Nhà quản trị cấp trung có nhiệm vụ


Cấp 1 : Các nhà quản trị cấp cơ sở : cấp này trong thực tế thường là tổ trưởng, trưởng nhóm, đốc công...

Nhà quản trị cấp cơ sở ở cấp bậc cuối cùng trong hệ thống cấp bậc , thông thường trong các cơ sở sản xuất 

Nhiệm vụ chính : Hướng dẫn , đốc thúc , điều khiển công nhân trong các công việc thường ngày để đưa đến sự hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức , Tuy nhiên , ở cấp này , họ cũng là người trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh như những nhân viên khác dưới quyền họ

Cấp 2 : Các nhà quản trị cấp giữa : cấp này trong thực tế mang chức danh trưởng phòng, trưởng ban, quản đốc phân xưởng, trưởng khoa...

Nhiệm vụ chính : Đây là cấp chỉ huy trung gian., họ vừa quản trị các quản trị viên cấp cơ sở thuộc quyền, vừa đồng thời điều khiển các nhân viên khác.Chức năng của họ là thực hiện các kế hoạch và chính sách của tổ chức bằng cách phối hợp các công việc thực hiện nhằm hướng đến sự hoàn thành mục tiêu chung

Cấp 3 : Các nhà quản trị cấp cao : cấp này trong thực tế là giám đốc , tổng giám đốc, giám đốc điều hành , chủ tịch hội đồng quản trị...

Đây là cấp cao nhất trong bảng phân cấp, những nhà quản trị cấp cao là người chịu trách nhiệm về những thành quả cuối cùng của tổ chức 

Nhiệm vụ chính : Xây dựng chiến lược hành động và phát triển của tổ chức

Nguồn Intenet

Nhìn chung công việc của nhà quản trị tùy theo cấp bậc trong tỗ chức . Tuy nhiên sự khác nhau chính là cách hoạch định , tổ chức và điều khiển , kiểm tra của các cấp bậc khác nhau có sự khác nhau .. Ở nhửng cấp bậc khác nhau , thời gian thực hiện những chức năng cũng thay đổi

Trong cùng một tổ chức người quản trị cấp cao dùng nhiều thời gian để hoạch định hơn người quản trị cấp thấp , tương tự vậy, điều khiển là chức năng chủ yếu của nhà quản trị cấp cơ sở

Tuy nhiên tùy theo đặc điểm thực tế của từng tổ chức, công ty cụ thể mà có số lượng các nhà quản trị nhiều hay ít, hoặc không nhất thiết có hệ thống được sắp xếp như đã nói ở trên

 Theo Sách quản trị học [ PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp]

Bài viết hoặc đoạn này cần được wiki hóa để đáp ứng tiêu chuẩn quy cách định dạng và văn phong của Wikipedia. Xin hãy giúp sửa bài viết này bằng cách liên kết đến các trang liên quan hoặc cải thiện bố cục của bài viết.

Bài này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây.

Nhà quản trị hay quản trị viên là người làm việc trong tổ chức, những người có nhiệm vụ thực hiện chức năng quản trị trong phạm vi được phân công phụ trách, được giao nhiệm vụ điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của những người đó. Nhà quản trị là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra con người, tài chính, vật chất và thông tin trong tổ chức sao cho có hiệu quả để giúp tổ chức đạt mục tiêu.ngoài ra còn phải có kiến thức sâu rộng về phong cách quản lí linh hoạt, xử lí thông minh trong mọi tình huống để đưa tổ chức đến một thành công đã đặt ra như kế hoạch..

Là nhà quản trị hoạt động ở bậc cao nhất trong tổ chức, là người chịu trách nhiệm về những thành quả cuối cùng của tổ chức.

  • Nhiệm vụ: đưa ra các quyết định chiến lược, tổ chức thực hiện chiến lược để duy trì và phát triển tổ chức.
  • Chức danh: chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch hội đồng quản trị, ủy viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc...

Quản trị viên cấp trung gian

Là nhà quản trị hoạt động ở dưới các quản trị viên lãnh đạo [quản trị viên cao cấp] nhưng ở trên các quản trị viên cấp cơ sở.

