Nhà máy sản xuất coca-cola ở việt nam

12:00:00   29/06/2016

Nhà máy sản xuất nước giải khát Coca - Cola, Chi nhánh Hanoi có địa chỉ tại km 17, xã Duyên Thái, huyện Thường Tín Hà Nội là một trong những cơ sở sản xuất của Công ty TNHH nước giải khát Coca - Cola Việt Nam.

CÁC CÔNG VIỆC CÔNG TY ENCO THỰC HIỆN TẠI NHÀ MÁY COCA - COLA: 1. Thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công xây lắp trạm Biến áp 3500KVA 35[22]/0.4kV 2. Cung cấp thiết bị và thi công xây lắp hệ thống phân phối tổng Hạ thế cho dây chuyền PET LINE

3. Cung cấp thiết bị và thi công lắp đặt, thay thế mới hệ thống tủ RMU 36kV


MỘT SỐ HÌNH ẢNH THI CÔNG TẠI NHÀ MÁY COCA - COLA:

Thi công lắp đặt hệ thống tủ RMU 36kV

Thi công lắp đặt hệ thống trạm Biến áp 3500KVA 35[22]/0.4kV

Thi công lắp đặt hệ thống phân phối Hạ thế tổng cho dây chuyền PET LINE

Tag:

Coca-Cola sẽ xây dựng thêm nhà máy thứ 4 ở Việt Nam

Tập đoàn Coca-Cola đang tìm kiếm mặt bằng tại Hà Nội để mở nhà máy thứ 4 tại Việt Nam. Nhà máy thứ 5 dự kiến sẽ được xây dựng tại TP.HCM vào năm 2020.

Tại buổi tiếp kiến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 26/10, Chủ tịch Tập đoàn Coca-Cola Calin Dragan cho biết, Coca-Cola đang dự định tìm kiếm mặt bằng tại Hà Nội để mở nhà máy thứ 4 tại Việt Nam.

Cũng theo ông Calin Dragan, thì dự kiến, đến năm 2020, Tập đoàn sẽ mở tiếp một nhà máy nữa ở TPHCM.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Tập đoàn Coca-Cola Calin Dragan. Ảnh VGP

“Nhờ chính sách tạo điều kiện của Việt Nam, chúng tôi đạt tăng trưởng tích cực, nằm trong TOP 100 công ty đóng thuế thu nhập doanh nghiệp hàng đầu”, ông Cali Dragan bày tỏ.

Đánh giá cao các hoạt động đầu tư tại Việt Nam của Coca-Cola, người đứng đầu Chính phủ đã khẳng định, Chính phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi, tạo các cơ chế thông thoáng cho nhà đầu tư.

Thủ tướng cũng bày tỏ sự vui mừng khi biết Coca -Cola đang đẩy mạnh phát triển sản xuất ra phía Bắc, trong đó có kế hoạch xây dựng khu sản xuất có tổng vốn đầu tư 300 triệu USD tại Hà Nội, dự kiến sản xuất không chỉ các sản phẩm truyền thống mà còn các sản phẩm bổ dưỡng, sử dụng nguyên liệu địa phương, tạo nhiều giá trị gia tăng, đồng thời sử dụng trực tiếp hàng nghìn lao động và phát triển mạng lưới phân phối, gián tiếp tạo việc làm cho hàng vạn lao động khác.

Coca-Cola bắt đầu đầu tư vào Việt Nam từ năm 1994. Kể từ khoản đầu tư ban đầu là 163 triệu USD, sau đó nâng lên 200 triệu USD, thời gian qua, Coca-Cola đã không ngừng tăng cường đầu tư vào Việt Nam.

Giai đoạn 2012-2012, Coca-Cola đầu tư tiếp 200 triệu USD. Sau đó, giai đoạn 2013-2015, Coca-Cola dốc thêm 300 triệu USD vào Việt Nam. Thêm 285 triệu USD nữa được Coca-Cola đầu tư trong giai đoạn gần đây.

Hiện, Coca-Cola đang có 3 nhà máy tại Việt Nam.


