Nhân xét nào sau đây không đúng về sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất

Câu 16: Nhiệt độ trung bình năm trên Trái Đất có xu hướng giảm dần từ vùng vĩ thấp về các vĩ độ cao chủ yếu do

A. Càng về vùng vĩ độ cao thời gian được Mặt Trời chiếu sáng trong năm càng ít.

B. Càng về vùng vĩ độ cao thì góc nhập xạ trong năm càng nhỏ.

C. Tầng đối lưu ở vùng vĩ độ cao mỏng hơn ở vùng vĩ độ thấp.

D. Càng lên vĩ độ cao lượng nước trên mặt đất càng nhiều.

Hiển thị đáp án

Đáp án B.

Giải thích: Nhiệt độ trung bình năm trên Trái Đất có xu hướng giảm dần từ vùng vĩ thấp về các vĩ độ cao chủ yếu do càng về vùng vĩ độ cao thì góc nhập xạ trong năm càng nhỏ.

Câu 17: Bề mặt tiếp xúc của 2 khối khí nào sau đây gây mưa cho nhiều vùng ở nước ta vào mùa hạ?

A. Ôn đới hải dương và chí tuyến hải dương.

B. Chí tuyến hải dương và chí tuyến lục địa.

C. Chí tuyến hải dương và xích đạo hải dương.

D. Xích đạo hải dương bán cầu Bắc và xích đạo hải dương bán cầu Nam.

Hiển thị đáp án

Đáp án D.

Giải thích: Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu nên vào mùa hạ dải hội tụ nhiệt đới di chuyển lên phía Bắc và quét qua lãnh thổ nước ta, gây mưa cho cả nước. Dải hội tụ nhiệt đới hình thành do sự tiếp xúc của khối khí xích đạo ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam (cùng tính chất nóng ẩm và có hướng gió khác nhau).

Câu 18: Khối khí ôn đới lục địa thổi vào nước ta vào thời gian nào?

A. Đầu mùa xuân.

B. Đầu mùa hạ.

C. Đầu mùa thu.

D. Đầu mùa đông.

Hiển thị đáp án

Đáp án D.

Giải thích: Đầu mùa đông, khối khí phương Bắc xuất phát từ áp cao Xibia (lạnh giá) ở vùng lãnh thổ phía bắc Trung Quốc di chuyển vào nước ta với tính chất lạnh khô-> gọi là gió mùa đông bắc. Đây là đặc điểm của khối khí ôn đới lục địa.

Câu 19: Các phần tử vật chất rắn trong tầng đối lưu có tác dụng:

A. Hấp thụ phần lớn tia từ ngoại từ Mặt Trời.

B. Hấp thụ một phần bức xạ Mặt Trời.

C. Là hạt nhân ngưng tụ để hơi nước đọng lại xung quanh.

D. Là tác nhân quan trọng làm cho nhiệt độ tầng đối lưu giảm theo độ cao.

Hiển thị đáp án

Đáp án C.

Giải thích: Các phần tử vật chất rắn trong tầng đối lưu có tác dụng là hạt nhân ngưng tụ để hơi nước đọng lại xung quanh.

Câu 20: Vào thời gian đầu mùa đông nước ta chịu ảnh hưởng của khối khí:

A. Địa cực lục địa.

B. Ôn đới lục địa.

C. Ôn đới hải dương.

D. Chí tuyến lục địa.

Hiển thị đáp án

Đáp án B.

Giải thích: Đầu mùa đông, khối khí phương Bắc xuất phát từ áp cao Xibia (lạnh giá) ở vùng lãnh thổ phía bắc Trung Quốc di chuyển vào nước ta với tính chất lạnh khô -> gọi là gió mùa đông bắc. Đây là đặc điểm của khối khí ôn đới lục địa.

Câu 21: Biên độ nhiệt độ năm ở các vĩ độ trên bề mặt Trái Đất biến thiên theo chiều hướng

A. tăng dần từ xích đạo đến chí tuyến, sau đó giảm dần từ chí tuyến lên cực.

B. tăng dần từ xích đạo lên cực.

C. giảm dần từ xích đạo đến chí tuyến sau đó tăng dần từ chí tuyến lên cực.

D. giảm dần từ xích đạo lên cực.

Hiển thị đáp án

Đáp án B.

