Nguyên nhân bị tiêu chảy ở trẻ em

Tiêu chảy là bệnh lý thường gặp ở trẻ em và trẻ nhỏ. Trẻ bị tiêu chảy là tình trạng trẻ đi ngoài từ 3 lần trở lên/ 1 ngày, phân lỏng nhiều nước, mùi hôi tanh. Bệnh tiêu chảy có thể gây tình trạng mất nước nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng của trẻ. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) Bệnh tiêu chảy cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tử vong cho trẻ tại Việt Nam và nhiều nước đang phát triển trên thế giới. Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị bệnh tiêu chảy để bảo vệ sức khỏe cho con.

Nguyên nhân bị tiêu chảy ở trẻ em
trẻ bị tiêu chảy

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị tiêu chảy

Có 3 loại tiêu chảy: Tiêu chảy cấp, Tiêu chảy xâm lấn có đàm máu, và tiêu chảy mãn. Trong đó, tiêu chảy cấp là bệnh lý rất hay găp ở trẻ.

Tác nhân gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em có thể la do: virut, vi khuẩn, ký sinh trùng. Trong đó, tác nhân có thể gây bệnh nặng ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ có khả năng thành đại dịch là Rotavirus. Cha mẹ cần chú ý một số những nguyên nhân sau đây có thể khiến các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể trẻ gây nên bệnh tiêu chảy:

  • Do trẻ ăn thức ăn kém vệ sinh: Thực phẩm bẩn ôi thiu, thức ăn không được bảo quản tốt để côn trùng, ruồi nhặng bâu, không đảm bảo vệ sinh trong quá trình cho trẻ ăn…vv
  • Cho trẻ ăn dặm không đúng cách, cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn lạ
  • Trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, sử dụng kháng sinh, rối loạn tiêu hóa ..vv. ) Sử dụng men vi sinh Zeambi để cân bằng lại hệ vi sinh )
Nguyên nhân bị tiêu chảy ở trẻ em
Men vi sinh Zeambi công nghệ bao kép bảo vệ lợi khuẩn sống hơn 90%

9 dấu hiệu xác định tiêu chảy do vi rút hay vi khuẩn

Để điều trị triệt để khi trẻ bị tiêu chảy thì việc quan trọng hàng đầu là phải xác định được trẻ bị tiêu chảy do virut hay do vi khuẩn. Sau đây là 9 dấu hiệu để xác định.

Dấu hiệuTrẻ bị tiêu chảy do vi rútTrẻ bị tiêu chảy do vi khuẩn1: Tuổi của trẻThường trẻ nhỏ dưới 3 tuổi (dễ nhiễm virus Rota)Trẻ trên 3 tuổi2: Mùa dễ mắc bệnh trong nămVirus thích lạnh, thích mát nên thường phát triển mạnh vào mùa thu đông, mùa đôngVi khuẩn phát triển mạnh vào mùa hè do thời tiết nóng ẩm, thức ăn dễ bị ôi thiu, phù hợp cho vi khuẩn phát triển3: Tình trạng nôn”Miệng nôn, trôn tháo” → nôn nhiều trong 12-18 tiếng, ăn uống gì cũng nôn → nôn là phản ứng đẩy các tác nhân gây bệnh ra khỏi đường tiêu hóaÍt khi nôn4: SốtÍt khi sốt, đôi khi sốt nhẹ, ít trường hợp sốt cao.Đa số có sốt, có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 39 độ.5: Quan sát phânPhân có rất nhiều nước (té re), mùi thanh, thường không có nhầy, máu.Đi ngoài ít, phân sệt, ít nước, có nhầy, đôi khi có máu, mùi khẳn, hoặc mùi trứng ung.6: Triệu chứng đau bụngKhông đau bụng.Đau bụng nhiều, trẻ khó chịu.7: Thể trạngTrẻ vẫn tỉnh táo, chơi đùa, có thể mất nước.Trẻ mệt, khó chịu, bứt dứt.8: Triệu chứng khácViêm mũi họng do virus, mắt đỏ, có thể có gỉ mắt.Không có.9: Xét nghiệm soi phânKết quả các chỉ sổ hồng cầu, bạch cầuKết quả các chỉ sổ hồng cầu, bạch cầu

Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy như thế nào?