Coca-Cola là một trong những thương hiệu quốc tế nổi tiếng nhất tại Việt Nam. Coca-Cola Việt Nam hiện có các nhà máy đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội, tạo ra khoảng 4.000 công việc trực tiếp cũng như gián tiếp tạo số lượng việc làm gấp 6 đến 10 lần từ các hoạt động trong chuỗi cung ứng của mình. Với định hướng trở thành công ty nước giải khát toàn diện, hướng đến người tiêu dùng, công ty không ngừng cải tiến và cung cấp nhiều loại nước giải khát đa dạng, chất lượng, bao gồm các dòng sản phẩm ít đường và không đường, đồng thời đa dạng mẫu mã và mở rộng mức độ phủ sóng kinh doanh ở khắp mọi nơi. Các nhãn hiệu nước giải khát của Coca-Cola tại Việt Nam bao gồm Coca-Cola, Coca-Cola Light, Coke Zero, Sprite, Fanta, Minute Maid Nutriboost, Minute Maid Teppy, Schweppes, Dasani và Aquarius, trà đóng chai Fuzetea+, cà phê đóng lon Georgia và Nước tăng lực Coca-Cola® Enegy. Với việc xem phát triển bền vững là trọng tâm của các hoạt động kinh doanh,

Coca-Cola đã đầu tư vào các dự án cộng đồng có sức ảnh hưởng lớn nằm trong danh sách ưu tiên của Việt Nam trong việc phát triển tương lai bền vững, có thể kể đến như: bảo tồn tài nguyên nước và nông nghiệp bền vững tại Đồng bằng Sông Cửu Long trước tác động của biến đổi khí hậu, đào tạo năng lực cho nông dân trồng mía, quản lý rác thải nhựa, sáng kiến EKOCENTER với những hoạt động trao quyền làm chủ doanh nghiệp cho phụ nữ, quản lý rác thải nhựa. Năm 2019, Coca-Cola Việt Nam được công nhận là top 2 doanh nghiệp phát triển bền vững tại Việt Nam bởi VCCI và Top 1 nhà tuyển dụng được yêu thích nhất bởi Career Builder.

Ngày 17-1, ông Nguyễn Thành Thanh - trưởng Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Long An - cho biết đơn vị này vừa ký giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Công ty TNHH nước giải khát Coca Cola đầu tư nhà máy sản xuất nước giải khát với tổng vốn hơn 136 triệu USD [tương đương hơn 3.109 tỉ đồng] vào Khu công nghiệp Phú An Thạnh, huyện Bến Lức.

Coca Cola đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư ngay trong ngày nộp hồ sơ đăng ký đầu tư vào ngày 14-1. Ông Thanh nói thêm, việc giải quyết nhanh các thủ tục đầu tư là một trong những điều đã được lãnh đạo tỉnh Long An quán triệt từ trước. 

Trong 3 tháng cuối năm 2021, nhiều nhà đầu tư lớn cũng đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư ngay trong ngày khi nộp hồ sơ đầy đủ vào tỉnh Long An.

"Tuy nhanh, nhưng tất cả hồ sơ đều đảm bảo đầy đủ, đúng quy trình, thủ tục" - ông Thanh nói.

Đây là một trong những dự án có vốn đầu tư "khủng" mà Long An đón nhận vào đầu năm 2022.

Trong năm 2021, dù ảnh hưởng dịch COVID-19 nhưng chỉ riêng trong các khu công nghiệp, Long An đã thu hút được hơn 490 triệu USD vốn FDI [tăng 26 triệu USD so với năm 2020] và hơn 11.722 tỉ đồng vốn đầu tư trong nước [tăng hơn 6.700 tỉ đồng so với năm 2020].

SƠN LÂM

Coca Cola đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư ngay trong ngày nộp hồ sơ đăng ký đầu tư vào ngày 14/01/2022.

Đây cũng là dự án nhà máy thứ 4 của Coca Cola sau gần 28 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam.

Theo kế hoạch ban đầu, dự án lẽ ra được triển khai từ năm 2020 nhưng vì dịch bệnh nên đã lùi đến năm nay. Thông tin ban đầu của dự án được công bố tại buổi gặp mặt giữa Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hồi năm 2018 [khi đó là Thủ tướng] và Chủ tịch Tập đoàn Coca Cola Calin Dragan.

Ngoài ra, Coca Cola cũng đang tìm kiếm mặt bằng tại Hà Nội để xây dựng nhà máy tiếp theo với tổng vốn lên đến 300 triệu USD. Được biết nhà máy mới sẽ không chỉ sản xuất các sản phẩm truyền thống mà còn các sản phẩm bổ dưỡng, sử dụng nguyên liệu địa phương, tạo ra nhiều giá trị gia tăng.

Coca-Cola bắt đầu đầu tư vào Việt Nam từ năm 1994. Kể từ khoản đầu tư ban đầu là 163 triệu USD, sau đó nâng lên 200 triệu USD, thời gian qua, Coca-Cola đã không ngừng tăng cường đầu tư vào Việt Nam.

Giai đoạn 2012-2012, Coca-Cola đầu tư tiếp 200 triệu USD. Sau đó, giai đoạn 2013-2015, Coca-Cola dốc thêm 300 triệu USD vào Việt Nam. Thêm 285 triệu USD nữa được Coca-Cola đầu tư trong giai đoạn gần đây.

Tính đến năm 2017, tổng vốn đầu tư của Cola Cola đổ vào Việt Nam đã vượt ngưỡng 1 tỷ USD.

Đóng thuế được 8 năm

Tuy có mặt tại Việt Nam từ năm 1994 nhưng mãi đến năm 2013, Coca Cola mới báo lãi và nộp thuế. Số liệu từ Cục thuế TPHCM cho biết, năm 2013 và 2014 Coca Cola báo lãi lần lượt 150 tỷ và 357 tỷ đồng, giúp xoa dịu câu chuyện không nộp thuế của Coca Cola.

Suốt khoảng thời gian kể từ năm 2012 trở về trước, Coca Cola liên tục báo lỗ và không nộp thuế dù đang vận hành tới 3 nhà máy tầm cỡ trong nước.

Tính đến năm 2012, lỗ luỹ kế được công ty xác nhận là 3.768 tỷ đồng, vượt quá vốn chủ sở hữu 2.950 tỷ đồng.

Bất chấp thua lỗ, Coca-Cola vẫn tiếp tục mở rộng. Cuối tháng 10/2012, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành, ông Muhtar Kent tới Việt Nam và tuyên bố rót thêm 300 triệu USD vào Việt Nam trong 3 năm tới. Sang năm 2014 đầu tư thêm 210 triệu USD để mở rộng kinh doanh tại Việt Nam.

Điệp khúc thua lỗ - mở rộng khiến nhiều người đặt ra nghi vấn Coca Cola chuyển giá, lách thuế. Một cán bộ cục thuế TPHCM cho biết: “Bí quyết để doanh nghiệp này có thể liên tục kê khai lỗ nằm ở chi phí nguyên phụ liệu, trong đó chủ yếu là hương liệu được nhập trực tiếp từ công ty mẹ với giá rất cao”. Cụ thể, trung bình chi phí nguyên phụ liệu chiếm tới 70% giá vốn của Coca Cola, cá biệt có năm lên tới 80-85% giá vốn.

Tuy nhiên, việc chứng minh Coca Cola vi phạm pháp luật là rất khó, bởi không có cơ sở so sánh, đối chiếu giá nguyên liệu với các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề, vì nguyên liệu là do công ty mẹ của Coca-Cola Việt Nam độc quyền cung cấp. Cũng không thể lấy chi phí nguyên phụ liệu của doanh nghiệp Việt Nam cùng ngành nghề để so sánh vì đây là doanh nghiệp đặc thù.

Về phía Coca-Cola, doanh nghiệp này cho rằng, công ty tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật, còn thua lỗ là do các nguyên nhân khách quan.

Video liên quan

Chủ Đề