Giải thích: Biên độ nhiệt độ năm ở các vĩ độ trên bề mặt Trái Đất biến thiên theo chiều hướng tăng dần từ xích đạo lên cực.

Câu 22: Cho bảng số liệu:

VĨ ĐỘ ĐỊA LÝ VÀ NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Ở NƯỚC TA

Nhận xét nào dưới đây đúng nhất về bảng số liệu trên?

A. Nhiệt độ trung bình năm nước ta giảm dần từ Bắc vào Nam.

B. Bảng số liệu thể hiện sự thay đổi nhiệt độ theo kinh độ.

C. Nhiệt độ trung năm của Hà Nội thấp hơn TP. Hồ Chí Minh.

D. Nhiệt độ trung bình năm nước ta tăng dần từ Nam ra Bắc.

Hiển thị đáp án

Đáp án C.

Giải thích: Bảng số liệu thể hiện nhiệt độ trung bình năm của các địa điểm nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam (từ vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp)

- Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (Lạng Sơn: 21,20C; TP.Hồ Chí Minh: 27,10C) => Các nhận xét A, B và D đều sai.

- Sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ: nhiệt độ tăng dần từ vĩ độ cao đến vĩ độ thấp. Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội thấp hơn TP. Hồ Chí Minh (Hà Nội: 23,50C; TP.Hồ Chí Minh: 27,10C). Như vậy, ý C đúng.

Câu 23: Tầng nhiệt có tác dụng phản hồi sóng vô tuyến từ mặt đất truyền lên do:

A. Không khí ở tầng nay rất loãng.

B. Nhiệt độ ở tầng nay rất thấp.

C. Trong tầng có chứa nhiều ion.

D. Nhiệt độ ở tầng nay rất cao.

Hiển thị đáp án

Đáp án C.

Giải thích: Tầng nhiệt có tác dụng phản hồi sóng vô tuyến từ mặt đất truyền lên do trong tầng có chứa nhiều ion.

Câu 24: Cho bảng số liệu:

VĨ ĐỘ ĐỊA LÝ VÀ NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Ở NƯỚC TA

Nhận xét nào dưới đây không đúng về bảng số liệu trên?

A. Nhiệt độ trung bình năm nước ta tăng dần từ Bắc vào Nam.

B. Bảng số liệu thể hiện sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ.

C. Nhiệt độ trung năm của Hà Nội thấp hơn TP. Hồ Chí Minh.

D. Nhiệt độ trung bình năm nước ta tăng dần từ Nam ra Bắc.

Hiển thị đáp án

Đáp án D.

Giải thích: Bảng số liệu thể hiện nhiệt độ trung bình năm của các địa điểm nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam (từ vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp)

- Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (Lạng Sơn: 21,20C; TP. Hồ Chí Minh: 27,10C) => Nhận xét A, B đúng và nhận xét D không đúng.

- Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội thấp hơn TP. Hồ Chí Minh (Hà Nội: 23,50C; TP.Hồ Chí Minh: 27,10C) => Nhận xét C đúng.

Câu 25: Nguyên nhân chủ yếu khiến độ dày của tầng đối lưu lớn nhất ở xích đạo là do:

A. Xích đạo là khu vực có vận tốc tự quay quanh trục lớn nhất nên sinh ra lực li tâm lớn.

B. Xích đạo là khu vực có nhiệt độ cao quanh năm nên không khí giãn nở mạnh tạo điều kiện cho các chuyển động đứu lưu phát triển lên cao.

C. Xích đạo là nơi tập trung nhiều không khí trên Trái Đất.

D. Ở vùng xích đạo có tỉ lệ diện tích dại dương lớn.

Hiển thị đáp án

Đáp án B.

Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu khiến độ dày của tầng đối lưu lớn nhất ở xích đạo vì xích đạo là khu vực có nhiệt độ cao quanh năm nên không khí giãn nở mạnh tạo điều kiện cho các chuyển động đứu lưu phát triển lên cao.

Câu 26: Nếu ở chân núi Phan-xi-pang (3143m), người ta đo được nhiệt độ là 22,90C. Vậy, ở đỉnh núi và chân núi phía bên kia của Phan-xi-pang sẽ có nhiệt độ lần lượt là

A. 2,10C và 34,50C.

B. 3,40C và 33,50C.

C. 40C và 35,50C.

D. 5,20C và 36,50C.

Hiển thị đáp án

Đáp án C.