Khi trẻ bị tiêu chảy với tình trạng không nghiêm trọng, thường được các bác sĩ chỉ định cho điều trị tại nhà. Cha mẹ cần lưu ý những điiều sau đây để chăm sóc cho trẻ khi trẻ bị tiêu chảy.

  • Cho trẻ uống nhiều nước: Trẻ bị tiêu chảy thường bị mất nước vì vậy cần cho trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất. Bổ sung nước đầy đủ sẽ giúp trẻ giảm triệu chứng bệnh, nhanh chóng lấy lại sức.
  • Cho trẻ ăn đủ bữa, tránh bỏ bữa: Khi bị tiêu chảy trẻ có thể bi đau bụng, buồn nôn, khó chịu, quấy khóc ăn kém…vv tuy nhiên cha mẹ cần lưu ý không cho trẻ bỏ bữa, có thể chia nhỏ các bữa ăn cho trẻ, hãy chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa, phù hợp với thể trạng của trẻ.
  • Không dùng sữa thay cho bữa ăn: Sữa chứa nhiêu vi chất nhưng nếu dùng nhiều cũng dễ khiến trẻ bị tiêu chảy.
  • Bổ sung men vi sinh: Bổ sung men vi sinh gúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hệ tiêu hóa sẽ sớm ổn định.
  • Bổ sung kẽm và các vitamin: giúp cơ thể mau chóng phục hồi. ( kẽm hữu cơ Coloszinc, Vitamin tổng hợp Zeambi )
Nguyên nhân bị tiêu chảy ở trẻ em
Kẽm hữu cơ coloszinc với nguyên liệu nhập khẩu từ Pháp

Trên đây là những kiến thức cơ bản để giúp bố mẹ nhận biết và có cách xử lý đúng khi trẻ bị tiêu chảy. Liên hệ với trung tâm sức khỏe nhi khoa Century để được tư vấn và hỗ trợ.

SKĐS - Khi trẻ đột nhiên đi tiêu phân lỏng, phân nhiều nước và nhiều hơn tức là trẻ đã bị tiêu chảy. Rất nhiều bậc cha mẹ lo lắng và sai lầm trong chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ bị tiêu chảy.

Tiêu chảy có thể gây tử vong do mất nước. Nguyên nhân nào dẫn đến trẻ bị tiêu chảy, biểu hiện như thế nào, cách chăm sóc đúng để giúp trẻ nhanh phục hồi là vô cùng quan trọng.

Các tác nhân gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ

Có nhiều tác nhân gây bệnh tiêu chảy cấp trong đó thường gặp các loại sau:

- Tiêu chảy cấp do virus

Virus thường gặp là Rotavirus, Adenovirus, Enterovirus, sởi Norwalkvirus, trong đó Rotavirus là nguyên nhân chính gây tiêu chảy nặng và đe dọa tính mạng trẻ em dưới 2 tuổi.

Theo thống kê, cứ 2 trẻ dưới 5 tuổi bị tiêu chảy thì có 1 trẻ bị tiêu chảy do Rotavirus. Rotavirus có 4 type huyết thanh. Nếu trẻ bị nhiễm một loại trong 4 loại thì vẫn có khả năng nhiễm các loại còn lại.

Tiêu chảy cấp do virus thường diễn biến điển hình với các biểu hiện trẻ bị nôn. Giai đoạn này trẻ sẽ rất mệt, mặt tái xanh, lả người sau mỗi lần nôn. Tiếp theo xuất hiện đi phân nước, không có máu, khi tiêu chảy xuất hiện thì nôn cũng giảm hoặc hết. Trẻ đi tiêu chảy nhiều trong 3 - 4 ngày đầu tiên, có khi đến chục lần/ngày. Sau đó giảm dần về số lượng nước trong phân, số lần đi và thường tự khỏi sau một tuần.

