Nhà văn chân chính là gì xứ sở cái đẹp năm 2024

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Điện thoại: 1900636019 Email: [email protected]

Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

1. Mở bài : dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận , có thể trích dẫn câu nói của Macxim Gorki < tên phía trên bạn vt bị sai nha =)) >

2. Thân bài

a, Nêu được vai trò của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn học ( cụ thể ở đây là chi tiết "cái bóng " trong tác phẩm " chuyện người con gái Nam Xương " - Nguyễn Dữ )

- Chi tiết là 1 trong những yếu tố nhỏ nhất tạo nên tác phẩm ( chuyện người con gái Nam Xương ) , để làm nên một chi tiết nhỏ đòi hỏi nhà văn phải có sự thăng hoa cả về cảm hứng và tài năng nghệ thuật .

- Nghệ thuật là một lĩnh vực đặc thù : tầm vóc của người nghệ sĩ có thể được làm nên từ những yếu tố nhỏ nhất . Một nhà văn lớn có khả năng sáng tạo ra những chi tiết nhỏ nhưng giàu giá trị biểu đạt , góp phần đắc lực trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm . Chi tiết nghệ thuật không chỉ là yếu tố cấu thành tác phẩm mà còn là nơi gửi gắm những quan niện về con người , cuộc đời ,cuộc sông ... của tác giả , của nhà văn ; nơi kí thác niềm ưu tư , trăn trỏ của nhà văn trước những cuộc đời . Thực sự mà nói , nhà văn chỉ là " người thư kí trung thành của thời đại " như lời của H.Balzac khi anh ta làm sống dậy cuộc đời trên trang sách bắt đầu từ những chi tiết nhỏ .

- Lựa chọn chi tiết để xây dựng nên tác phẩm nghệ thuật không chỉ thể hiện bản chất sáng tạo của người nghệ sĩ mà còn bộc lộ tài năng , tầm vóc tư tưởng của người cầm bút .

b, Đánh giá giá trị của chi tiết " chiếc bóng " trong tác phẩm " chuyện người con gái Nam Xương " .

- Giá trị nội dung

+"chiếc bóng " tô đậm thêm nét đẹp phẩm chất của Vũ Nương trong vai trò của một người vợ , người mẹ . Đó là nỗi nhớ thương , sự thuỷ chung , ước muốn đồng nhất " xa mặt nhưng không cách lòng " của người vợ đối với người chồng nơi chiến trận ; đó là tấm lòng một người mẹ muốn khoả lấp sự trống vắng , thiếu hụt tình cảm của người cha phải xa nhà đi chinh chiến trong lòng đứa con thơ . < nêu dẫn chứng phân tích >

+" chiếc bóng " là một ẩn dụ cho số phận mỏng manh của người phụ nữ trong chế độ phong kiếncoi trọng nam quyền . Họ luôn có thể gặp bất hạnh dù nguyên nhân gây ra là vô lí . Với chi tiết này , nhà văn đã tạo nên hình tượng người phụ nữ hiện lên là nạn nhân của bi kịch xã hội . < nêu dẫn chứng phân tích >

+ " chiếc bóng "còn xuất hiện ở cuối tác phẩm : " rồi trong chốc lát ... " bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần rồi biến mất hẳn đi khắc hoạ sâu thêm giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm

+ Ngoài ra , chi tiết này còn là bài học về hạnh phúc muôn đời của nhân dân ta : một khi đánh mất niềm tin , hạnh phúc chỉ còn là chiếc bóng hư ảo . < có thể nêu và phân tích dẫn chứng >

- Giá trị nghệ thuật

+ tạo kịch tính , tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm : chi tiết " chiếc bóng" tạo nên nghệ thật thắt nút , mở nút cho câu chuyện ; tạo nên mâu thuẫn bất ngờ mà hợp lý :

* bất ngờ : Một lời nói , hành động của tình mẫu tử lại bị chính đứa con ngây thơ đẩy vào vòng oan ngiệt ; chiếc bóng của tình chồng nghĩ vợ , thể hiện nỗi khát khao mong nhớ đoàn tụ , sự thuỷ chung , son sắt lại bị chính người chồng nghi ngờ rằng "thất tiết " ... < có thể nêu dẫn chứng phân tích >

*hợp lý : chế độ nam quyền cùng cảnh ngộ chiến tranh là nguyên nhân sâu xa dẫn đến bất hạnh của Vũ Nương . < có thể nêu dẫn chứng >

+ Tạo sự hoàn chỉnh , chặt chẽ cho cốt truyện . Chi tiết nàu còn là sáng tạo của Nguyễn Dữ so với chuyện cổ tích " miếu vợ chàng Trương " ) tạo nên vẻ đẹp lung linh cho tác phẩm và kết thúc tưởng như có hậu song lại nhấn mạnh hơn bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ .

<***> ngoài ra có thể mở rộng liên hệ cho bài viết .

3. Kết bài : Khái quát giá trị và vai trò của chi tiết " chiếc bóng " đối với tác phẩm và tác giả - nhà văn .

Giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học đem lại cho người đọc: cái đẹp của văn học và cái đẹp của cuộc sống.

2. Thân bài

- Nhà văn chân chính: nhà văn luôn đặt mục đích sáng tác vào con người, đem ngòi bút của mình khám phá, phát hiện, ngợi ca cuộc sống . Đem tài năng của mình để phục vụ đời sống và lợi ích của ccon người.

- Người dẫn đường: dẫn dắt , mở ra tầm nhìn giúp cho người đi đúng hướng, có thể khám phá phát hiện cuộc sống. Xứ sở cái đẹp : nơi chứa đựng những thứ tốt đẹp, đẹp đẽ, cao cả, nhân văn. Sứ xở cái đẹp trong tác phẩm văn học được thể hiện ở nội dung, hình thức nghệ thuật.

- Khẳng định vai trò thiên chức của nhà văn, là phải viết về cái đẹp, ngợi ca cái đẹp, giúp người đọc khám phá cái đẹp được nhà văn gửi gắmtrong tác phẩm .

- Cái đẹp đó còn là cái đẹp của nghệ thuật của tác phẩm: về ngôn từ, về hình tượng, về kết cấu, các hình thức nghệ thuật sinh động. Cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm không chỉ đem lại cho con người khả năng rung động thẩm mĩ mà còn hướng con người tới những gì tốt đẹp nhất của cuộc đời, làm con người yêu mến cuộc sống hơn. Cho nên niềm vui của nhà văn chân chính là người dẫn đường cho bạn đọc đến với xứ sở của cái đẹp.

- Vẻ đẹp của những con người trong Những ngôi sao xa xôi : là vẻ đẹp của ba cô thanh niên xung phong, là vẻ đẹp về cả tinh thần tránh nhiệm - của người chiến sĩ.

+ Vẻ đẹp chung của ba cô gái:

Họ có lòng yêu nước sâu sắc, sống có lí tưởng cao đẹp.

Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, lòng dũng cảm, gan dạ không sợ gian khổ hy sinh.

Họ có tâm hồn trong sáng, lạc quan, yêu đời.

Họ là những nữ thanh niên xung phong có tình đồng đội gắn bó, thân thiết.

+ Vẻ đẹp riêng của ba cô thanh niên xung phong:

Nho là một cô gái trẻ, xinh xắn nhưng trong chiến đấu thì rất dũng cảm, hành động thật nhanh gọn.

Nhân vật Phương Định là đại diện các cô gái trẻ Hà Nội vào chiến trường tham gia đánh giặc, tuy gian khổ nhưng vẫn giữ được cái phong cách riêng của người Hà Nội, rất trữ tình và đáng yêu. Là một cô học sinh thành phố, nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng và hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư về gia đình và về thành phố của mình.

Nhân vật chị Thao lớn tuổi hơn nên những ước mơ và dự định về tương lai cũng thiết thực hơn. Một người chị nông thôn, đầy tinh thần trách nhiệm, dám quyết đoán, biết hi sinh và nhường nhịn.

* Cái đẹp về nghệ thuật của truyện:

- Đẹp, hấp dẫn ngay từ nhan đề.

- Cốt truyện : đơn giản, chân thật

- Nhân vật xuất hiện sau từ nhiều góc độ, nhiều điểm nhìn khiến nhân vật hiện lên đậm nét. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, giàu chất tạo hình, thấm đẫm chất thơ

3. Kết Bài

Tóm lại, xứ sở cái đẹp mà truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" đem đến đó chính là vẻ đẹp của những con người trẻ, sẵn sàng hy sinh, chiến đấu và cống hiến cho đời. Truyện ngắn ra đời đã lâu nhưng sức sống của nó để lại trong lòng bạn đọc vẫn vô cùng ấn tượng và bền lâu.