Nguyên nhân của thông tin bất cân xứng

Khi mua sắm, chúng ta không thể biết được ngay sản phẩm đó có chất lượng như thế nào. Ví dụ, một chiếc tivi nhìn sẽ rất đẹp đẽ và có vẻ bền khi trưng bày ngoài cửa hàng nhưng điều đó sẽ kéo dài trong bao lâu? Chính sách bảo hành là một cách để làm tăng niềm tin của người tiêu dùng. Mua hàng của những thương hiệu lớn giúp chúng ta an tâm hơn, nhưng hàng hóa đảm bảo tiêu chuẩn lại là chuyện khác. Một tiệm cà phê có đồ uống tuyệt hảo, nhưng cửa hàng Starbucks bên cạnh sẽ không mạo hiểm để bạn tìm thấy tiệm cà phê ấy.

Vấn đề trong các ví dụ kể trên vẫn luôn xảy ra xung quanh chúng ta, nhưng phải đến những năm 1970 các nhà kinh tế học mới bắt đầu suy nghĩ đến chuyện “thông tin bất cân xứng” (information asymmetry).

George Akerlof là người đi tiên phong trong nỗ lực tìm hiểu vấn đề này. Trong bài báo viết năm 1970 có tựa đề “The Market Lemons” (tạm dịch: Những quả chanh trên thị trường), ông đặt ra câu hỏi điều gì sẽ xảy ra với thị trường xe cũ nếu người mua không thể phân biệt được đâu là chiếc xe còn tốt. Giả sử người mua sẵn sàng trả 1.000 USD cho một chiếc xe tốt (mà Akerlof gọi là quả đào) và 500 USD cho một chiếc xe hay gặp trục trặc (quả chanh).

Nếu xe cũ và xe mới khác nhau một trời một vực như chanh và đào, đó là trạng thái thị trường minh bạch và không ai chịu thiệt. Nhưng nếu không thể phân biệt đâu là chanh đâu là đào, người mua sẽ hành động khác. Họ trả 750 USD cho một chiếc xe mà họ không biết là chanh hay đào. Vấn đề nằm ở chỗ người bán biết chắc chắn chiếc xe đó là gì, và sẽ từ chối không bán với giá 750 USD. Người mua thông minh sẽ suy diễn ngược lại: nếu người bán chấp nhận mức giá 750 USD thì chiếc xe đó chắc chắn chỉ là chanh, do đó lại giảm giá xuống còn 500 USD.

Cuối cùng chiếc xe cũng được bán với mức giá đúng thực tế, nhưng tình trạng bất cân xứng thông tin khiến chẳng có quả đào nào được bán ra. Đây là tình trạng lựa chọn bất lợi (adverse selection).

Các nghiên cứu chỉ ra có hai giải pháp cho vấn đề này. Nhà kinh tế học Peter Spence tập trung vào những dấu hiệu. Ông đưa ra ví dụ trên thị trường lao động, nơi mà các ông chủ sẽ không thể biết ngay đâu là ứng viên phù hợp nhất. Do đó người dự thi tuyển sẽ phải thể hiện mình có tài năng gì thông qua các cuộc phỏng vấn hay các văn bằng chứng chỉ. Nhưng rõ ràng cách này chỉ hiệu quả nếu như các dấu hiệu đó là chính xác. Tương tự, các chính sách bảo hành và thương hiệu chính là những dấu hiệu mà các nhà sản xuất muốn đem đến cho người mua.

Giải pháp thứ hai là “sàng lọc”, đưa những sản phẩm đặc biệt đến từng loại khách hàng vì những chủ thể kinh tế khác nhau quan tâm tới những đối tượng khác nhau và thông tin của họ khi về cùng một đối tượng sẽ khác nhau. Joseph Stigliz và Micheal Rothschild đã áp dụng điều này trên thị trường bảo hiểm, cho rằng nên có các sản phẩm đa dạng khác biệt phù hợp với từng loại khách hàng có thái độ ưa thích rủi ro khác nhau.

Bất cân xứng thông tin vẫn là điều khiến các nhà hoạch định chính sách phải đau đầu. Lựa chọn bất lợi gây ra những tác động tiêu cực lên đạo luật chăm sóc sức khỏe Obamacare của Mỹ. Số người khỏe mạnh đăng ký tham gia chương trình trợ cấp bảo hiểm y tế của Chính phủ thấp hơn dự đoán, khiến mức độ liên hệ giữa rủi ro và phí bảo hiểm giảm xuống. Trong khi đó các công ty bảo hiểm rơi vào tình trạng thua lỗ và lại phải tăng phí, khiến ít người tham gia và kéo theo một vòng luẩn quẩn.

Đặc biệt, trên thị trường chứng khoán, tình trạng bất cân xứng thông tin có thể gây ra những hậu quả tai hại đặc biệt là khi con người cố tình gây ra tình trạng này. Các doanh nghiệp muốn che giấu các thông tin bất lợi, thổi phồng thông tin có lợi; nhà đầu tư không được tiếp cận những thông tin giống nhau; kẻ xấu tung tin đồn thất thiệt hay hiện tượng “làm giá” cổ phiếu… Điều này dẫn đến việc các nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư không chính xác, gây cung cầu ảo, thị trường bong bóng và tiềm ẩn nguy cơ sụp đổ thị trường.

- Bất cân xứng thông tin là gì ???
- là trạng thái bất cân bằng trong cơ cấu thông tin - giữa các chủ thể giao dịch có mức độ
nắm giữ thông tin không ngang nhau. Một người sẽ có thông tin nhiều hơn so với người
khác về đối tượng được giao dịch. Điều này dẫn tới nhiều vấn đề trong kinh tế học, hợp
đồng và tài chính.
- Nguyên nhân :
- trước tiên là do những chủ thể kinh tế khác nhau quan tâm tới những đối tượng khác nhau
và thông tin của họ khi về cùng một đối tượng sẽ khác nhau. Thường thì các chủ thể kinh tế
hiểu mình rõ hơn là hiểu người khác. Mức độ chênh lệch về thông tin tùy thuộc vào cơ cấu,
đặc trưng của thị trường.
- Phi đối xứng thông tin còn có nguyên nhân nhân tạo. Chủ thể kinh tế tham gia giao dịch có
thể cố tính che giấu thông tin để đạt được lợi thế trong đàm phán giao dịch.
-
- 2. ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng đến hoạt động tín dụng
- Hoạt động tín dụng nói chung hay hoạt động cho vay nói riêng đều dựa trên cơ sở lòng
tin do đó sẽ phải chấp nhận một rủi ro mang tính tất yếu, không thể loại trừ hoàn toàn là
rủi ro tín dụng. Chính vì thế, các ngân hàng đã đưa ra các quy trình nghiêm ngặt cho việc
cấp các khoản vay1 Quyết định cho vay của các NHTM hiện nay dựa trên các cơ sở sau:
- - Hồ sơ pháp lý, mức độ tín
- nhiệm của khách hàng,
- - Năng lực tài chính,
- - Tính hiệu quả của dự án vay
- vốn,
- - TSĐB vốn vay.
- Theo đó, vấn đề về TSĐB cũng là một trong các yếu tố góp phần nên quyết định cho vay.
Nhưng trong hoạt động tín dụng, vấn đề thông tin bất cân xứng xảy ra khi mà ngân hàng
luôn là người có ít thông tin hơn khách hàng đi vay về dự án đầu tư, về khách hàng, về
mục đích sử dụng vốn vay được cấp. Hệ quả tất yếu của thông tin bất cân xứng đó là sự
lựa chọn bất lợi và tâm lí ỷ lại.
2.1. Sự lựa chọn bất lợi
Vấn đề về sự lựa chọn bất lợi xảy ra trước khi ngân hàng và người đi vay ký kết hợp đồng tín


dụng. Khi nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, các ngân hàng phải
thu thập thông tin có liên quan đến khách hàng và khoản vay sau đó tiến hành thẩm định để
đưa ra quyết định “Có nên cho khách hàng vay hay không?” Trong khâu thẩm định này, việc
thông tin bất cân xứng ảnh hưởng đến các cơ sở ra quyết định cấp tín dụng đã nói ở trên sẽ
dẫn đến sự lựa chọn bất lợi cho phía ngân hàng và gây ra rủi ro cho quyết định cho vay của
ngân hàng
2.1.1. Mức độ tín nhiệm của khách hàng:
Việc đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng là vấn đề khó khăn cho các ngân hàng khi
mà các yêu tố cơ bản của tiêu chí này là mối quan hệ dài hạn, uy tính, thương hiệu, trình độ,
năng lực quản lý của khách hàng,… Các ngân hàng chủ yếu dựa vào lịch sử quan hệ của
khách hàng với ngân hàng, còn với khách hàng mới thì việc đánh giá dựa vào ý kiến chủ
quan của cán bộ tín dụng khi tiếp xúc với khách hàng hoặc từ các thông tin thu thập được từ
khách hàng có quan hệ với khách hàng mới này, bên cạnh các thông tin được lấy từ Trung
tâm Thông tin Tín dụng của NHNN (CIC). Do đây là các tiêu chí vô hình nên việc đánh giá
là rất khó cho ngân hàng, mặt khác do VN còn thiếu các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập
nên việc đánh giá xếp loại khách hàng, đánh giá công ty càng trở nên chủ quan
2.1.2. Năng lực tài chính:
Việc đánh giá năng lực tài chính của khách hàng chủ yếu dựa vào các báo cáo tài chính
(BCTC) của khách hàng. Trên thực tế thì các BCTC của các doanh nghiệp VN chưa đủ độ tin
cậy, nhất là đối với các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ. Mặc dù các BCTC được ngân hàng
đòi hỏi là phải có kiểm toán nhưng độ tin cậy của việc kiểm toán còn chưa cao vì thực tế hoạt
động này dựa trên trình độ và năng lực cũng như đạo đức nghề nghiệp của các công ty kiểm
toán, kiểm toán viên. Do đó, BCTC của khách hàng cung cấp chưa thật sự phản ánh đúng
năng lực tài chính của khách hàng và sẽ dẫn đến vấn đề sự lựa chọn bất lợi cho các ngân
hàng khi đưa ra quyết định cho vay.
2.1.3. Tính hiệu quả của vốn vay:
Đây chính là dấu hiệu quan trọng nhất trong việc xét duyệt có nên cho khách hàng vay vốn
hay không, là nguồn trả nợ chính của khách hàng. Muốn đánh giá hiệu quả của dự án vay vốn
cán bộ thẩm định sẽ phải tiến hành thẩm định các yếu tố về thị trường, kỹ thuật, công nghệ,
nguồn nhân lực, tài chính,…Nhưng trong thực tế thì việc thẩm định dự án trong một môi

