Nguyên nhân làm con bị sứt môi

Những nguyên nhân làm tăng nguy cơ sứt môi và hở hàm ếch ở trẻ sơ sinh ngày càng  trở lên phổ biến. Sứt môi, hở hàm ếch là một khuyết tật trên khuôn mặt xảy ra ở trẻ sơ sinh khi còn trong bụng mẹ. Ở Việt Nam, cứ 1000 trẻ sơ sinh thì có khoảng 1 ca sứt môi và có khoảng 1/2500 trẻ sinh ra có nguy cơ bị hở hàm ếch. Căn bệnh không nguy hiểm nhưng gây ra tình trạng khó khi ăn, nói và giao tiếp. Quan trọng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sự phát triển cũng như những cơ hội của đứa trẻ trong tương lai.

Ở trẻ sinh ra bị sứt môi và hở hàm ếch, sự và phát triển của xương hộp sọ và các mô ở đầu và mặt trong thời kỳ còn trong bụng mẹ không bình thường, dẫn đến các khe hở ở môi, vòm miệng hoặc cả hai.

Nguyên nhân làm con bị sứt môi

Dưới đây là  những nguyên nhân có thể làm tăng nguy cơ phụ nữ mang thai sinh con bị sứt môi và hở hàm ếch mẹ bầu cần lưu ý, bao gồm:

Đọc  thêm:

  • >> Xét nghiệm NIPT

1. Có tiền sử gia đình bị sứt môi, hở hàm ếch
Theo nghiên cứu, nếu cha hoặc mẹ sinh ra với tình trạng sứt môi – hở hàm ếch, thì đứa con cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng này. Mặc dù vậy, không có nghĩa là nếu cha hoặc mẹ bị sứt môi thì chắc chắn con bạn cũng sẽ trải qua điều tương tự.

2. Hút thuốc khi mang thai
Đối với những người phụ nữ mang thai đang hút thuốc thì nên dừng ngay thói quen này. Phụ nữ mang thai có thói quen hút thuốc có nhiều nguy cơ sinh con bị sứt môi. Không chỉ những người trực tiếp hút thuốc lá, những phụ nữ mang thai thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc xung quanh cũng có nguy cơ sinh ra trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch.

3. Thường xuyên sử dụng rượu khi mang thai

Phụ nữ mang thai thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn có nguy cơ cao sinh con bị sứt môi- hở hàm ếch. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng thực sự có mối liên hệ giữa thói qen uống rượu khi mang thai với các trường hợp sứt môi ở trẻ sơ sinh.

4. Mẹ mang thai trong tình trạng béo phì – thừa cân
Nếu bạn dự định có thai nhưng thừa cân bao gồm cả béo phì, bạn nên giảm cân trước. Nguyên nhân là do bà bầu mang thai trong tình trạng béo phì có nguy cơ sinh con bị sứt môi rất cao.

5. Trong quá trình mang thai sử dụng tùy tiện một số loại thuốc
Một số loại thuốc được dùng trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ sứt môi ở trẻ sơ sinh. Những loại thuốc này bao gồm isotretinone (một loại thuốc trị mụn trứng cá), methotrexate (một loại thuốc chữa bệnh vẩy nến, viêm khớp và ung thư) và thuốc chống động kinh.. Vì vậy, không nên dùng thuốc một cách bất cẩn và hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi dùng.

6. Mang thai trong tình trạng thiếu chất dinh dưỡng
Thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ sẽ khiến quá trình sinh trưởng và phát triển của thai nhi bị gián đoạn. Ví dụ, phụ nữ mang thai thiếu folat và vitamin A…, có xu hướng sinh con bị sứt môi nhiều hơn. Vì vậy, phải đảm bảo dinh dưỡng nhu cầu axit folic thích hợp trong thai kỳ để ngăn ngừa trẻ bị sứt môi.

7. Trẻ sinh ra  mắc hội chứng Pierre Robin
Hội chứng Pierre Robin có thể khiến trẻ sinh ra có hàm nhỏ và lưỡi nhô ra. Hầu hết trẻ  mắc hội chứng này sẽ được sinh ra đều hở vòm miệng. Mặc dù vậy, hội chứng này là một tình trạng hiếm gặp.

Trẻ sinh ra bị sứt môi có thể được phẫu thuật sứt môi nếu trẻ được 2 hoặc 3 tháng tuổi. Trong khi đó, đối với những trẻ sinh ra có khe hở vòm miệng thì nên phẫu thuật khi trẻ được 6 đến 12 tháng tuổi. Phẫu thuật khe hở môi có thể cần phải được thực hiện nhiều lần.

Phòng ngừa  sứt môi và hở hàm ếch

Mặc dù có một số yếu tố dẫn đến nguy cơ sứt môi – hở hàm ếch không thể phòng ngừa. Nhưng có thể phòng ngừa được hầu hết các tình trạng có thể làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị sứt môi.  Ngoài việc làm các xét nghiệm, bạn cũng cần đi khám sức khỏe định kỳ khi mang thai để có thể theo dõi sự tăng trưởng và sự phát triển của thai nhi.

Trên đây là những nguyên nhân có thể làm gia tăng nguy cơ trẻ sứt môi và hở hàm ếch  khi mẹ mang bầu. Để biết thêm chi tiết liên hệ chúng tôi Genlab theo đường dây nóng: 0968 589 489.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Trần Văn Trọng - Bác sĩ chuyên khoa Ngoại Nhi, phẫu thuật Tạo hình - Thẩm mỹ - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Trong các dị tật bẩm sinh thì hở hàm ếch có tỷ lệ cao nhất, nguyên nhân gây ra tình trạng này rất phức tạp thường liên quan tới yếu tố di truyền và các yếu tố từ môi trường tác động vào trong quá trình mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai.