  • Nhiệm vụ: đưa ra các quyết định chiến thuật, thực hiện các kế hoạch và chính sách của doanh nghiệp, phối hợp các hoạt động, các công việc để hoàn thành mục tiêu chung. Rà soát, kiểm tra tiến độ thực hiện công việc của nhân viên cấp dưới.
  • Chức danh: trưởng phòng, phó phòng, chánh quản đốc, phó quản đốc...

Quản trị viên cấp cơ sở

Là nhà quản trị hoạt động ở cấp bậc cuối cùng trong hệ thống cấp bậc của các nhà quản trị trong cùng một tổ chức.

  • Nhiệm vụ: Đưa ra các quyết định tác nghiệp nhằm đốc thúc, hướng dẫn, đièu khiển các công nhân viên trong các công việc sản xuất kinh doanh cụ thể hàng ngày, nhằm thực hiện mục tiêu chung.
  • Chức danh: tổ trưởng sản xuất, tổ trưởng các tổ bán hàng, đốc công, trưởng ca...

Theo kết quả nghiên cứu của Henry Mintzberg vào những năm 1960, nhà quản trị phải đảm đương 10 vai trò khác nhau. Các vai trò này được chia thành ba nhóm:

  1. Vai trò quan hệ với con người: Tổ chức mạnh khi nhiều người trong tổ chức đó đều hoạt động hướng đến mục tiêu của tổ chức. Để đạt được điều đó, nhà quản trị có vai trò hướng các thành viên của tổ chức đến mục tiêu chung vì lợi ích của doanh nghiệp.
    1. Vai trò đại diện: Đại diện cho công ty và những người dưới quyền trong tổ chức.
    2. Vai trò lãnh đạo: Phối hợp và kiểm tra công việc của nhân viên cấp dưới; Tuyển dụng, đào tạo, hướng dẫn, khích lệ nhân viên.
    3. Vai trò liên kết: Quan hệ với người khác để hoàn thành công việc được giao cho đơn vị của họ. NQT luôn là 1 người trọng tài, có trách nhiệm hòa giải, đoàn kết tất cả các thành viên thành một khối thống nhất để phát huy sức mạnh tập thể.
  2. Vai trò thông tin: Thông tin là tài sản của doanh nghiệp, do vậy quản lý thông tin cũng là một vai trò quan trọng của nhà quản trị.
    1. Vai trò thu thập và tiếp nhận các thông tin: Nhà quản trị có nhiệm vụ thường xuyên xem xét, phân tích bối cảnh xung quanh tổ chức để thu thập những tin tức, sự kiện có ảnh hướng tới hoạt động của tổ chức.
    2. Vai trò phổ biến thông tin: Phổ biến cho mọi người có liên quan tiếp xúc các thông tin cần thiết đối với công việc của họ.
    3. Vai trò cung cấp thông tin: Thay mặt tổ chức để đưa tin tức ra bên ngoài với mục đích cụ thể có lợi cho doanh nghiệp.
  3. Vai trò quyết định:
    1. Vai trò doanh nhân: Vai trò này được thể hiện khi nhà quản trị tìm cách cải tiến hoạt động của tổ chức như việc áp dụng công nghệ mới hay điều chỉnh một kỹ thuật đang áp dụng.
    2. Vai trò giải quyết xáo trộn: Ứng phó với những bất ngờ làm xáo trộn hoạt động bình thường của tổ chức nhằm đưa tổ chức sớm trở lại ổn định.
    3. Vai trò người phân phối tài nguyên: Phân phối tài nguyên hợp lý giúp đạt hiệu quả cao. Các tài nguyên bao gồm con người, tiền bạc, thời gian, quyền hạn, trang bị hay vật liệu.
    4. Vai trò đàm phán: Thay mặt tổ chức để thương thuyết với những đơn vị khác cũng như không thể nào

Theo Robert L. Katz, nhà quản trị cần có 3 kỹ năng:

  1. Kỹ năng kỹ thuật [kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ]: là năng lực áp dụng các phương pháp, quy trình và kỹ thuật cụ thể trong 1 lĩnh vực, chuyên môn nào đó; là khả năng thực hiện 1 công việc nhất định thể hiện trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhà quản trị.
  2. Kỹ năng nhân sự: liên quan đến khả năng tổ chức, động viên và điều khiển nhân sự; là năng lực đặc biệt của nhà quản trị trong mối quan hệ với những người ở bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, nhằm tạo thuận lợi và thúc đẩy sự hoàn thành công việc chung.
  3. Kỹ năng nhận thức hay tư duy: nhà quản trị cần xây dựng phương pháp tư duy chiến lược để đề ra đường lối, chính sách đúng đắn với những bất trắc, de dọa từ môi trường kinh doanh.

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nhà_quản_trị&oldid=67104258”

Trong mỗi doanh nghiệp, muốn hoạt động hiệu quả và đạt kết quả tốt trong kinh doanh thì việc phân cấp nhân viên cho từng công việc là điều cần thiết. Cho nên doanh nghiệp nào cũng đều có quản lý cấp trung. Vậy quản lý cấp trung là gì và vai trò của họ trong tổ chức doanh nghiệp.

Quản lý cấp trung là gì?

Quản lý cấp trung là bộ phận mà doanh nghiệp nào cũng có. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ quản lý cấp trung là gì? Theo đó, quản lý cấp trung chính là người trung gian giúp liên kết giữa các nhà quản lý cấp cao với nhân viên cấp dưới. Như vậy, nhà quản lý cấp trung có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nắm bắt thông tin và triển khai các chiến lược của doanh nghiệp.

Thông thường, trong các doanh nghiệp, nhà quản lý cấp trung thường là những người nắm giữ chức vụ như trưởng phòng, phó phòng, giám đốc phân xưởng hay tổ trưởng…

Vai trò của các nhà quản lý cấp trung là gì?

Ngoài việc tìm hiểu quản lý cấp trung là gì thì vai trò của các nhà quản lý cấp trung cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm.Đầu tiên, các nhà quản lý cấp trung sẽ là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tổ chức, triển khai và thực hiện hóa các thông tin, chính sách của các cán bộ cấp cao đối với nhân viên cấp dưới.Ngoài ra, các nhà quản lý cấp trung được coi là cầu nối liên lạc giúp truyền đạt thông tin về các mục tiêu, chiến lược, chính sách…của cấp trên cho các cấp dưới. Đồng thời họ cũng là người nắm giữ vai trò ra quyết định đối với các vấn đề nằm trong phạm vi thẩm quyền của họ.

Bên cạnh đó, đội ngũ quản lý cấp trung còn có vai trò trong việc quản lý nhân sự, quản lý công việc trong bộ phận. Theo đó họ phải là người nắm rõ nhất mục tiêu, tiến độ và cách thức triển khai công việc có hiệu quả nhất. Đồng thời chịu trách nhiệm tất cả về mảng công việc mà họ đảm nhiệm trong tổ chức. Hơn nữa, họ sẽ là người quản lý và phân công từng nhiệm vụ công việc cho các nhân viên trong bộ phận quản lý. Điều này phải đảm bảo năng suất lao động, hiệu quả công việc là tốt nhất.Ngoài những vai trò trên, các nhà quản lý cấp trung còn có vai trò lãnh đạo, hay vai trò như một khách hàng, một nhà cung cấp thông tin hoặc là người đồng hành, tư vấn, tham mưu…Trên đây là những thông tin giải đáp về vấn đề quản lý cấp trung là gì đồng thời chia sẻ thêm về vai trò quan trọng của họ trong tổ chức doanh nghiệp. Từ đó có thể thấy được, vai trò của đội ngũ quản lý cấp trung là vô cùng to lớn.Bạn muốn tìm hiểu thêm về những kiến thức cho việc tổ chức khóa học tại doanh nghiệp thì bạn hãy liên hệ ngay với VMP Training có tổ chức các Khóa học dành cho doanh nghiệp [In-house] và Cá nhân [Public] thông qua Hotline: 1800 6981.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề