơi chính xác đại chiến diễn ra. Nguyên nhân của tranh cãi này là bởi sông Trường Giang đã đổi dòng chảy từ thời nhà Đường, dẫn đến nhiều địa danh lịch sử không còn nằm ở vị trí cũ của nó.


Ảnh: Internet

Xích Bích là trận đánh lớn trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa”. Tuy nhiên đến nay, vẫn còn nhiều tranh luận về những bí ẩn của đại chiến này. Dùng “hỏa công” để tiêu diệt đại quân của Tào Tháo là chủ kế của Khổng Minh, Chu Du hay danh tướng nào khác?. 

Trận Xích Bích là một trận đánh lớn cuối cùng thời Đông Hán có tính chất quyết định đến cục diện thời Tam Quốc. Trận đánh diễn ra vào mùa đông năm Kiến An thứ 13 [tức năm 208] giữa liên quân Tôn Quyền–Lưu Bị với quân đội lấy danh nghĩa triều đình của Tào Tháo.

Trận Xích Bích kết thúc với chiến thắng quyết định của phe Tôn–Lưu trước đội quân đông đảo hơn của Tào Tháo. Chiến thắng này đã góp phần củng cố vị trí cho hai chư hầu Tôn Quyền, Lưu Bị ở hai bờ Trường Giang đồng thời ngăn cản việc Tào Tháo mở rộng phạm vi quyền lực xuống phía Nam Trung Hoa, tạo cơ sở cho sự hình thành hai nước Thục Hán và Đông Ngô về sau.

Tuy nhiên đến nay, các chuyên gia lịch sử còn tranh luận gay gắt về những bí ẩn của đại chiến này. Từ trước đến nay, đại chiến Xích Bích thường gắn liền những miêu tả trong Tam Quốc Diễn Nghĩa.

Xích Bích là trận đánh lớn trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa”. Ảnh Internet

Theo La Quán Trung, lực lượng quân Tào tham chiến và hoàn toàn bị tiêu diệt ở trận này lên tới 800.000 người [tức là 80 vạn quân]. Tuy nhiên, đây có thể là con số không chính xác.

Các tư liệu sử học chính thống còn lưu giữ được cho thấy số quân Tào Tháo tham chiến ở Xích Bích không lớn như La Quán Trung nêu ra mà ít hơn rất nhiều, khoảng 200.000 người [tức khoảng 20 vạn quân]. 

Sau khi chiếm được Kinh Châu, Tào Tháo thu nhận hàng binh từ Lưu Biểu, giúp quân số tăng lên gần 300.000. Thậm chí, theo Tam Quốc Chí của Trần Thọ, quân số thực sự có thể chiến đấu của Tào Ngụy chỉ khoảng 150.000 người [tức 15 vạn quân]. 

Còn ở phía bên kia chiến tuyến, Tôn Quyền có 30.000 thủy quân [3 vạn quân]. Lưu Bị có 10.000 thủy quân và gần 10.000 bộ binh [khoảng 2 vạn quân]. Như vậy, liên minh Thục – Ngô về cơ bản có khoảng 50.000 – 60.000 quân lính [khoảng 5 đến 6 vạn quân].

Lúc Chu Du dẫn quân đi đánh trận Xích Bích, Tôn Quyền vẫn nghi ngờ khả năng chiến thắng. Tôn Quyền vỗ vai Chu Du nói: “Đô đốc hãy tận lực, dốc hết sức, nếu có gì không thuận lợi thì còn có ta đây. Ta sẽ quyết một trận sống mái với Tào Tháo, quyết không hối hận”.

Thuyền của Chu Du đi trước ra Phàn Khẩu, đại quân chưa đến, thì Lưu Bị đã tới gặp. Hai người bàn chuyện ở trên thuyền, Lưu Bị hỏi quân số Đông Ngô được bao nhiêu. Chu Du thản nhiên trả lời: “Chỉ có hơn 3 vạn.” Lưu Bị rất thất vọng và lo lắng vì thấy quân quá ít. Tuy nhiên Chu Du tự tin nói: “Lưu Dự Châu xem tôi đánh bại Tào A Man nhé!.

Lưu Bị về trại càng nghĩ càng thấy lo sợ, ngầm sai Quan Vũ đi bố trí sẵn ở bờ bắc sông Hán Thủy, đề phòng nhỡ khi thua thì còn có chỗ đấy để chạy về.

Người người hiến kế “hoả công”  giúp Chu Du đánh trận Xích Bích

Đúng như tiên đoán của Chu Du, quân Tào bị dịch bệnh, mới giao chiến một trận đã thua, phải thối lui đóng ở bờ bắc sông Xích Bích, quân Ngô đóng ở bờ nam.

Quân của Chu Du ít hơn nhiều, nhưng lại chiếm ưu thế về thủy chiến, Tào Tháo không thể qua sông nên đóng trại ở bờ bắc để huấn luyện quân. Lúc này là mùa đông giá rét, gió bắc thổi mạnh, thuyền bè chao đảo, trong quân Tào nhiều người mắc bệnh. 

Để giải quyết vấn đề này, Tào Tháo ra lệnh dùng xích sắt nối thuyền lớn lạ theo lối của kỵ binh liên hoàn mã, gọi đó là “Liên hoàn thuyền”.

Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, nhà văn La Quán Trung đã thêm tình tiết hư cấu rằng Bàng Thống bày ra kế “liên hoàn thuyền” để lừa Tào Tháo, giúp Chu Du chiến thắng. Tuy nhiên sự việc này hoàn toàn không được ghi trong bất kỳ sách sử nào.

Thực tế là bộ tướng của Chu Du là Hoàng Cái hiến kế, ông nói với Chu Du: “Tôi quan sát thấy chiến thuyền của quân Tháo đầu đuôi liên tiếp nhau, có thể dùng kế hoả công để chúng phải bỏ chạy vậy.” Chu Du nghe theo, lập tức cho chọn lấy mấy chục chiến thuyền, che trùm kín mít, chứa đầy cỏ khô, trong tẩm dầu mỡ, ngoài dùng vải che kín, trên cắm cờ xí; ngoài ra Hoàng Cái còn chuẩn bị nhiều thuyền nhỏ để trốn thoát.

Hoàng Cái là người hiến kế “hoả công”  giúp Chu Du đánh trận Xích Bích. Ảnh Internet

Tiếp đó Hoàng Cái gửi thư giả đầu hàng Tào Tháo, vào một đêm có gió đông nam, quân Ngô dùng hỏa công đánh trại của Tào Tháo. Các chiến thuyền quân Tào bị khóa không chạy tản ra được, đều bị thiêu. Chu Du cùng các tướng cưỡi thuyền nhẹ theo sau, cho quân đánh trống vang to như sấm, lửa lan lên doanh trại trên bờ, quân Tào tan vỡ, Tào Tháo bỏ chạy.

Do bị liên quân của Tôn Quyền và Lưu Bị đuổi, Tào Tháo cho Tào Nhân giữ Nam Quận, rồi rút về phương bắc. Trận Xích Bích đưa tên tuổi Chu Du nổi lên, và được liệt vào hàng những tướng giỏi của lịch sử Trung Quốc.

Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung đã hư cấu ra hàng loạt tình tiết miêu tả mưu kế thần thánh của nhân vật Gia Cát Lượng trong suốt chiến dịch Xích Bích như “thuyền cỏ mượn tên”, cùng Chu Du viết chữ “Hỏa” trong lòng bàn tay, lập đàn hô mưa gọi gió đông [tất cả đều không có thật] khiến nhân vật Chu Du ghen tức tài năng. 

Trên thực tế, theo các sử gia, Gia Cát Lượng không những không có vai trò quân sự gì trong trận Xích Bích, mà còn “đã học tập được nhiều điều bổ ích ở Chu Du và Lỗ Túc”.

Ngoài những tranh cãi ở trên thì hàng nghìn năm nay, địa điểm chính thức từng diễn ra trận Xích Bích vẫn là bí mật, với nhiều ý kiến khác nhau của giới sử học.

Người ta vẫn chưa thể xác định được nơi chính xác đại chiến diễn ra. Nguyên nhân của tranh cãi này là bởi sông Trường Giang đã đổi dòng chảy từ thời nhà Đường, dẫn đến nhiều địa danh lịch sử không còn nằm ở vị trí cũ của nó.

Khải Minh biên tập

Video liên quan

Chủ Đề