trường thiếu thốn thông tin đang là một trở ngại lớn cho các cán bộ thẩm định. Các thông tin
hiện nay được lấy sử dụng thường là các số liệu thu thập từ các nguồn thông tin không chính
thức, qua Internet với tính hệ thống và độ chính xác không cao
Việc thiếu các thông tin để xác định các thông số đầu vào, đầu ra của dự án, nhất là việc xác
định về thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường cung cấp nguyên vật liệu đầu vào,… sẽ
dẫn đến việc đánh giá không chính xác tính khả thi của phương án, dự án kinh doanh, mà đây
lại là điều tiên quyết trong việc thẩm định một dự án vay vốn
2.2. Rủi ro đạo đức
Rủi ro đạo đức trong hoạt động tín dụng của các NHTM đến từ phía bên đi vay chủ yếu thể
hiện ở hành vi bên đi vay sử dụng vốn vay không đúng với mục đích đã cam kết trong hợp
đồng tín dụng. Nguyên nhân chính là do một hợp đồng tín dụng chỉ đòi hỏi bên vay thanh
toán một số tiền cố định đã quy định trước và cho phép họ hưởng tất cả phần lợi nhuận còn
lại. Do đó sẽ khiến những khách hàng đi vay nảy sinh ý muốn nhận những dự án đầu tư có
nhiều rủi ro hơn so với mong muốn của ngân hàng vì những dự án đầu tư có rủi ro cao một
khi thành công thì sẽ mang lại nguồn lợi nhuận rất cao cho bên đi vay. Ngoài ra, cũng chính
do thói quen sử dụng tiền mặt của nền kinh tế càng làm tăng sự khó khăn cho công tác kiểm
tra, giám sát của ngân hàng về việc khách hàng sử dụng đúng mục đích của khoản vay. Chính
vì thế càng tạo động cơ cho rủi ro đạo đức xảy ra. Một khi rủi ro đạo đức này xảy ra mà ngân
hàng không kiểm soát được thì xác suất ngân hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro tín dụng là rất
cao.
3. Vấn đề về tài sản đảm bảo
Với các vấn đề nêu trên, một khi ngân hàng đã không thể nhìn vào những giá trị vô hình như
uy tín, thương hiệu,…và không tin tưởng vào các BCTC của doanh nghiệp do sự không minh
bạch của thông tin còn cao thì việc đơn giản nhất cho các ngân hàng chính là dùng TSĐB
như một điều kiện thiết yếu
4. Kết luận
Vấn đề cốt lõi cần phải giải quyết hiện nay chính là việc minh bạch thông tin trên thị trường,
hạn chế thông tin bất cân xứng, mà điều này cần phải có sự hợp tác giữa Nhà nước, các
NHTM và các khách hàng. Bên cạnh việc hoàn thiện và siết chặt các quy định về cung cấp và
minh bạch thông tin đối với các doanh nghiệp, Nhà nước cần khuyến khích việc thành lập

các tổ chức kinh doanh về việc thu thập, cung cấp, phân tích thông tin thị trường và các tổ
chức xếphạng tín nhiệm. Các NHTM nên đầu tư vào vấn đề tuyển dụng và nâng cao trình độ
của nhân viên tín dụng, thêm vào đó là việc áp dụng công nghệ kỹ thuật, phát triển hệ thống
thông tin tín dụng nội bộ để có một kho dữ liệu lưu trữ hồ sơ cần thiết phục vụ cho quá trình
“sàng lọc” hồ sơ vay, khách hàng vay trong quy trình tín dụng. Cuối cùng là các doanh
nghiệp cần nhận thức rõ tình trạng thông tin bất cân xứng ảnh hưởng trên thị trường, từ đó
phải biết “phát tín hiệu”cho các ngân hàng biết thông qua các hình thức khác nhau như: hợp
tác cung cấp tất cả thông tin ngân hàng yêu cầu, niêm yết chứng khoán trên thị trường, xây
dựng thương hiệu doanh nghiệp,…