Trong suốt thời gian bị bệnh, nhìn chung tổng trạng của trẻ khá tốt, trẻ vẫn tỉnh táo chơi được, với điều kiện bù nước đầy đủ. Các triệu chứng khác: Sốt nhẹ hoặc sốt cao, có thể có biểu hiện viêm đường hô hấp trên.

Ngày nay, trẻ được uống vaccine phòng tiêu chảy do Rotavirus đầy đủ, nên diễn biến bệnh có thể không điển hình như trên.

Nguyên nhân bị tiêu chảy ở trẻ em

Buồn nôn, đau bụng, sốt, đau đầu... là những dấu hiệu và triệu chứng của tiêu chảy.

- Tiêu chảy cấp do vi khuẩn

Tiêu chảy cấp do vi khuẩn là tình trạng đi đại tiện phân lỏng hoặc tóe nước trên 3 lần/24 giờ, có thể dẫn đến tình trạng mất nước nặng và nhiễm trùng toàn thân. Các loại vi khuẩn thường gặp gây ra tiêu chảy gồm có: Escheriachia Coli (Ecoli), trực khuẩn lỵ Shigella, Campylobacter Jejuni, Salmonella Enterocolitica, trong đó vi khuẩn Ecoli đường ruột gây 25% tiêu chảy cấp, có nhiều type gây bệnh: Trực trùng gram âm Shigella, Samonella, vi khuẩn tả, tụ cầu trùng gây tiêu chảy do độc tố.

Các vi khuẩn này sau khi xâm nhập vào đường tiêu hóa sẽ sản xuất ra các độc tố ruột hoặc phá hủy trực tiếp các tế bào niêm mạc ruột, gây rối loạn sự hấp thụ nước và điện giải ở ruột non, đại tràng kém hấp thu lượng nước trở lại gây tiêu chảy.

Triệu chứng của bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn thường khá đa dạng, tùy thuộc vào căn nguyên gây bệnh, có thể kể đến như: Sốt; mệt mỏi, nhức đầu; buồn nôn, nôn; đi cầu phân lỏng nhiều lần, phân nhầy nhiều nước, đôi khi có máu…

  • 9 bài thuốc trị tiêu chảy

  • Trẻ bị tiêu chảy cấp và các thuốc được khuyên dùng

  • Bù nước và điện giải cho trẻ bị tiêu chảy những điều cha mẹ không nên bỏ qua

- Tiêu chảy cấp do ký sinh trùng

Trong số các ký sinh trùng gây tiêu chảy có 2 loại thường gặp nhất là Entamoeba Histolytica, Giardia Lamblia.

Nhiễm Entamoeba Histolytica: Bệnh còn được gọi là lỵ amíp, thường biểu hiện triệu chứng đại tiện nhiều lần trong ngày, phân có máu, sụt cân, suy nhược, đau bụng.

Các thể lâm sàng của bệnh do Giardia Lamblia là tiêu chảy cấp tính, tiêu chảy mạn tính và hội chứng giảm hấp thu. Cả hai thể bệnh cấp và mạn tính, tiêu chảy thường diễn ra từ nhẹ tới nặng. Người bệnh có thể có các triệu chứng: Phân nát và nhiều, đi tiêu một lần/ngày; hoặc số lần đi ngoài nhiều hơn. Phân lỏng hơn, có thể chứa nhầy, nhưng thường không có máu và mủ. Phân thường có bọt, nặng mùi và nhờn. Người lớn thường sụt cân và mệt mỏi. Trẻ em thì chậm lớn và chậm phát triển; có khi thấy chán ăn, buồn nôn và nôn, cảm giác khó chịu và đau vùng thượng vị, ợ, đầy hơi và trướng bụng; ít gặp sốt nhẹ, đau đầu, nổi mụn sẩn, đau khớp và đau cơ…

Nguyên nhân bị tiêu chảy ở trẻ em

Tiêu chảy cấp ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Một số nguyên nhân khác gây tiêu chảy

Sai lầm trong chế độ ăn

Chế biến thực phẩm không đúng cách, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn phải thức ăn ôi thiu,

Dị ứng thức ăn

Một số trẻ có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng với đồ ăn lạ, nhất là đồ biển, đồ tanh…

Bất dung nạp đường Lactose

Nhiều trẻ bị dị ứng với Lactose trong sữa. Điều này cũng gây ra tình trạng tiêu chảy.