Giải thích:

- Ta biết, ở sườn đón gió không khí ẩm, cứ lên cao 100m nhiệt độ không khí giảm 0,60C.

+ Số độ giảm đi khi đi từ chân núi lên đỉnh núi sẽ là: (3143 x 0,6) / 100 = 18,860C.

+ Nhiệt độ tại đỉnh núi phan-xi-pang là: 22,9 – 18,86 = 4,04 (làm tròn thành 40C).

- Ở sườn khuất gió không khí khô, cứ xuống 100m, nhiệt độ không khí tăng 10C.

+ Số độ tăng lên khi đi từ đỉnh núi xuống chân núi sẽ là: (3143 x 1) / 100 = 31,430C.

+ Nhiệt độ tại chân núi phan-xi-pang phía bên kia là: 31,43 + 4,04 = 35,47 (làm tròn thành 35,50C).

Câu 27: Cho hình vẽ sau:

Nhân xét nào sau đây không đúng về sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất

Căn cứ vào hình vẽ, xác định được độ cao (h) của đỉnh núi là

A. 4000m.

B. 4100m.

C. 5000m.

D. 4200m.

Hiển thị đáp án

Đáp án A.

Giải thích:

- Ta biết, ở sườn đón gió (AB), không khí ẩm, cứ lên cao 100m nhiệt độ không khí giảm 0,60C. Ở sườn khuất gió (BC) không khí khô, cứ xuống 100m, nhiệt độ không khí tăng 10C. Như vậy, cứ lên cao 100m, chênh lệch nhiệt độ giữa sườn A và sườn B sẽ là: 10C – 0,60C = 0,40C

- Qua hình vẽ ta thấy chênh lệch nhiệt độ giữa A và C là: 410C - 250C = 160C

=> Độ cao đỉnh núi là: 160C x 100m/ 0,40C = 4000m.

Câu 28: Tại sao nhiệt độ không khí thay đổi theo bờ đông và bờ Tây các lục địa?

A. hai bờ Đông và Tây của các lục địa có độ cao khác nhau.

B. chế độ gió thổi ở hai bờ Đông và Tây các lục địa khác nhau.

C. hai bờ Đông và Tây của lục địa có góc chiếu của Tia bức xạ mặt trời khác nhau.

D. ảnh hưởng của các dòng biển nóng và lạnh ở hai bờ Đông và Tây khác nhau.

Hiển thị đáp án

Đáp án D.

Giải thích: Nhiệt độ không khí thay đổi theo bờ đông và bờ Tây các lục địa do ảnh hưởng của các dòng biển nóng và lạnh ở hai bờ Đông và Tây khác nhau.

Câu 29: Vì sao ở đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ hơn lục địa?

A. đại dương là nơi chứa nước nên mát mẻ hơn lục địa.

B. bề mặt các lục địa ngồi lên nhận được nhiều nhiệt hơn đại dương.

C. đất hấp thụ nhiệt nhanh hơn nhưng tỏa nhiệt cũng nhanh hơn nước.

D. độ cao trung bình của các lục địa lớn hơn độ cao trung bình của các đại dương.

Hiển thị đáp án

Đáp án C.

Giải thích: Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ hơn lục địa vì đất hấp thụ nhiệt nhanh hơn nhưng tỏa nhiệt cũng nhanh hơn nước.

Câu 30: Tại sao nhiệt độ trung bình năm ở vĩ độ 200 lớn hơn ở xích đạo?

A. Góc chiếu của tia bức xạ mặt trời ở vĩ độ 200 lớn hơn ở xích đạo.

B. Không khí ở vĩ độ 200 trong hơn không khí ở xích đạo.

C. Bề mặt Trái Đất ở vĩ độ 200 trơ trụi và ít đại dương hơn bề mặt Trái Đất ở xích đạo.

D. Tầng khí quyển ở vĩ độ 200 mỏng hơn tầng khí quyển ở xích đạo.

Hiển thị đáp án

Đáp án C.

Giải thích: Nhiệt độ trung bình năm ở vĩ độ 200 lớn hơn ở xích đạo là do bề mặt Trái Đất ở vĩ độ 200 trơ trụi và ít đại dương hơn bề mặt Trái Đất ở xích đạo.