Tật sứt môi, hở hàm ếch thường đi kèm với nhau. Sứt môi là hiện tượng môi trên phát triển không đều, khiếm khuyết một phần môi trên tạo ra khe nứt ở một hay cả hai bên đường giữa của môi trên. Còn hở hàm ếch là sự khiếm khuyết trong phát triển vòm miệng tạo ra khe hở giữa vòm miệng và khoang mũi.

Tật sứt môi và hở hàm ếch ở thai nhi thường có 3 dạng: Sứt môi nhưng không bị hở hàm ếch; Hở hàm ếch nhưng không sứt môi; Cả sứt môi và hở hàm ếch.

Sứt môi, hở hàm ếch có thể chữa khỏi nhờ phẫu thuật sau khi sinh.

2. Nguyên nhân gây ra hở hàm ếch ở thai nhi

Nguyên nhân của dị tật sứt môi và hở hàm ếch rất phức tạp, chưa được biết một cách rõ ràng, tuy nhiên được cho là ảnh hưởng của yếu tố hở hàm ếch di truyền và yếu tố môi trường

Môi là bộ phận được hình thành vào giữa tuần lễ thứ 4 và thứ 5, hàm trên được hình thành vào giữa tuần thứ 7 và tuần thứ 8 của thai kỳ. Nên thời điểm này nếu các yếu tố bên ngoài tác động không tốt tới thai phụ trong khoảng thời gian này sẽ có nguy cơ gây ra dị tật thai nhi là sứt môi, hở hàm ếch.

Một số nguyên nhân bị hở hàm ếch ở trẻ bao gồm:

  • Yếu tố di truyền, có người cận huyết thống bị dị tật sứt môi, hở hàm ếch.
  • Mẹ bị nhiễm virus trong thời kỳ đầu mang thai khoảng từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 12 như: Nhiễm virus Rubella, cảm cúm...
  • Mẹ sử dụng vitamin A liều cao, vitamin A có nguy cơ gây quái thai khi sử dụng liều cao.
  • Chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ axit folic, vitamin B12 và vitamin B6.
  • Mẹ nghiện rượu, thuốc lá
  • Bố mẹ mắc bệnh lậu, giang mai không điều trị triệt để
  • Tiếp xúc thường xuyên với môi trường độc hại, nhiễm tia phóng xạ, nhiễm hóa chất.

Nguyên nhân làm con bị sứt môi

Hở hàm ếch ở thai nhi có tính di truyền

Ngoài ra có một số yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gồm:

  • Yếu tố tâm lý: Mẹ thường xuyên bị căng thẳng, lo lắng, suy nghĩ quá nhiều.
  • Không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, mẹ bị suy dinh dưỡng.
  • Bố mẹ lớn tuổi, sức khỏe không tốt.

3. Làm gì để dự phòng nguy cơ hở hàm ếch?

Các nghiên cứu cho thấy axit folic có thể giúp ngăn ngừa tật khe hở môi hàm. Vì thế, trước khi mang thai ít nhất 1 tháng và trong khi mang thai, phụ nữ nên dùng từ 0,4 đến 1mg axit folic mỗi ngày. Có thể bổ sung bằng cách tăng cường ăn các loại thức ăn giàu acid folic như rau xanh, ngũ cốc... hay dùng thêm viên bổ sung. Tuy nhiên cần chú ý không dùng liều quá cao gây tổn thương thần kinh.

Ngoài ra, để phòng bệnh, cha mẹ chuẩn bị sức khỏe tốt trước khi có thai:

  • Trong thời gian mang thai, bà mẹ cần chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi hợp lý, sử dụng thuốc hợp lý theo chỉ dẫn của bác sĩ và khám thai định kỳ
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân tác động lên thai nhi: Chất hóa học, tia phóng xạ...
  • Giữ tinh thần thoải mái, có thể bằng cách tập thể dục như dưỡng sinh, đi bộ, yoga...
  • Luôn cẩn trọng khi sử dụng các loại thuốc trong khi mang thai, bao gồm cả vitamin A.
  • Tiêm phòng vắc-xin đầy đủ trước khi có ý định mang bầu như vắc-xin phòng rubella, cúm...

Nguyên nhân làm con bị sứt môi

Tiêm phòng vắc-xin trước khi mang thai

Nguyên nhân bị hở hàm ếch chưa được biết một cách rõ ràng. Tuy nhiên theo nghiên cứu cho thấy có liên quan mật thiết tới di truyền và yếu tố tác động vào mẹ khi mang thai. Trong đó các yếu tố tác động khi mang thai là chủ yếu, do đó mẹ bầu cần có biện pháp tránh các yếu tố đó. Bên cạnh đó, khám thai định kỳ là biện pháp tốt nhất để theo dõi và phát hiện sớm bất thường.

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:

  • Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn
  • Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường
  • Thai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻ
  • Trẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện

Bác sĩ Trọng đã có trên 10 năm kinh nghiệm trong Phẫu thuật Nhi và Phẫu thuật Tạo hình - Thẩm mỹ, và đã sớm trở thành một trong những bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực Phẫu thuật Trẻ em đặc biệt là Phẫu thuật Nội soi và Phẫu thuật Tạo hình - Thẩm mỹ.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

  • Khe hở môi hàm trên thường gặp bên nào?
  • Dị tật khe hở môi, vòm miệng có thể phát hiện qua siêu âm thai?
  • Phẫu thuật nụ cười cho trẻ bị dị tật hàm ếch

XEM THÊM:

  • Nguyên nhân gây dị tật ống thần kinh ở trẻ
  • Hội chứng dải sợi ối
  • Thai 15 tuần sứt môi, hở hàm ếch nên làm gì?