Sử dụng kháng sinh

Việc sử dụng kháng sinh kéo dài hoặc không theo chỉ định của bác sỹ, dẫn tới tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ, gây tiêu chảy.

Cần chăm sóc đúng và phòng mất nước khi trẻ bị tiêu chảy cấp

Trường hợp trẻ không bị mất nước thì có thể hướng dẫn bà mẹ điều trị tiêu chảy ở nhà để phòng mất nước với nguyên tắc:

- Bù dịch: Dịch bổ sung thêm có thể là ORESOL hoặc thức ăn lỏng như nước súp, nước cơm, nước cháo, nước sạch ở những trẻ không bú mẹ hoàn toàn.

Pha Oresol đúng tỷ lệ được hướng dẫn. Tránh pha đậm đặc hay loãng, sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của Oresol, ngoài ra có thể làm tăng natri máu gây co giật.

Trường hợp trẻ có tiêu chảy mất nước hoặc mất nước nặng, cần được điều trị tại cơ sở y tế để bù nước. Tránh các rối loạn điện giải, huyết động có thể xảy ra. Tuyệt đối không tự ý truyền dịch cho trẻ tại nhà.

Nguyên nhân bị tiêu chảy ở trẻ em

Khi trẻ bị tiêu chảy cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để nâng cao thể trạng, có sức chống lại bệnh tật. Ảnh minh họa

- Tiếp tục cho ăn

Khi trẻ bị tiêu chảy, trẻ rất cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để nâng cao thể trạng, có sức chống lại bệnh tật. Nên cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu, chia nhỏ bữa ăn. Trẻ đang bú mẹ tiếp tục bú mẹ.

- Bổ sung kẽm

Bổ sung kẽm hàng ngày cho tất cả trẻ em trên 12 tháng tuổi, trong nhóm dân số thiếu hụt kẽm sẽ làm giảm được tần suất bị tiêu chảy khoảng 11 - 23%. Tác động lớn nhất là giảm nhiều đợt tiêu chảy. Hiệu quả lên thời gian của các đợt tiêu chảy vẫn chưa được rõ ràng, nhưng có thể lên đến 9%. Kẽm cũng có hiệu quả trong giảm tiêu chảy dạng lỵ và tiêu chảy kéo dài.

Lưu ý: Với những trẻ bú mẹ cho bú nhiều hơn và lâu hơn mỗi lần bú. Cho trẻ uống nước thường xuyên từng ngụm nhỏ bằng thìa. Nếu trẻ nôn, ngừng 10 phút sau đó tiếp tục cho uống nhưng chậm hơn. Tiếp tục cho uống cho tới khi trẻ ngừng tiêu chảy.

- Đưa trẻ đi khám ngay khi có những biểu hiện: Đi ngoài phân lỏng rất nhiều lần, liên tục; nôn tái diễn; trở nên rất khát, ăn uống kém hoặc bỏ bú; trẻ không tốt lên sau 2 ngày điều trị; sốt cao hơn; phân có lẫn máu.

Tóm lại: Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn rất yếu và dễ bị tổn thương. Chính vì vậy, cha mẹ nên chú ý các biện pháp phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ. Nếu trẻ có dấu hiệu mất nước, cần đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời. Cha mẹ tuyệt đối không nên để trẻ ở nhà và tự điều trị bằng thuốc tiêu chảy khi không có chỉ định của bác sĩ.